Tấc đất tấc vàng - Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Môn Ngữ Văn Lớp 7 1, Tấc đất tấc vàng ráng mỡ gà, có nhà thì giữ mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ câu 1 Xác định phương thức biểu đạt của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó câu 2 Liệt kê những phép tu từ dc sử dụng dữ liệu trên câu 3 trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào. rút gọn như vậy để làm gì câu 4 Giải thích ý nghĩa câu RÁNG MỠ GÀ, CÓ NHÀ THÌ GIỮ

câu 5 Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa câu trên em vừa giải thích Giúp em bài này với ạ em cần gấp, đừng copy nguồn trên mạng nha. Em xin cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Câu 1: 

Thể loại: tục ngữ

Phương thức biểu đạt chính : nghị luận

Câu 2:

Các phép tu từ được sử dụng trong đoan văn là điệp ngữ,so sánh

Câu 3:

*Các câu rút gọn:

-Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ 

Rút gọn thành phần chủ ngữ 

-Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa

Rút gọn thàn phần chủ ngữ

-Tháng hai trồng cà , tháng ba trồng đỗ

Rút gọn thành phần chủ ngữ 

Câu 4:
Ý nghĩa của câu :

”Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Đây là một quan niệm của ông cha ta ngày xưa.Ý chỉ là khi ta nhìn lên bầu trời thấy màu vàng của mỡ gà thì là sắp có bão. Người dân biết thế mà phòng tránh.

Câu 5:

Câu tục ngữ có cùng chủ đề trên là:

      ”Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

Câu 6:

Từ xa xưa đến nay việc coi trong đất đai có ý nghĩa rất quan trọng ,ông cha ta vì muốn con cháu đời sau của mình coi trọng đất đai nên đã sáng tác ra nhiêu câu tục ngữ hay nói về vấn đề này.Trong đó có câu tục ngữ “Tấc đất,tấc vàng”. Thoạt qua chúng ta có thể hiểu, đất đai của chúng ta quý như vàng vậy.Còn sâu xa hơn câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai.Đất là một đai vàng , trên đó ta cũng có thể sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Nhờ có đất đai mà loài người chúng ta có thể tồn tại.Ông cha ta rất muốn con cháu mình coi trọng ruống đất nhưng một sô người không coi trọng đất đai.Họ không cày cấy, vun sới đất mà còn bỏ ruộng.Đến lúc ruộng đất bị nhà nước thu hồi rồi mới biết được giá trị của đất đai. Tóm lại chúng ta phải biết coi trọng đất đai như lời ông cha ta đã căn dặn

Cặp từ trái nghĩa : co trọng – không coi trọng

Câu rút gọn chính là : Tấc đất, tấc vàng [ rút gọn chủ ngữ ]

ĐỀ 1

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Tấc đất tấc vàng.

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

                                                                            [Ngữ văn 7- tập 1, trang 3]

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? 

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em

Phần II: Tập làm văn 

Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

                                                   ĐỀ 2:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

- Chết trong còn hơn sống đục 

- Đói cho sạch, rách cho thơm 

- Thương người như thể thương thân. 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

                                                                [Ngữ  văn 7- tập 1, trang 12 - 14]

 Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. 

Mọi người giúp mình gấp với ạ 

Câu 1:

-Thể loại tục ngữ

-Phương thức biểu đạt miêu tả.

- Khái niệm:là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt.

Câu 2:

-Tấc đất tấc vàng: So sánh

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: gieo vần lưng,phép đối

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: gieo vần lưng,phép đối

- Tháng 2 trồng cà, tháng 3 trồng đỗ: gieo vần lưng

Câu 3:

-Ba câu trên đầu là câu rút gọn thành phần chủ ngữ

Câu 4:

Khi trời có những vệt màu vàng như màu mỡ gà thì là trời sắp có bão. Nhân dân cần chủ động chuẩn bị tôn tạo, bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi bão về

Câu 5:

-Tháng bảy kiến bò ,chỉ lo lại lụt

Phần II:

Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã gợi ra cho em vô vàn suy nghĩ về vai trò của đất đối với con người. Quả thực, chỉ với bốn từ ngắn gọn, nhưng cho ông ta đã đúc kết trong đó bao kinh nghiệm, bao hiểu biết về vai trò của đất. Đất quả thực là nguồn tài nguyên lớn lao. Nhờ đất, chúng ta có môi trường để sinh sống, làm việc. Đất mẹ còn cho con người vô vàn tài nguyên để gìn giữ, phát triển cuộc sống con người. Những mảnh đất bao la, bát ngát là "vàng" vì giúp con người làm kinh doanh, giúp con người phát triển những dự án quy mô, tầm cỡ. Nếu không có đất, chúng ta sẽ không có môi trường để tồn tại và khó lòng phát triển được. Vậy nhưng, dẫu ý thức về tầm quan trọng của đất, nhưng con người hiện nay lại đang chưa khai thác, sử dụng hợp lí và đúng đắn nguồn tài nguyên đất. Nếu ta không có biện phát tuyên truyền, phòng chống cũng như xử phạt nghiêm minh những trường hợp khai thác trái phép tài nguyên đất thì đất sẽ mãi bị con người làm bạc màu, phôi phai. Tài nguyên đất phải được bảo vệ bằng ý thức, bằng trách nhiệm của mỗi người. Dù là thế hệ cha ông hay thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, chúng ta đều cần trân trọng và gìn giữ đất mẹ! 

1]

Phương thức biểu đạt miêu tả.

Thể loại: tục ngữ dân gian.

Khái niệm tục ngữ: là những kinh nghiệm về mọi mặt cuộc sống được người xưa đúc rút ngắn gọn truyền lại cho những thế hệ sau. 

2]

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: phép gieo vần "a" và hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ,

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: phép gieo vần "ăng" và hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ

- Tháng 2 trồng cà, tháng 3 trồng đỗ: phép gieo vần "a" và kết cấu hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ.

3]

-Cả 3 câu trên đều là câu rút gọn.

-Thành phần của các câu được rút gọn đó là chủ ngữ

Rút gọn như vậy để :

-Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh

-Có tính khuyên răn toàn thể chứ không nói riêng về đối tượng nào

4]

Khi trời có những vệt màu vàng như màu mỡ gà thì báo hiệu là trời sắp có bão. Nhân dân cần nhanh chóng chuẩn bị bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi có bão. 

5]

Khi nào nhãn nở đầy hoa
Kiến leo cột nhà, chạy lụt cho mau

Ý nghĩa :

-Khi trời sắp mưa lớn thì độ ẩm cao, làm hoa dễ nở - nhất là hoa nhãn

-Kiến có giác quan nhạy về độ ẩm trong không khí, nên vội chuyển chỗ từ dưới hang lên cột nhà để tránh bị ngập- tất nhiên là nguyên đàn kiến kéo nhau đi từng đàn, [chứ chỉ một vài con thì không có gì] điều đó cho thấy mưa sẽ rất lớn, cần chuẩn bị chạy lụt.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !
VOTE CHO MÌNH NHA :]]]]

Video liên quan

Chủ Đề