Chụp vòi trứng xong uống thuốc gì

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đình Hùng - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Và Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Thảo Trâm - Bác sĩ Chẩn Đoán Hình Ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Vô sinh không những là căn bệnh phụ khoa của y học mà nó còn là vấn đề lớn mang tính xã hội học. Để kiểm tra vô sinh ở nữ giới bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chụp tử cung vòi trứng, đây là một trong những kỹ thuật có giá trị cao trong chẩn đoán vô sinh hiện nay. Vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm là sau khi chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt hay không?

Chụp tử cung vòi trứng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh để quan sát bên trong tử cung, vòi trứng và các cấu trúc xung quanh các bộ phận này. Kỹ thuật y tế này thường được tiến hành ở phụ nữ khó mang thai [vô sinh hiếm muộn].

Khi chụp tử cung vòi trứng, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang bằng một ống nhỏ đặt từ âm đạo chạy tới tử cung. Do tử cung và vòi trứng thông nhau nên chất cản quang sẽ chảy vào cả vòi trứng. Tiến hành chụp bằng cách sử dụng chùm bức xạ tia X khi bơm thuốc cản quang đi qua cả tử cung và vòi trứng.

Hình ảnh sau khi chụp có thể cho thấy các vấn đề như chấn thương hay những bất thường trong cấu trúc tử cung, vòi trứng hoặc có chỗ tắc nghẽn sẽ ngăn cản trứng đi qua để tới tử cung. Chỗ tắc nghẽn cũng có thể ngăn tinh trùng vào vòi trứng và thụ tinh với trứng.

Ngoài ra, chụp tử cung vòi trứng còn là phương pháp giúp tìm ra những vấn đề của tử cung gây nên tình trạng cản trở trứng đã thụ tinh bám vào bên trong của thành tử cung.

Chụp tử cung vòi trứng giúp phát hiện những vấn đề về tử cung

Chụp tử cung vòi trứng được chỉ định trong những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Kiểm tra xem ống dẫn trứng của bệnh nhân đang trong tình trạng thông suốt hay bị tắc nghẽn. Xét nghiệm được thực hiện cho các chị em hiếm muộn vô sinh.
  • Tìm kiếm các vấn đề như: tử cung có cấu trúc hay có hình dạng bất thường, polyp, chấn thương, u xơ tử cung hoặc có các vật thể lạ ở trong tử cung. Các vấn đề này thường sẽ dẫn tới các chu kỳ kinh nguyệt đau đớn, khó chịu hay bị sẩy thai lặp đi lặp lại.
  • Đánh giá xem việc phẫu thuật hỗ trợ điều trị để thắt ống dẫn trứng có thành công hay không.

Nếu bạn có những biểu hiện dưới đây thì nên chụp tử cung vòi trứng để kiểm soát tình hình:

  • Bạn gặp khó khăn trong việc có thai hoặc sảy thai nhiều lần thì nên thực hiện chụp tử cung vòi trứng.
  • Chụp tử cung vòi trứng hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh hiệu quả. Nếu trước kia bạn thực hiện phẫu thuật vòi trứng thì chỉ định chụp với mục đích kiểm tra xem ca phẫu thuật có thành công hay không.

Vô sinh hoặc khó có thai nên đi chụp tử cung vòi trứng

  • Nếu bạn đã được làm thủ thuật đóng vòi trứng [hay còn gọi thắt ống dẫn trứng] thì bác sĩ có thể chỉ định chụp để đảm bảo vòi trứng của bạn đã được đóng kín.
  • Trong trường hợp bạn thực hiện thủ thuật “đảo ngược thắt ống dẫn trứng” thì cũng được chỉ định chụp để kiểm tra việc tái mở thông vòi trứng của bạn có thành công trở lại hay không.

Sau khi chụp tử cung vòi trứng, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng kháng sinh theo đơn. Bên cạnh đó không nên quan hệ hai tuần sau khi chụp và tránh thai ở trong tháng chụp để tránh các hiện tượng bị viêm nhiễm và đau bụng vì co thắt tử cung. Và nếu như có thai trong khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Hiện tượng bị ra nhiều huyết trắng có thể là tình trạng bị viêm nhiễm phần phụ vì bạn không kiêng sinh hoạt vợ chồng sau khi chụp.

Và sau khi chụp vòi trứng tử cung bệnh nhân có thể bị rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể nguyên nhân bị chậm kinh cũng có thể là do các tác dụng của thuốc cản quang và tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh bạn sử dụng sau chụp.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau chụp này chỉ diễn ra trong vài ngày của 1 đến 2 chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo và sẽ chấm dứt ngay sau đó nên chị em có thể yên tâm.

Tác dụng phụ của thuốc khi chụp tử cung vòi trứng có thể gây chậm kinh

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng thì có thể bạn đang mắc phải các bệnh phụ khoa chứ không phải do hậu quả của chụp vòi trứng tử cung. Do đó, bạn nên theo dõi những dấu hiệu chậm kinh và chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài khoảng thời gian một tháng thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.

Chụp tử cung vòi trứng là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, có vai trò không nhỏ trong việc tìm ra nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới. Chụp tử cung vòi trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng bình thường do tác dụng phụ của thuốc cản quang và thuốc kháng sinh. Hầu hết hiện tượng này không kéo dài, nhưng nếu có những biểu hiện bất thường bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với phương trâm: Luôn lấy người bệnh là trung tâm, Vinmec cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và chất lượng cao cho khách hàng.

Bệnh viện đa khoa có sử dụng kỹ thuật X-quang kỹ thuật số đi động và cố định thế hệ mới của các hãng thiết bị y khoa hàng đầu thế giới như: GE, Toshiba.... cũng như các kỹ thuật hiện đại khác để chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về phổi.

Với cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn quốc tế, dịch vụ y tế chất lượng, đội ngũ Y, bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị tối ưu cho Quý khách hàng.

Môi trường bệnh viện thân thiện, cơ sở chăm sóc trước trong và sau mổ đạt chuẩn quốc tế sẽ mang đến kết quả chẩn đoán chính xác nhất, điều trị tốt nhất, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.

Video đề xuất:

Các phương pháp điều trị vô sinh: Hi vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Tên kĩ thuật y tế: Chụp tử cung vòi trứng

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tử cung và vòi trứng

TÌm hiểu chung

Chụp tử cung vòi trứng là gì?

Chụp tử cung vòi trứng là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh để quan sát bên trong tử cung, vòi trứng. Kỹ thuật y tế này thường được tiến hành ở phụ nữ khó mang thai [vô sinh].

X-quang tử cung vòi trứng là một kỹ thuật có từ lâu đời và trước đây được sử dụng khá thường xuyên.

Trong thủ thuật chụp này, một chất cản quang được bơm vào thông qua một ống nhỏ đặt từ âm đạo chạy tới tử cung. Bởi vì tử cung và vòi trứng thông thương nhau nên chất cản quang sẽ chảy vào cả vòi trứng. Bác sĩ sẽ chụp hình bằng cách sử dụng chùm tia X khi chất cản quang đi qua cả tử cung và vòi trứng.

Hình chụp có thể cho thấy các vấn đề, chẳng hạn như chấn thương hay có bất thường cấu trúc tử cung, vòi trứng hoặc có chỗ tắc nghẽn ngăn cản trứng đi qua để tới tử cung. Chỗ tắc nghẽn cũng có thể ngăn tinh trùng đi vào vòi trứng và kết hợp [thụ tinh] với trứng. Chụp tử cung vòi trứng còn giúp tìm ra các vấn đề của tử cung gây cản trở trứng đã thụ tinh bám vào [làm tổ] trong thành tử cung.

Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ thường rất hạn chế thực hiện kỹ thuật này bởi đây là một thủ thật có xâm lấn. Mặc dù rất hiếm nhưng kỹ thuật này vẫn có thể gây ra những tác hại không mong muốn cho tử cung và vòi trứng.

Khi nào bạn nên thực hiện?

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc có thai hoặc từng có các vấn đề trong thai kỳ như sảy thai nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định kỹ thuật này. Chụp tử cung vòi trứng có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân vô sinh.

Nếu bạn từng được phẫu thuật vòi trứng, bác sĩ có thể chỉ định chụp tử cung vòi trứng để kiểm tra xem phẫu thuật có thành công hay không. Nếu bạn đã được thắt ống dẫn trứng – một thủ thuật làm đóng vòi trứng lại – bác sĩ có thể chỉ định chụp tử cung vòi trứng để đảm bảo vòi trứng đã được đóng kín. Bạn cũng có thể được đề nghị kiểm tra xem thủ thuật tái mở thông vòi trứng của bạn có thành công hay không.

Kỹ thuật này cũng giúp kiểm tra khi bạn bị sảy thai nhiều lần, để đánh giá những có bất thường tử cung bẩm sinh hoặc mắc phải hay không như: u xơ tử cung, polyp nội mạc, viêm dính buồng tử cung, dị dạng bẩm sinh hoặc u tử cung.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện kỹ thuật này?

Có thể tiến hành nội soi tử cung thay vì chụp tử cung vòi trứng để quan sát bên trong tử cung. Bạn cũng có thể thực hiện một kỹ thuật khác gọi là nội soi ổ bụng để quan sát vòi trứng thay vì chụp tử cung vòi trứng. Tuy nhiên, nội soi ổ bụng không cho thấy vòi trứng còn thông hay đã bít lại.

Một kỹ thuật khác gọi là siêu âm bơm buồng tử cung có thể chính xác hơn chụp tử cung vòi trứng trong việc tìm u xơ hoặc polyp tử cung. Siêu âm bơm buồng tử cung là thủ thuật sử dụng sóng siêu âm để quan sát chuyển động của nước muối bơm vào trong tử cung của bạn. Phương pháp này không sử dụng tia X hay chất cản quang chứa iốt.

Hãy đảm bảo cho bác sĩ biết nếu bạn có dùng metformin [chẳng hạn như Glucophage] để điều trị tiểu đường hoặc bạn có các rối loạn khác, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang, bởi vì nó có khả năng tương tác với chất cản quang được dùng trong xét nghiệm này.

Trước khi tiến hành các kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện chụp tử cung vòi trứng?

Thủ thuật này được thực hiện tốt nhất từ 7-10 ngày sau ngày có kinh nguyệt đầu tiên nhưng trước khi rụng trứng. Đây là những ngày tốt nhất để quan sát rõ và để đảm bảo rằng bạn không mang thai.

Thủ thuật này sẽ không được thực hiện nếu bạn đang bị viêm cấp vùng chậu. Bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng vùng chậu hay bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa điều trị tại thời điểm làm thủ thuật.

Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng hoặc nếu bạn bị dị ứng, đặc biệt là với chất cản quang chứa iốt. Ngoài ra, hãy nói với bác sĩ về tình trạng bệnh lý gần đây.

Tóm lại, bạn sẽ không được chỉ định chụp HSG khi đang có thai, viêm vùng chậu, đang xuất huyết tử cung lượng nhiều và bị dị ứng với thuốc cản quang.

Một số bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh uống cho bạn trước và sau thủ thuật.

Sau thủ thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ở lại khoảng 30 phút để chắc chắn bạn đã ổn định.

Quy trình thực hiện chụp tử cung vòi trứng như thế nào?

Chụp tử cung vòi trứng thường do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh trong phòng chụp X-quang của bệnh viện hay phòng khám thực hiện. Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng có thể giúp bác sĩ làm thủ thuật. Bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ chuyên về điều trị vô sinh cũng có thể hỗ trợ thực hiện thủ thuật.

Trước khi bắt đầu thủ thuật, bạn có thể được cho thuốc an thần hoặc ibuprofen [chẳng hạn như Advil] để giúp bạn thư giãn và giãn cơ tử cung để tránh co thắt trong khi làm xét nghiệm.

Bạn sẽ làm rỗng bàng quang và sau đó nằm ngửa trên bàn khám với hai chân nâng cao, để trên giá đỡ.

Bác sĩ sẽ đưa một cái mỏ vịt mềm, cong vào trong âm đạo. Mỏ vịt sẽ nhẹ nhàng căng thành âm đạo ra, cho phép bác sĩ quan sát được bên trong âm đạo và cổ tử cung của bạn. Cổ tử cung có thể được cố định với kẹp gọi tên là kẹp giữ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ rửa cổ tử cung bằng dung dịch sát khuẩn chuyên biệt và đưa ống cứng [cannula] hoặc ống mềm [catheter] thông qua đó để vào tử cung. Chất cản quang được bơm qua ống này.

Nếu vòi trứng còn thông, chất cản quang sẽ chảy qua đó để vào ổ bụng, nơi nó sẽ được cơ thể hấp thu một cách tự nhiên. Nếu vòi trứng đã bị bít tắc, chất cản quang không thể đi qua được. Hình ảnh X-quang được truyền lên một màn hình ti-vi trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nếu cần quan sát thêm nhiều hình ảnh, bác sĩ có thể nghiêng bàn khám hoặc yêu cầu bạn thay đổi tư thế.

Sau khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ rút cannula hoặc catheter và mỏ vịt ra. Tổng thời gian thực hiện thủ thuật này thường mất khoảng 30 phút.

Trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật, bạn chỉ cảm giác hơi khó chịu và gồng nhẹ khi bác sĩ đặt mỏ vịt và bơm thuốc cản quang vào tử cung, cảm giác này thường không kéo dài. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhẹ bụng dưới sau thủ thuật do phản ứng của phúc mạc ổ bụng với thuốc cản quang. Một số phụ nữ có thể ra máu âm đạo trong vài ngày đầu nhưng rất ít và không nguy hiểm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện chụp tử cung vòi trứng?

Sau khi làm thủ thuật, một phần chất cản quang sẽ chảy ra khỏi âm đạo của bạn. Bạn có thể chảy máu âm đạo trong vòng vài ngày sau đó. Hãy báo bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị:

  • Chảy máu âm đạo nặng [thấm ướt nhiều hơn một băng vệ sinh trong vòng một giờ]
  • Sốt
  • Đau bụng hoặc co thắt dữ dội
  • Chảy máu âm đạo kéo dài hơn 3 đến 4 ngày
  • Nôn ói
  • Ngất xỉu

Các biến chứng rất hiếm khi xảy ra bao gồm: thủng tử cung – vòi trứng, sốc do đau, nhiễm trùng phần phụ. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về vấn đề này trước khi thực hiện thủ thuật.

Phơi nhiễm với tia phòng xạ cũng là điều phụ nữ lo ngại, tuy nhiên với liều phòng xạ rất thấp chỉ 1 rad [10mGy]. Đây là liều chấp nhận được ở phụ nữ tuổi sinh sản. Bạn chỉ cần phải xác định rõ trước khi làm thủ thuật là mình chắc chắn không có thai.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả của chụp tử cung vòi trứng được liệt kê dưới đây:

Kết quả bình thường:

Hình dạng của tử cung và vòi trứng bình thường. Vòi trứng không bị sẹo hay tổn thương. Chất cản quang chảy tự do từ tử cung, qua vòi trứng và đổ vào ổ bụng một cách bình thường.

Không tìm thấy dị vật [chẳng hạn như vòng tránh thai], u hoặc khối tăng sinh trong tử cung.

Kết quả bất thường:

Vòi trứng có thể bị sẹo, dị dạng hoặc tắc nghẽn nên chất cản quang không chảy qua vòi và đổ vào ổ bụng được. Các nguyên nhân có thể gây tắc nghẽn vòi trứng bao gồm bệnh viêm vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung [là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí khác thường ngoài lòng tử cung, chẳng hạn tại eo vòi trứng làm tắc vòi trứng của bạn].

Chất cản quang có thể rò xuyên qua thành tử cung, cho thấy có vết rách hoặc lỗ thủng tử cung.

Tử cung bất thường có phần mô [được gọi là vách] chia đôi tử cung.

Có những khối tăng sinh, chẳng hạn như polyp hay u xơ.

Tuy nhiên, kỹ thuật chẩn đoán này chỉ giúp bác sĩ quan sát được những bất thường trong lòng tử cung và vòi trứng mà không thể khảo sát tổng thể cơ quan sinh sản ở vùng chậu. Để bổ sung thêm hoặc làm rõ thêm, các bác sĩ sẽ đề nghị bạn siêu âm, chụp CT scan, MRI vùng chậu hoặc nội soi ổ bụng chẩn đoán.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề