Đâu không phải là quan niệm cổ hủ, lạc hậu không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình văn hóa

Skip to content

Trang chủ Tin tức Cần hướng tới sự thống nhất trong quan điểm và hành động về việc giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ

Danh mục các tập quán lạc hậu được ban hành kèm theo Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Việt Nam có nhiều tập quán được lưu truyền trong đời sống xã hội, hình thành thói quen lâu đời trong các cộng đồng dân cư. Trong số đó, có nhiều tập quán thể hiện truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc; tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều tập quán lạc hậu cần được xóa bỏ, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận: “Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng”. Theo đó, Nhà nước có chính sách “vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”.

Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành Danh mục Các tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình cần vận động xóa bỏ và cấm áp dụng. Cụ thể như sau:

Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ bao gồm:

– Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình [hiện nay là nam đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi].

– Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện [có thể do trưởng bản, già làng hoặc các vị chức sắc tôn giáo giải quyết].

– Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo.

– Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.

– Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ.

–  Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

Xem thêm: Tập quán pháp là gì? Lấy ví dụ và điều kiện áp dụng tập quán pháp?

+ Chế độ phụ hệ:

Khi ly hôn, nếu do người vợ yêu cầu ly hôn thì nhà gái phải trả lại nhà trai toàn bộ đồ sính lễ và những phí tổn khác; nếu do người chồng yêu cầu ly hôn thì nhà gái vẫn phải trả lại nhà trai một nửa đồ sính lễ. Sau khi ly hôn, nếu người phụ nữ kết hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì. Sau khi cha, mẹ ly hôn, con phải theo cha.

Khi người chồng chết, người vợ góa không có quyền hưởng phần di sản của người chồng quá cố để lại. Nếu người vợ góa tái hôn với người khác thì không được hưởng và mang đi bất cứ tài sản gì.

Khi người cha chết, chỉ các con trai có quyền còn các con gái không có quyền hưởng phần di sản của người cha quá cố để lại.

+ Chế độ mẫu hệ:

Người con bị bắt buộc phải mang họ của người mẹ.

Khi người vợ chết, người chồng góa không có quyền hưởng phần di sản của người vợ quá cố để lại và không được mang tài sản riêng của mình về nhà.

Khi người mẹ chết, chỉ các con gái có quyền còn các con trai không có quyền hưởng phần di sản của người mẹ quá cố để lại.

Xem thêm: Tập quán thương mại quốc tế là gì? Áp dụng tập quán thương mại quốc tế?

Sau khi ở rể, người con rể bị “từ hôn” hoặc sau khi ăn hỏi, nhận đồ sính lễ, người con trai bị “từ hôn” thì không được bù trả lại.

– Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng bao gồm:

– Chế độ hôn nhân đa thê.

– Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ [là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau], giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời [là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba].

– Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.

Xem thêm: Tập quán quốc tế là gì? Tập quán quốc tế được áp dụng khi nào?

– Thách cưới cao mang tính chất gả bán [như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới].

– Phong tục “nối dây”; Khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố.

– Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ.

– Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.

Về việc tang, quan niệm của không ít đồng bào dân tộc thiểu số là mời thầy Tào, thầy Mo, thầy cúng yểm bùa, trừ ma và con cháu lăn đường, đội mũ rơm; một số gia đình dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn có tục viếng thông gia và tế lễ riêng, khi cha mẹ mất thì các con [đã trưởng thành] phải mỗi người một lễ, Tế rườm rà, tốn kém; rồi tục đưa đám trước 12 giờ đêm ảnh hưởng cộng đồng dân cư; một số bản, làng dân tộc Mông tỉnh Sơn La để người chết trong nhà nhiều ngày; có nơi ngoài việc làm ma tươi cho người chết, còn phải làm ma khô cúng bằng trâu, bò.

Về việc cưới,  một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số tin vào lá số, số mệnh và việc "nhập ma" cô  dâu về nhà chồng; các dân tộc Dao và Sán Chỉ ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Ninh còn tục tảo hôn, ép gả, mua bán, thách cưới cao, tổ chức cưới dài ngày; dân tộc Sán Dìu có tục một nhà trong một năm không được đẻ hai người, nếu có người cưới dâu thì người đến kỳ sinh đẻ phải ra ngoài rừng đẻ con; ở tỉnh Ðiện Biên, tại một số thôn, bản của dân tộc Hà Nhì và Si La việc cưới, việc tang có quá nhiều thủ tục phức tạp. Nhiều bản, làng, thôn, ấp còn tình trạng trọng nam, khinh nữ; em dâu, con dâu không được ngồi ăn cơm chung mâm với anh chồng, bố chồng; con gái không được học lên lớp trên; một số gia đình có người đau ốm đã làm Then, cúng ma để giải hạn mà không đưa tới trạm y tế xã; tập quán dùng thuốc phiện lưu cữu ở vùng cao.

Ðồng bào ở nhiều bản, làng, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn giữ cách nghĩ, nếp sống tuy không phải là hủ tục, nhưng không phù hợp cuộc sống thời nay, đó là thói quen sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm ngoài trời; ít trồng rau xanh trong khi đất rừng rộng; thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ sản xuất; tục tôn thờ đạo giáo ngoại nhập tăng lên ở một số vùng cao, v.v.

Qua bức phác thảo trên, có thể sơ bộ rút ra mấy nhận xét sau:

Một là, tình trạng tập tục lạc hậu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn cảnh đời sống văn hóa, xã hội khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhưng tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, kể cả nguy cơ do kẻ xấu lợi dụng kích động, tạo thành "rào chắn" cản trở  sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hai là, tình trạng tập tục lạc hậu tồn tại không tập trung, không có tính hệ thống mà rải rác ở những bản, làng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nơi điều kiện vật chất và tinh thần khó khăn, nhiều hơn là ở những trị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố miền núi.

Ba là, căn cứ vào tính chất và nguồn gốc hình thành các tập tục, có thể phân chia thành loại tập tục liên quan mê tín dị đoan và loại tập tục hình thành từ thói quen và nếp sống hằng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Từ việc đánh giá tình hình nêu trên, chúng ta xác định nội dung và các giải pháp bài trừ hủ tục trên hai mặt chủ yếu.

Một mặt, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,  mở rộng và nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số, và công tác này phải đi trước một bước tại những địa bàn khó khăn, chứ không phải như quan niệm của một vài người cho là "chờ" khi trên địa bàn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội thì mới phát triển được đời sống văn hóa. Tất nhiên, công tác thông tin, tuyên truyền ở những nơi này cần được đổi mới cả về hình thức và nội dung. Nếu như trước đây,  nội dung tuyên truyền một cách chung chung, chỗ nào cũng có thể áp dụng được mà hiệu quả lại thấp, thì nay phải lưu ý đến tính đặc thù của từng vùng, miền, từng dân tộc, kể cả tín ngưỡng và đời sống tâm linh của dân tộc ấy. Chẳng hạn, đối với các dân tộc Tày, Thái, Mường có gần năm triệu người, chiếm khoảng 50% tổng số người dân tộc thiểu số, thường sinh sống tập trung ở vùng thấp, điều kiện giao tiếp thuận lợi và có nhận thức rộng hơn so với các dân tộc khác thì nội dung thông tin, tuyên truyền cần đi thẳng vào vấn đề, có thể lồng cả yêu cầu bắt buộc phải chấp hành theo quy ước  văn hóa hoặc quy định của pháp luật; còn đối với các dân tộc như Hà Nhì, Si La, La Chí, Mạ, tổng dân số chưa tới 60 nghìn người, điều kiện môi trường sống rất khó khăn, dân trí thấp, thì nội dung cần nặng về tính thuyết phục, phân tích cái lợi, cái hại với lời nói, dòng chữ dễ hiểu, tốt nhất là bằng tiếng các dân tộc này để đồng bào nhận ra và làm theo.

Mặt khác, cần phát triển rộng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có phong trào gia đình văn hóa và làng, bản văn hóa ở những địa bàn này. Bên cạnh điểm mạnh là cơ bản của các phong trào, thì điểm yếu chính là ở chỗ chúng ta chưa cụ thể hóa các tiêu chí chung thành những tiêu chí riêng, phù hợp từng dân tộc thiểu số. Thí dụ: đối với các gia đình miền xuôi, nội dung tiêu chí thứ hai của phong trào xây dựng Gia đình văn hóa là có "Ðời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh", là điều dễ hiểu. Thế nhưng với không ít đồng bào các dân tộc thiểu số thì nội dung ấy vẫn chưa thật rõ, đồng bào sẽ hỏi chúng ta là nội dung có chống hủ tục không và nếu có thì nó nằm ở đâu? Vậy thì tại sao chúng ta không nêu ra thật chi tiết để đồng bào đọc là hiểu ngay và làm theo ngay! Ngoài ra, cũng cần xác định các căn nguyên của hủ tục có nguồn gốc từ điều kiện lao động, sản xuất hoặc từ đời sống tâm linh, tín ngưỡng, để trên cơ sở đó xây dựng nội dung phòng, chống các hủ tục một cách khoa học, chú ý việc xóa bỏ các điều kiện xấu và mầm mống tạo thành hủ tục.

Việc tổ chức thực hiện nội dung bài trừ các tập tục lạc hậu là việc làm vô cùng quan trọng và rất cần được đổi mới. Lâu nay, nhiều địa phương miền núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Ðiện Biên, Ðác Lắc, Lâm Ðồng, thường sử dụng các đội thông tin, chiếu bóng lưu động và các đội văn nghệ bản, làm nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước kết hợp việc xây dựng đời sống văn hóa.  Nhưng để xóa bỏ cơ bản các tập tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số thì phải xây dựng Kế hoạch phòng, chống toàn diện và tập trung hơn, trong đó có việc phân cấp xử lý vấn đề. Việc này có thể làm được vì các hủ tục giữ tỷ lệ không nhiều trong đời sống văn hóa xã hội các dân tộc, ước hơn 20 hủ tục rõ nét và hơn 10 loại thói quen không phù hợp cuộc sống hiện tại; việc phân cấp sẽ khoanh được vùng trọng điểm và đề cao trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong quá trình phòng, chống, giải quyết triệt để các hủ tục. Ðối với các đơn vị cấp trung ương thì chỉ đạo, tổ chức xử lý những hủ tục và thói quen sống lạc hậu mang tính phổ biến và điển hình về mức độ, tính chất và quy  mô rộng; còn đối với các sở văn hóa - thông tin tỉnh miền núi thì tổ chức xử lý những hủ tục có tính chất, quy mô hẹp, ít phổ biến hơn và diễn ra ngay trên địa bàn mình phụ trách. Ðồng thời với việc phân cấp, cần tổ chức xây dựng mô hình để nhân rộng phong trào bài trừ hủ tục; mô hình lấy tại chỗ là tốt nhất, hạn chế việc lấy mô hình từ các địa bàn khác và dân tộc khác đem tới cho vùng này, dân tộc này học tập. Việc đầu tư xây dựng mô hình nên gọn nhẹ, không quá cầu toàn, vì một gia đình, một bản, làng làm tốt cũng có thể trở thành mô hình xứng đáng để nhiều gia đình và nhiều bản, làng noi theo.

LÊ TIẾN DŨNG
[Bộ Văn hóa - Thông tin]

Video liên quan

Chủ Đề