Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì

Tiểu đường thai kì là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến, khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con.

Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

– Đi tiểu nhiều và thường xuyên.

–  Khó kiểm soát việc ăn uống.

– Thị lực giảm, mắt bị mờ đi trong 1 thời gian ngắn.

– Thường xuyên cảm thấy bị khô miệng, khát nước.

– Vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

– Các vết thương, các vết trầy xước… thường rất khó và lâu lành.

Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì

– Do thay đổi hormone: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, insulin được sản xuất ra để điều hòa glucose cũng bị suy giảm do các hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Từ đó khiến lượng glucose trong máu tăng cao, gây nên nên hiện tượng tiểu đường thai kì.

– Nguyên nhân khác: Nếu mẹ bầu bị béo phì, gia đình có tiền sử bị tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kì, mang thai khi đã lớn tuổi, có tiền sử cao huyết áp…

Biến chứng của tiểu đường thai kì

Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau:

- Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to [thường là trên 4kg]. Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.

- Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.

- Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.

- Lượng đường trong máu thấp [hạ đường huyết]: Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.

- Dị tật bẩm sinh.

- Tử vong ngay sau sinh.

- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.

- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

- Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Trong khi đó, đối với thai phụ bị tiểu đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:

- Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

- Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.

- Tăng nguy cơ sinh non.

- Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên

- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

- Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này. Cụ thể, người có chỉ số BMI [chỉ số khối cơ thể] lớn hơn 30 thì có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với người có BMI nhỏ hơn 25.

Ngoài ra, việc giảm cân nên được thực hiện trước khi quyết định mang thai, đặc biệt là khi bạn bị thừa cân, béo phì. Giảm cân trong khi đang có thai là không được khuyến khích, bởi vì điều này không an toàn cho sức khỏe của mẹ và quá trình mang thai.

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ mà còn cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Không có thực đơn chung cho tất cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung mà bạn có thể thực hiện, chẳng hạn như chia nhỏ bữa ăn, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng chất béo tốt cho sức khỏe, đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Cách đơn giản nhất để có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày, đó là nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Từ đó, bạn lập ra kế hoạch ăn uống cho bản thân và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Như vậy, bạn sẽ không phải lo chỉ số tiểu đường thai kỳ tăng quá cao và hạn chế nguy cơ xảy ra đái tháo đường khi mang thai.

Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống lành mạnh phòng mắc tiểu đường thai kỳ

- Tăng cường vận động hợp lý

Vận động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.

Nếu không thể tập thể dục hàng ngày liên tục 30 phút thì bạn có thể chia nhỏ thời gian tập mỗi lần khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng được xem là hiệu quả tương đương tập thể dục.

Hơn nữa, vận động sau bữa ăn giúp chỉ số tiểu đường thai kỳ không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng của cơ thể và hoạt động của hệ tim mạch. Ngoài ra, trong lúc tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra các nội tiết tố giúp bạn cảm thấy thoải mái, lạc quan và phòng tránh stress hiệu quả.

Bên cạnh đó, đừng quên đến khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai. Bởi vì đây là cách tốt nhất để mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, ngoài việc tầm soát tiểu đường thai kỳ thì thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bị tiểu đường thai kỳ nước tiểu có máu gì?

Khi quá nhiều đường glucose được đào thải ra qua đường tiết niệu, sẽ khiến một lượng đường không kịp đào thải và tích tụ trong nước tiểu gây nên tình trạng nước tiểu có màu đục. Ngoài ra, nước tiểu có màu đục thể là biến chứng thận hư của bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi nào?

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào khoảng nửa sau của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra trong khoảng từ tuần 24 đến 28 hoặc có thể sớm hơn nếu bạn có nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu.

Đầu tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường [ĐTĐ] thai kỳ được định nghĩa là những trường hợp được phát hiện đường huyết cao lần đầu tiên trong thời gian mang thai, không loại trừ khả năng có ĐTĐ từ trước mà chưa được chẩn đoán.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nắm được các chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giúp thai phụ hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

Chủ Đề