Danh mục hồ sơ pháp lý nhà thầu thi công

  • Trang chủ
  • » CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN
  • » PHÁP LÝ CÔNG TRÌNH

Nhà thầu sẽ là người trực tiếp đảm nhiệm việc xây dựng và các điều kiện pháp lý nhất định liên quan đến công trình. Muốn thực hiện được các hoạt động này, nhà thầu phải chuẩn bị hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực của mình. Vậy danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu ngay với Nhất Nghệ qua bài viết dưới đây!

1.     Căn cứ để lập hồ sơ pháp lý công trình xây dựng

Hồ sơ pháp lý là tài liệu bắt buộc mà bất kỳ nhà thầu thi công nào cũng phải chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng công trình. Hiện nay, pháp luật Nhà nước đã quy định rõ về hồ sơ pháp lý. Bao gồm danh mục, chức năng và nhiệm vụ của hồ sơ này. Nhà thầu có thể căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:

-         Luật xây dựng 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014

-         Luật xây dựng 62/2020/QH14 – Có sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Xây dựng

-         Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 liên quan đến quản lý chất lượng, thi công và bảo trì công trình

-         Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 liên quan đến dự án đầu tư xây dựng các công trình

-         Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 liên quan đến việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

2.     Điều kiện về năng lực thi công của nhà thầu

Pháp luật quy định rõ, nhà thầu thi công xây dựng cần phải đáp ứng các điều kiện về năng lực, phù hợp với loại, cấp công trình và các công việc xây dựng có liên quan. Cụ thể bao gồm:

-         Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

-        Nội dung trong giấy đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải tương ứng với nội dung trong đăng ký kinh doanh hay quyết định thành lập của cơ quan Nhà nước

-         Những cá nhân đóng vai trò quan trọng cần phải có hợp động lao động

-         Một số dự án và công trình có tính chất đặc thù cần phải được bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực đặc thù

-         Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu có hiệu lực trong thời hạn 5 năm. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày có thay đổi hoặc hết hiệu lực, nhà thầu cần phải tiến hành làm các thủ tục cấp lại

Điều kiện về năng lực nhà thầu

3.     Danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng cần chuẩn bị

Hồ sơ pháp lý công trình chứng minh năng lực của nhà thầu cần bao gồm danh mục các giấy tờ sau:

-         Giấy phép kinh doanh/quyết định thành lập doanh nghiệp, hồ sơ năng lực thi công của nhà thầu xây dựng

-         Hợp đồng thi công giữa nhà thầu và chủ đầu tư.

-         Quyết định thành lập Bộ phận Ban chỉ huy công trình

-         Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý thi công công trình [gồm quyết định bổ nhiệm, phân công công việc, mô tả chức danh và hợp đồng lao động…]

-         Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng dự án công trình

-         Bằng cấp và các chứng chỉ chứng minh năng lực của Ban chỉ huy công trình

-         Biên bản nhằm xác nhận chữ ký của cán bộ trong Ban chỉ huy công trình

-         Hồ sơ đảm bảo an toàn lao động về bảo vệ môi trường

-         Hồ sơ liên quan đến máy móc thiết bị

-         Hồ sơ của nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp công trình [hồ sơ năng lực và hợp đồng thi công đã ký kết]

-         Tiến độ thi công công trình tổng thể, tiến độ thi công công trình chi tiết

-         Kế hoạch nhằm quản lý chất lượng Nhà thầu thi công

-         Kế hoạch thí nghiệm chất lượng của Nhà thầu thi công

-         Biên bản bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu

-         Hồ sơ nghiệm thu công trình phục vụ dự án [có biểu mẫu]

-         Nhật ký thi công [có biểu mẫu]

-         Thiết kế cấp phối bê tông và cấp phối vữa xây

-         Biên bản đề nghị phê duyệt, hợp đồng, hồ sơ năng lực của nhà thầu phụ

-         Biện pháp đảm bảo phòng cháy chữa cháy và biện pháp phòng chống cháy nổ, biện pháp phòng chống bão lụt [nếu có]

Danh mục hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn danh mục hồ sơ pháp lý công trình xây dựng. Hy vọng những thông tin Nhất Nghệ cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguồn [Sưu tầm]

Dưới đây là các thông tin và kiến thức về Hồ sơ pháp lý nhà thầu thi công hay nhất được tổng hợp bởi Mê Nhà Đẹp

Hồ sơ pháp lý là điều kiện bắt buộc mà bất kỳ nhà thầu thi công xây dựng nào trước khi vào thi công xây dựng đều phải chuẩn bị. Từ hồ sơ pháp lý chúng ta sẽ nhận biết được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện không. HocThatNhanh xin gửi tới bạn danh mục hồ sơ pháp lý những điểm cơ bản nhất, tùy thuộc vào đặc trưng từng dự án khác nhau mà chúng ta có thể bổ sung thêm, bớt các văn bản này.

Các văn bản pháp luật quy định về hồ sơ pháp lý bao gồm:

  1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014
  2. Luật xây dựng số 62/2020/QH14 – Sửa đổi bổ sung một số điều của luật xây dựng
  3. Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
  4. Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
  5. Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình

Danh mục hồ sơ pháp lý nhà thầu thi công xây dựng cần chuẩn bị?

  1. Giấy phép đăng Ký kinh doanh, hồ sơ năng lực nhà thầu thi công xây dựng
  2. Hợp đồng thi công xây dựng giữa Nhà thầu thi công với Chủ đầu tư
  3. Quyết định thành lập Ban chỉ huy công trình
  4. Sơ đồ tổ chức, bộ máy quản lý công trình thi công xây dựng [Quyết định bổ nhiệm, phân công, mô tả chức danh, hợp đồng lao động,..]
  5. Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình
  6. Bằng cấp chứng chỉ, bảng kê khai năng lực của Ban chỉ huy công trình
  7. Biên bản xác nhận chữ ký của cán bộ Ban chỉ huy công trường
  8. Hồ sơ an toàn lao động và vệ sinh môi trường
  • Hồ sơ bãi thải [nếu có]
  • Kế hoạch an toàn vệ sinh lao động của Nhà thầu thi công
  • Biểu mẫu nhật ký an toàn lao động và vệ sinh môi trường
  • Chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến an toàn lao động…

9. Hồ sơ máy móc thiết bị: Bảo hiểm thiết bị, kiểm định thiết bị….

10. Hồ sơ nhà thầu phụ, nhà thầu cung cấp: Hồ sơ năng lực, hợp đồng thi công…

  • Hồ sơ năng lực Nhà thầu cung cấp vật liệu thi công: Xi măng, thép…
  • Hồ sơ năng lực Nhà thầu cung cấp máy móc, thiết bị phục vụ thi công
  • Hồ sơ năng lực Nhà thầu thí nghiệm [Phòng thí nghiệm hiện trường], đề cương thí nghiệm
  • Hồ sơ năng lực của trạm trộn [nếu có]: Trạm trộn bê tông nhựa nóng, trạm trộn bê tông thương phẩm…
  • Hồ sơ mỏ vật liệu [nếu có]: Đất, Cát…

11. Tiến độ thi công tổng thể, tiến độ thi công chi tiết

12. Kế hoạch quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng

13. Kế hoạch thí nghiệm của Nhà thầu thi công xây dựng

14. Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng

15. Biểu mẫu hồ sơ nghiệm thu phục vụ dự án

16. Biểu mẫu nhật ký thi công

17. Thiết kế cấp phối bê tông, vữa

18. Biên bản đề nghị phê duyệt, Biên bản phê duyệt, Hợp đồng, Hồ sơ năng lực nhà thầu phụ xây dựng [thí nghiệm, xây dựng, cung cấp vật tư ….]

19. Biện pháp phòng cháy chữa cháy, biện pháp phòng chống cháy nổ, Biện pháp phòng chống bão lũ lụt [nếu có]

Full danh mục hồ sơ pháp lý quản lý chất lượng công trình nhà thầu cần có tích hợp sẵn trong phần mềm QLCL GXD

Giảng viên Đào Duy Hải lớp Lập hồ sơ chất lượng công trình GXD [QA/QC] chia sẻ với anh/em Danh mục hồ sơ pháp lý trên cơ sở Kinh nghiệm từ thực tế công việc trên công trường, giảng dạy tại lới QA/QC GXD và ứng dụng phần mềm QLCL GXD.​ Đây là 1 sự bọc lót tuyệt vời cho các Chủ đầu tư, Nhà thầu và Tư vấn giám sát khi thực hiện dự án của mình. Giảm thiểu hẳn các sai sót, thiếu cập nhật về hồ sơ pháp lý trong quản lý chất lượng công trình, trong hồ sơ hoàn công công trình.

Các hồ sơ theo danh mục dưới đây đã được các Kỹ sư phát triển phần mềm Quản lý chất lượng GXD [QLCL GXD]. Giúp các Kỹ sư QA/QC QS ở công trường cập nhật liên tục, không bị lạc hậu các quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng. Không chỉ dùng phần mềm Quản lý chất lượng GXD để lập hồ sơ nghiệm thu, mà người sử dụng có luôn các chuyên gia về pháp lý, giàu chuyên môn và kinh nghiệm sát cánh bên mình.

Xin chia sẻ với bạn đọc quan tâm [kích vào từng mục để xem thêm]:

1. Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp

2. Thông báo ngày khởi công xây dựng

3. Báo cáo triển khai thi công xây dựng

4. Kế hoạch kiểm tra nghiệm thu công trình

5. Quyết định thành lập Ban Chỉ huy công trường

6. Quyết định thành lập Ban An toàn lao động, Vệ sinh môi trường, Phòng cháy chữa cháy

7. Biện pháp thi công trong đó có nêu các kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu, thí nghiệm

8. Kế hoạch tổng hợp về An toàn lao động [ATLĐ] là tài liệu không thể thiếu trong danh mục hồ sơ pháp lý

9. Tiến độ thi công là thành phần quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý của nhà thầu

10. Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng

11. Nhật ký thi công và nhật ký an toàn danh mục hồ sơ pháp lý quan trọng khi thi công

12. Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng là tài liệu quan trọng trong danh mục hồ sơ pháp lý

13. Biên bản kiểm tra điều kiện khởi công công trình của nhà thầu

14. Biên bản kiểm tra, thống nhất phòng Las

15. Biên bản kiểm tra máy móc thi công chính trong danh mục pháp lý hồ sơ chất lượng công trình

16. Hợp đồng giữa Nhà thầu thi công với Đơn vị thí nghiệm

17. Hợp đồng giã Nhà thầu thi công với Các đơn vị cung cấp, thầu phụ khác

18. Biên bản thống nhất chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng

19. Biên bản thay đổi chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng [nếu có]

20. Biên bản xác định cự ly vận chuyển kèm theo các hồ sơ liên quan

21. Cấp phối vữa, bê tông trong chỉ dẫn kỹ thuật cụ thể của từng công trình

22. Biên bản kiểm tra nhà máy trạm trộn bê tông trong danh mục hồ sơ pháp lý chất lượng công trình

23. Công văn thỏa thuận về lập Nhật ký thi công [sử dụng hình thức in nhật ký thi công]

Sở hữu phần mềm Quản lý chất lượng công trình GX D [QLCL GXD] bạn sẽ nhàn hơn hẳn và luôn được phần mềm quan tâm cập nhật giúp vấn đề pháp lý này.

Do anh/em kỹ sư thường hay thiếu và không cập nhật các quy định mới nhất nên trong phần mềm Quản lý chất lượng GXD đã để sẵn sheet Pháp lý. Rất nhàn, sung sướng và bọc lót chặt chẽ cho anh/em về quy định.

Khi cần bạn có thể hiện ra sheet Pháp lý trong phần mềm QLCL GXD như sau:

1. Bấm tổ hợp phím Ctrl+tab và kích đúp vào sheet Pháp lý
2. Hoặc Bấm Ctrl+tab kích vào sheet Pháp lý và Enter

​Trong sheet Pháp lý các Kỹ sư GXD đã cập nhật các văn bản, đơn vị thực hiện / đơn vị kiểm tra, phê duyệt [ai phải làm cái gì?]:​​

Nội dung này là của phần mềm QLCL GXD phiên bản 10.0. Nhưng để bạn không phải đợi đến khi bản QLCL GXD 10 ra mắt, mà có thể sử dụng ngay, sheet Phap ly đã được các Kỹ sư GXD update vào bản 9 rồi. Nếu bạn chưa thấy trong phần mềm của mình thì hãy sao lưu dữ liệu rồi chạy bản cập nhật mới nhất hoặc là cài lại phần mềm QLCL GXD 9 nhéSheet Pháp lý sẽ xuất hiện khi bạn tạo file hồ sơ chất lượng công trình mới [các file hồ sơ phiên bản cũ chưa có sheet này].​

Chúc công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng của bạn ngày càng nhàn đi, hiệu quả hơn, đúng quy định của pháp luật hơn với phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD. Đăng ký bản dùng thử hoặc đặt mua tại //gxd.vn, liên hệ Ms Thu An 0974 889 500.​

Video liên quan

Chủ Đề