Các cấp sự cố công trình xây dựng

Một cách chính xác nhất thì sự cố công trình xây dựng được định nghĩa theo Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 như sau: 

Sự cố công trình xây dựng là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hay toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình”.

Khái niệm sự cố công trình xây dựng

Hiểu đơn giản hơn thì sự cố công trình xây dựng chính là việc một công trình xây dựng đang được thi công hoặc đang được sử dụng bị hư hại có nguy cơ cao xảy ra sự cố như sập đổ, gây mất an toàn và có thể tạo ra thiệt hại về người và của. 

Thực tế thì việc xảy ra sự cố công trình xây dựng không phải là quá hiếm. Tuy nhiên, không phải sự cố nào cũng gây ra hậu quả nặng nề và cũng không phải sự cố nào cũng có thể lường trước được. Việc xảy ra sự cố công trình xây dựng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ quan có, khách quan cũng có, tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố công trình xây dựng đòi hỏi một quá trình thi công đảm bảo về mặt chất lượng một cách tối đa. Đây chính là cách để chúng ta có thể chủ động trong việc xảy ra các sự cố công trình xây dựng.

Dựa trên định nghĩa cũng như khái niệm về sự cố công trình xây dựng thì các loại sự cố công trình xây dựng có thể được chia ra như sau:

- Loại 1: Sự cố sập đổ: Đây là loại sự cố mà một bộ phận nhất định của công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ. Dẫn đến việc phải dỡ bỏ và tiến hành sửa chữa, xây dựng lại.

Phân loại sự cố công trình xây dựng

- Loại 2: Sự cố về biến dạng: Là sự cố có thể xảy ra một số trường hợp như nền hay móng của công trình bị lún, kết cấu của công trình bị nghiêng,... hay có sự khác biệt so với thông thường. Những đặc điểm này khiến cho công trình bị đánh giá là có nguy cơ bị sập đổ cao, mất an toàn trong quá trình sử dụng và cần phải tiến hành sửa chữa lại mới có thể đưa vào khai thác.

- Loại 3: Sự cố về sai lệch vị trí: Một số bộ phận như móng hay cọc móng bị đặt sai vị trí, lệch hướng. Kết cấu và chi tiết có những độ lệch quá lớn khiến cho công trình không an toàn và có nguy cơ bị sập đổ cao. Đòi hỏi việc sửa chữa lại mới có thể sử dụng.

- Loại 4: Sự cố về công năng: Là sự cố mà công dụng và chức năng của công trình xây dựng không đạt yêu cầu. Ví dụ như không cách âm tốt, không chấm thấm nước tốt hay thẩm mỹ mang yếu tố phản cảm,... tất cả những điều này khiến công trình cần phải sửa chữa, thay thế, điều chỉnh sao cho phù hợp và đảm bảo nhất.

Đây là 4 loại sự cố công trình xây dựng cơ bản hiện nay. Trong 4 loại này thì loại 4 được xem là sự cố nhẹ nhất, nguy cơ gây mất an toàn ở mức thấp nhất. Và loại 1 là loại sự cố nguy hiểm nhất, khả năng mất an toàn cũng được đánh giá là cao nhất.

Gồm 4 loại sự cố công trình xây dựng phổ biến

Phân cấp sự cố công trình xây dựng đã được quy định rõ ràng tại Điều 43 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Cụ thể thì các cấp độ trong sự cố công trình dựa trên mức thiệt hại về người hay hư hại của công trình được phân chia như sau:

- Sự cố công trình cấp 1: 

Là sự cố cấp cao nhất, sự cố này có số người thiệt mạng được tính từ 6 người trở lên. Mức độ hư hại của công trình tương ứng với công trình cấp 1. Có thể xảy ra là bị sập toàn bộ, sập một phần công trình hay bị hư hỏng và dẫn đến nguy cơ bị sập đổ cao.

- Sự cố công trình cấp 2:

Là sự cố xảy ra đối với công trình xây dựng, gây thiệt hại về người với số lượng từ 1 đến 5 người. Mức độ hư hại của công trình tương ứng với các công trình cấp 2, cấp 3. Nguy cơ xảy ra có thể kể đến như sập toàn bộ, sập một phần hay có hư hỏng và dễ gây sập đổ công trình xây dựng.

- Sự cố công trình cấp 3:

Sự cố công trình cấp 3 sẽ bao gồm tất cả các loại sự cố còn lại và không bao gồm các loại sự cố của cấp 1 và cấp 2.

Xem thêm: Gói thầu hỗn hợp là gì? Những thông tin bạn cần biết về gói thầu này

2. Quy định về báo cáo và giải quyết sự cố công trình xây dựng như thế nào?

2.1. Quy định trong việc báo cáo sự cố công trình

Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, việc báo cáo lên các cấp, ban ngành đoàn thể là điều bắt buộc. Theo đó, quy định về quá trình báo cáo sự cố công trình xây dựng được nêu rõ tại Điều 44 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. 

Quy định về báo cáo sự cố công trình xây dựng

Nội dung trong báo cáo về sự cố công trình cần nêu rõ các phần sau:

- Thông tin về tên công trình, địa điểm xây dựng công trình và quy mô xây dựng.

- Thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan tới công trình.

- Thông tin về thời điểm xảy ra sự cố, mô tả chi tiết về tình trạng của công trình khi xảy ra sự cố và diễn biến khi sự cố diễn ra.

- Thông tin về mức độ thiệt hại [bao gồm cả về người và tài sản].

Báo cáo sẽ được chủ công trình hay người chịu trách nhiệm quản lý công trình xây dựng và gửi về cơ quan ban ngành có thẩm quyền. Bắt đầu từ cấp xã/phường sau đó sẽ được chuyển dần lên cơ quan cao nhất để có quyết định xử lý phù hợp nhất.

2.2. Quy định trong việc giải quyết sự cố công trình xây dựng

Đối với vấn đề giải quyết sự cố công trình xây dựng thì Nghị định số 06/2021/NĐ-CP đã quy định rõ tại điều số 45. Cụ thể như sau:

Quy định về giải quyết sự cố xây dựng

- Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cần có công tác xây dựng và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa thiệt hại về người và tài sản một cách kịp thời. Tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn và ngăn ngừa nguy cơ sự cố tiếp diễn. Thực hiện việc bảo vệ hiện trường sự cố xảy ra và tiến hành báo cáo nhanh với ủy ban nhân dân các cấp để được hỗ trợ và đề ra hướng giải quyết kịp thời.

- Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố sẽ có nhiệm vụ như sau:

+ Tiến hành xem xét và đưa ra quyết định dừng thi công/ngưng sử dụng một phần hạng mục hay toàn bộ công trình xây dựng dựa trên việc đánh giá mức độ hư hỏng cũng như ảnh hưởng mà sự cố gây ra.

+ Tiến hành việc xem xét, đánh giá và quyết định về việc thu dọn hiện trường. Đảm bảo sự an toàn cho người, tài sản và các công trình lân cận, xung quanh. Các thông tin, bằng chứng về sự cố cần được quay phim, chụp ảnh và ghi chép đầy đủ để phục vụ cho công tác giám định, lưu trữ.

+ Thông báo cho các bên liên quan về nguyên nhân gây ra sự cố và những yêu cầu mà các bên liên quan cần thực hiện trong công tấc khắc phục sự cố xảy ra.

+ Tiến hành xử lý trách nhiệm dựa trên quy định của pháp luật với những bên liên quan tới sự cố.

+ Đối với các công trình cấp 2, cấp 3 thì UBND tỉnh có thể xem xét dựa trên điều kiện của địa phương để phân quyền cho UBND cấp huyện tiến hành giải quyết sự cố.

Giải quyết dựa trên quy định của pháp luật

Sự cố công trình là điều không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình xây dựng, chỉ một sai sót hay việc tính toán lệch đi một chút cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra các sự cố công trình xây dựng. Vì thế, việc ứng dụng phần mềm quản lý dự án công trình sẽ là cách giúp bạn hạn chế được tối đa các sai số liên quan tới quá trình thi công, sử dụng công trình xây dựng.

Phần mềm Quản lý công trình 365 chính là một phần mềm nổi bật, hiệu quả được nhiều nhà quản lý công trình lựa chọn cho mình. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp nhiều chức năng trong một. Đây hứa hẹn là người đồng hành với các nhà quản lý trong ngành xây dựng trong tương lai. 

Trên đây chính là tổng hợp các thông tin về sự cố công trình xây dựng. Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn đã hiểu được sự cố công trình xây dựng là gì và những quy định liên quan tới quá trình báo cáo, giải quyết sự cố công trình.

Tìm hiểu quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình là gì và có ý nghĩa ra sao? Quy trình tiến hành quản lý tiến độ thi công xây dựng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Video liên quan

Chủ Đề