Đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần biết về chứng đi tiểu nhiều khi mang thai.

Nguyên nhân đi tiểu nhiều ở mẹ bầu

Áp lực từ tử cung

Tử cung phát triển ngày càng lớn dần và gây áp lực lên bàng quang chính là nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên buồn tiểu. Việc này đã thể hiện ngay từ khi mẹ cấn thai, càng về cuối thai kỳ việc chèn ép càng nặng nề hơn và khiến mẹ càng muốn đi tiểu nhiều hơn.

Buồn tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu mẹ mang thai.

Tăng tĩnh mạch

Tăng tĩnh mạch trong thai kỳ khiến bà bầu bị phù thũng, nhất là trong ba tháng cuối. Điều này khiến tuần hoàn máu tăng và làm cho lượng nước tiểu được bài tiết qua thận nhiều hơn, khiến mẹ cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

Sự thay đổi hormone

Hormone hCG cũng là một nguyên nhân đáng kể gây hiện tượng buồn tiểu trong suốt thai kỳ. Hormone này làm tăng lưu lượng máu ở vùng xương chậu và thận, khiến bàng quang đầy nhanh hơn. Chính vì vậy khiến mẹ nhanh chóng bị buồn tiểu.

Mối nguy từ việc nhịn tiểu

Khi buồn tiểu bà bầu không nên nhịn tiểu vì cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ, nhất là khi đang ở nơi làm việc.

Việc nhịn tiểu có thể gây tâm lý căng thẳng, khó chịu và ức chế, ngoài ra, nhịn tiểu còn làm suy giảm chức năng của bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu… nguy hại cho mẹ bầu.

Đối phó với tâm lý bối rối khi đi tiểu nhiều

Để không bị bối rối vì chứng buồn tiểu thường xuyên trong thai kỳ mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau đây.

Chuẩn bị trước

Nếu tham gia sự kiện mẹ có thể đi tiểu trước khi tham gia các sự kiện quan trọng. Việc này sẽ hạn chế bớt số lần mẹ bầu phải vào nhà vệ sinh giữa sự kiện đấy.

Đi tiểu nhiều trong thai kỳ là một hiện tượng bình thường mẹ đừng lấy làm lo lắng hay xấu hổ.

Nhờ giúp đỡ

Nếu mẹ phải đứng chờ nhà vệ sinh ở nơi công cộng thì hãy đề nghị được nhường chỗ nếu phải xếp hàng quá dài. Đừng ngại vì bà bầu sẽ được thông cảm và hỗ trợ ngay thôi.

Lót quần

Sử dụng một miếng băng lót hàng ngày là cách giúp mẹ bầu chống lại được các cơn són tiểu do hắt hơi hay vận động mà không kiểm soát được.

Biện pháp khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều ở bà bầu

Phòng chống phù nề

Mẹ nên đứng lên và đi lại nhiều, tránh ngồi lâu một chỗ để hạn chế tình trạng phù nề.

Nằm nghỉ ngơi và gác chân lên cao một chút cũng là cách để giảm tăng tĩnh mạch và chống phù nề. Mẹ cũng nên ăn nhạt để chống phù nề nhé.

Cố gắng đi tiểu hết

Khi đi tiểu mẹ nên nghiêng người về phía trước để ép hết nước trong bàng quang ra ngoài. Cách này sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn.

Uống ít nước trước giờ ngủ

Mẹ nên uống nước nhiều trong ngày, nhưng trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ thì không nên uống nước để tránh bàng quang tích nước khiến mẹ phải thức dậy giữa đêm đi tiểu.

Hạn chế đồ uống lợi tiểu

Một số đồ uống và thức ăn lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… mẹ bầu nên hạn chế trong thai kỳ và đừng nên dùng trước giờ đi ngủ để tránh bị chứng buồn tiểu quấy nhé.

Thư giãn

Một số các theo dõi cho thấy tâm lý căng thẳng khiến cơ thể muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy các mẹ nên giữ cho mình thật thoải mái và cũng đừng quá lo lắng về vấn đề muốn đi tiểu thường xuyên của mình.

Tập kegel là một cách để mẹ bầu kiểm soát được việc đi tiểu.

Tập Kegel

Bài tập Kegel là bài tập nhằm gia tăng sức của các cơ bắp quanh niệu đạo. Như vậy khi tiến hành bài tâp này mẹ bầu cũng kiểm soát bàng quang tốt hơn.

Những trường hợp không bình thường, mẹ bầu nên chú ý

Tuy đi tiểu thường xuyên trong thai kỳ là bình thường nhưng nếu mẹ đi tiểu kèm thêm các cảm giác như nóng rát, đau buốt thì mẹ nên đi khám. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị viêm nhiễm đường tiểu.

Ngoài ra nếu mẹ cảm thấy một số các triệu chứng bất thường khác khi đi tiểu như: đau bụng, đau lưng, nước tiểu đục hay có màu đỏ, cảm giác buồn tiểu gấp, đi tiểu liên tục nhưng nước tiểu rất ít hoặc không tiểu được… thì cũng nên đi khám bác sĩ để tìm ra bệnh lý.

Khi nào tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khá hơn?

Thường ngay sau khi sinh em bé thì tình trạng đi tiểu nhiều ở mẹ bầu sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sau vài ngày sinh đầu tiên mẹ có thể đi tiểu còn nhiều hơn trước đó. Nhưng sau khoảng 5 ngày thì việc đi tiểu sẽ trở lại bình thường như trước khi có thai.

Yeutre.vn [Tổng hợp]

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ đặc biệt là ở 3 tháng cuối. Bệnh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí là thai nhi. Vậy nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối là gì?

1. Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối

1.1 Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối là gì?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng mà vi khuẩn, thường là E.Coli xâm nhập và tấn công và bàng quang, thận với mục đích gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cơ quan tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng và chủ yếu gặp ở nữ giới, nhất là trong thời kỳ mang thai.

1.2 Tại sao phụ nữ khi mang thai 3 tháng cuối lại dễ bị viêm đường tiết niệu?

– Nguyên nhân được cho là do phụ nữ có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn, do đó các bệnh viêm nhiễm thường dễ lây lan đến các vùng lân cận, đây chính là lý do mà phụ nữ thường dễ bị viêm nhiễm hơn là nam giới.

– Trong thai kỳ, sức đề kháng của phụ nữ thường suy yếu, do đó, bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu của mẹ bầu đều có thể bị nhiễm khuẩn. Phụ nữ có thai khi bị viêm đường tiết niệu sẽ gây nguy cơ: đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

– Ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tử cung của người mẹ thường sẽ có xu hướng nghiêng về phía bên phải, đè vào niệu quản và thận nên dễ gây ứ nước thận, viêm thận khiến cho việc đi tiểu tiện gặp khó khăn, khó kiểm soát, ứ đọng nước tiểu, vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong đường tiết niệu, gây viêm đường tiết niệu.

– Thân nhiệt của phụ nữ khi mang thai cũng thường cao hơn so với bình thường, nóng rát trong người cũng gây nóng rát, tiểu buốt, dễ viêm đường tiết niệu hơn.

1.3 Phụ nữ khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như thế nào?

– Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở 3 tháng cuối của thai kỳ đó chính là tiểu khó, tiểu buốt, mỗi lần đi tiểu rất ít, đau rát, bệnh nếu nặng có thể tiểu ra máu. Người bệnh thường đau, căng tức ở bàng quang, khó chịu vùng bụng dưới, mệt mỏi, bứt rứt. Nước tiểu đục, có màu hồng vì lẫn máu.

– Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như: đau lưng, buồn nôn, sốt cao thì có thể lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào thận gây ra viêm thận, suy thận… Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Những biện pháp phòng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối?

– Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu và điều trị bệnh một cách hiệu quả, thai phụ cần phải thường xuyên thăm khám theo định kỳ, kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai.

– Cần bổ sung, tăng cường nhiều lượng nước hơn so với bình thường, sử dụng thêm các loại nước ép trái cây, rau củ có chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu cũng là phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Lượng nước cần thiết cho bà bầu trong quá trình mang thai 3 tháng cuối là 1.5 đến 2 lít nước/ngày.

– Khi có nhu cầu đi tiểu cần phải đi ngay, không được nhịn tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu và làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

– Cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ. Lưu ý cần vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh.

– Nếu bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung thì cần điều trị triệt để tránh lây lan sang đường tiết niệu.

– Nếu bị mắc viêm đường tiết niệu ở dạng nhẹ, bà bầu có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, sau đó đi xét nghiệm lại để theo dõi và có kết quả chính xác.

– Đối với trường hợp bị viêm bể thận, viêm thận, mẹ bầu cần nhập viện ngay để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý cần có sự chăm sóc của bác sĩ có chuyên môn để được kiểm tra tim thai thường xuyên. Nếu mẹ bầu có nguy cơ sảy thai thì cần sử dụng thuốc chống co bóp tử cung theo chỉ định để phòng tránh rủi ro xấu có thể xảy ra với thai nhi.

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu ở mỗi lần khám thai để phát hiện sớm nhất các bất thường

Viêm đường tiết niệu khi mang thai ba tháng cuối có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc có dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế kịp thời để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề