Thời gian làm việc nhà trung bình của năm và nữ năm 2022

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa có khảo sát “Thực trạng và quan điểm của người dân về thời gian tham gia công việc gia đình của phụ nữ và nam giới tại quận 3 và quận 10”.

Đối tượng nghiên cứu gồm 1.000 người dân và công chức, viên chức trong các hộ gia đình tại hai quận trên. Đề tài do TS Phạm Đức Trọng làm chủ nhiệm.

Đây là một nghiên cứu nhằm tư vấn cho việc hoạch định các chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội vì sự tiến bộ không chỉ của phụ nữ mà còn cho cả xã hội. Qua đó, có cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện Chỉ tiêu 1 - Mục tiêu 6 Quyết định số 4249/QĐ-UBND ngày 7-9-2011 của UBND TP về “Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống hai lần vào năm 2015 và xuống còn 1,5 lần vào năm 2020”.

Nghiên cứu cho thấy rằng cả nam lẫn nữ làm việc nhà ít nhất khoảng nửa giờ và cao nhất khoảng 10 giờ. Đáng chú ý là về số giờ trung bình/ngày làm việc nhà tính chung của toàn bộ mẫu khảo sát là bốn giờ/ngày, trong đó số giờ trung bình/ngày làm việc nhà của nam là 3,6 giờ/ngày và của nữ là 4,2 giờ/ngày. Thêm vào đó, số giờ/ngày làm việc nhà của nữ phổ biến nhất là bốn giờ, cao gấp hai lần so với nam.

Số giờ nam, nữ hằng ngày làm việc nhà.

Theo nghiên cứu này, yếu tố tác động đến việc nam giới thực hiện trách nhiệm chia sẻ việc gia đình [xếp theo thứ tự từ cao đến thấp] gồm: Giới tính, tập quán, quan niệm xã hội, quan niệm về bình đẳng giới, theo cái mới và cuối cùng là vị thế vai trò của đàn ông. Trong năm yếu tố này, yếu tố tác động nhiều nhất đến việc đàn ông tham gia việc nhà là do ý thức chia sẻ trách nhiệm của đàn ông, thứ hai là do yếu tố tình yêu, thứ ba là do yếu tố truyền thống, thứ tư là yếu tố từ bạn bè và cuối cùng là yếu tố vị thế xã hội của người đàn ông. Những công việc trong gia đình mà cả hai giới thường làm cùng nhau là dọn dẹp nhà cửa, đi chợ mua sắm, kiếm tiền, chăm sóc trẻ, chi tiêu, chăm sóc người già, nấu ăn, giặt đồ…

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu kiến nghị: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác truyền thông trong cư dân đô thị về Luật Bình đẳng giới, đặc biệt là nhắm đến đối tượng thanh niên trong độ tuổi kết hôn bằng cách mở những lớp tập huấn tập trung tại địa phương. Các ngành cần tuyên truyền trong cộng đồng dân cư rằng việc nhà không chỉ của phụ nữ, đồng thời chính các chị em phụ nữ cần thay đổi quan niệm không nên tự coi việc nhà chỉ là của mình, đặc biệt là trong các gia đình có mức sống nghèo và trung bình tại quận 10.

ĐÔNG YÊN

Gánh nặng kép "đè" vai phụ nữ

Gánh nặng kép mà phụ nữ Việt Nam đang gánh hoàn toàn có thể đo lường được. Họ dành gấp đôi số giờ cho các công việc nhà, gồm các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn và đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái..., theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế.

Hầu hết phụ nữ dành một quỹ thời gian nhất định cho việc nhà, trong khi tỷ trọng này ở nam giới là thấp hơn và có đến gần 20% nam giới cho biết không hề dành chút thời gian nào cho việc phụ giúp việc nhà. Trong số những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần, nam giới là 10,7 giờ.

Tuy nhiên, ngày nay giống như người đàn ông, người phụ nữ cũng có những công việc xã hội. Vậy các công việc nhà có thực sự còn là việc riêng của phụ nữ?

Cô Nguyễn Bích Dung [55 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội] là một người phụ nữ “chuẩn” của gia đình. Cô Dung quan niệm ở nhà nội trợ để chồng con yên tâm ra ngoài công tác, dù vất vả nhưng cảm thấy hài lòng.

Phụ nữ trung bình dành số giờ gấp đôi nam giới để làm việc nhà. Nguồn: Điều tra LĐVL của Việt Nam.

Trái với quan điểm của cô Dung, chị Trần Thu Linh [30 tuổi, Đống Đa, Hà Nội] cho biết không chấp nhận việc phụ nữ luôn phải lo toàn bộ việc nhà, còn đàn ông không chịu vào bếp giúp vợ: “Tôi cho rằng, thời buổi bây giờ bình đẳng, phụ nữ cũng ra ngoài kiếm tiền, bởi vậy vợ chồng cần san sẻ việc nhà cho nhau”.

Chị Mỹ Duyên [27 tuổi, Ba Đình, Hà Nội] tâm sự: “Nói chung là nhiều lúc thấy cũng mệt nhưng đây là tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam, sinh ra đã mặc định trong tư tưởng cho nên là mệt thì than thở thôi chứ vẫn làm.

Bao nhiêu năm nay rồi, có 2 đứa con và tôi vẫn tự làm mặc dù nhà tôi cũng rất rộng, tôi vẫn làm hết lau nhà, rửa bát, giặt giũ, chăm chồng con…

Phụ nữ làm việc nhà: Tư tưởng "mặc định"

Hầu hết chị em phụ nữ đã có gia đình và đang đi làm kiếm tiền đều gặp chung một áp lực: vừa phải hoàn thành tốt công việc bên ngoài vừa phải chu toàn việc nhà. “Việc nhà là việc của phụ nữ”, đây là quan điểm đã có từ rất lâu và trở thành điều nghiễm nhiên trong tư tưởng nhiều gia đình.

Có thể thấy, nhiều công việc không tên trong gia đình đã chiếm gần hết thời gian và sức lực của người phụ nữ sau giờ tan sở. Và hiện nay, có nhiều người phụ nữ thành đạt, công việc kéo họ vào guồng máy nên thời gian dành cho gia đình cũng ít đi. Sau giờ tan sở, họ cũng muốn nghỉ ngơi nhưng về đến nhà lại "bù đầu, bù cổ".

Quan điểm phụ nữ làm việc nhà đã trở thành mặc định trong suy nghĩ nhiều người. Ảnh: Thảo Thư

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn cho rằng sự mặc định vai trò giới lâu nay chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng bất bình đẳng trong gia đình tồn tại. Khi người đàn ông vẫn còn mặc định việc nuôi dạy con, nội trợ, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa... là nhiệm vụ của vợ và không chịu chia sẻ thì phụ nữ vẫn còn phải chịu gánh nặng kép.

Có rất nhiều phụ nữ bị đặt vào tình thế phải lựa chọn: Dừng lại sự nghiệp trở về làm nhiệm vụ của người mẹ, người vợ hay tiếp tục phấn đấu? Vì vậy để phụ nữ thoát khỏi gánh nặng không chỉ cần có sự chung tay của nam giới, mà còn cần tới các chính sách xã hội hỗ trợ nữ giới thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội mà không phải chịu nhiều áp lực.

Kết quả báo cáo nghiên cứu vừa được Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] tại Việt Nam công bố cho thấy, đại dịch Covid-19 không chỉ gây khó khăn về lĩnh vực kinh tế mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới vấn đề bất bình đẳng giới.

Báo cáo nghiên cứu mới của ILO Việt Nam kêu gọi phụ nữ và nam giới thay đổi tư duy nhằm thay đổi hành vi kinh tế của họ, hướng tới đạt được bình đẳng giới trên thị trường lao động.

Lao động nữ gánh nặng kép: Vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình. [Ảnh: Hoàng Mạnh]

Theo đó, với tỷ lệ tham gia thị trường lao động cao đáng kể, lao động nữ gặp phải nhiều bất bình đẳng trên thị trường lao động và gánh nặng kép vừa đi làm vừa cáng đáng trách nhiệm gia đình nặng nề hơn nam giới.

Mặc dù sự chênh lệch giới trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam ít hơn so với thế giới, mức chênh lệch này vẫn duy trì ở mức 9,5 điểm phần trăm trong suốt thập kỷ qua.

Theo báo cáo nghiên cứu "Giới và Thị trường Lao động ở Việt Nam: Phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm", phân bổ trách nhiệm gia đình không đồng đều trong xã hội Việt Nam có thể là nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch này.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không nên nhầm lẫn việc phụ nữ Việt Nam tham gia tích cực vào lực lượng lao động là chỉ báo cho thấy nữ giới được hưởng cơ hội bình đẳng.

Số liệu điều tra Lao động - Việc làm năm 2018 cho thấy, gần một nửa số phụ nữ lựa chọn không hoạt động kinh tế vì "lý do cá nhân hoặc liên quan đến gia đình", trong khi chỉ có 18,9% nam giới không tham gia hoạt động kinh tế viện dẫn lý do này.

Theo bà Valentina Barcucci, Chuyên gia Kinh tế Lao động của ILO Việt Nam, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Trước đại dịch Covid-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng. Nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới".

Lao động nữ chiếm đa số trong những việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt là công việc gia đình. Thu nhập của họ thấp hơn của nam giới bất luận thời giờ làm việc là tương đương với nam giới và chênh lệch giới về trình độ học vấn đã được thu hẹp đáng kể.

"Bất bình đẳng đối với phụ nữ về chất lượng việc làm và phát triển nghề nghiệp cũng bắt nguồn từ trách nhiệm kép mà họ phải gánh vác", bà Barcucci cho biết. Trong khi đó, phụ nữ phải dành thời gian làm việc nhà nhiều hơn gấp đôi so với nam giới.

Tác động của Covid-19 về giới

Thống kê của ILO cho thấy, đại dịch đã gây nên hệ quả là tổng số thời giờ làm việc sụt giảm đáng kể trong quý 2/2020 và mới chỉ được phục hồi trong nửa cuối năm. Phụ nữ là đối tượng phải chịu tổn thất về thời giờ làm việc nặng nề nhất.

Tổng số giờ làm hàng tuần của phụ nữ trong quý 2/2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý 4/2019, con số này ở nam giới là 91,2%. 

Tuy nhiên, số giờ làm việc của phụ nữ lại phục hồi nhanh hơn. Trong ba tháng cuối năm 2020, phụ nữ đã làm việc nhiều hơn 0,8% số giờ so với cùng kỳ năm 2019, trong khi nam giới chỉ làm nhiều hơn 0,6%.

"Những phụ nữ làm việc nhiều giờ hơn bình thường trong nửa cuối năm 2020 có lẽ là để bù đắp cho các khoản thu nhập bị mất trong quý II," bà Barcucci nhận định.

Đồng thời, bà Barcucci nói, những giờ làm tăng thêm này khiến gánh nặng kép họ vốn phải gánh vác càng nặng nề hơn, do họ vẫn phải dành quá nhiều thời gian làm việc nhà so với nam giới.

"Căn nguyên của bất bình đẳng trên thị trường lao động chính là những vai trò truyền thống mà phụ nữ được kỳ vọng phải đảm nhận, và những kỳ vọng này được củng cố bằng các chuẩn mực xã hội," Tiến sỹ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho biết.

Cấp độ chính sách đã thu hẹp khoảng cách giới

"Mặc dù ở cấp độ chính sách, Bộ luật Lao động 2019 đã mở ra những cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, chẳng hạn như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định, Việt Nam vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa cần phải hoàn thành. Đó là việc thay đổi tư duy truyền thống của nam giới và của cả chính phụ nữ Việt Nam để từ đó thay đổi hành vi của họ trên thị trường lao động" - ông Chang - Hee Lee nói.

Quỳnh Hoa - Hoàng Mạnh

Video liên quan

Chủ Đề