Vật liệu thải trong lĩnh vực xây dựng

Nội dung kiến nghị như sau: Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng nhưng không có quy định cụ thể nào về việc sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh nhưng không có quy định về sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng sẽ gây ra quá tải của các bãi đổ chất thải rắn xây dựng và lãng phí nguồn tài nguyên, vì đó là vật liệu tái chế. Cử tri đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành quy định cụ thể đối với việc sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng”.

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng xin trả lời như sau:

Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng đã quy định, hướng dẫn cơ bản về nguyên tắc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng theo tính chất và đặc điểm, mục đích sử dụng phù hợp nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn xây dựng phải chôn lấp hoặc đổ thải tại các bãi tập kết.

Tại Khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành 03 [ba] nhóm khác nhau, bao gồm: [i] Nhóm được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất; [ii] Nhóm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; và [iii] Nhóm phải xử lý.

Tại Khoản 12 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường [Nghị định số 08/2022/NĐ-CP], chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường. Do đó, chất thải rắn xây dựng được coi là chất thải công nghiệp và được quản lý như chất thải công nghiệp.

Tại Khoản 5 Điều 65 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Xây dựng được giao ban hành quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường [bao gồm có chất thải rắn xây dựng] làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và sử dụng trong các công trình xây dựng.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã và đang tổ chức xây dựng, dự thảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan đối với việc sử dụng chất thải rắn xây dựng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và các mục đích khác trong các công trình xây dựng làm cơ sở để các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng, góp phần tiết kiệm đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bài toán khó

Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, nhiều công trình và cơ sở hạ tầng được triển khai. Những khu đô thị cũ bị xuống cấp đã và đang thay thế bằng công trình mới quy mô và hiện đại. Hệ thống giao thông cũng từng bước được cải tạo, nâng cấp và mở rộng… Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đã tạo ra lượng rất lớn phế thải công trình, làm ảnh hưởng đến môi trường và tốn diện tích bãi thải. Việc này khiến các TP đang phải đối mặt với thực trạng thiếu trầm trọng nơi tập kết, trung chuyển đất thải, PTXD; ngày càng khan hiếm các nguồn vật liệu tự nhiên.

Theo số liệu báo cáo từ Bộ TN&MT, mỗi ngày tại những đô thị lớn của Việt Nam như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng... lượng chất thải rắn phát sinh ra môi trường khoảng 50.000 – 60.000 tấn, PTXD chiếm từ 12 – 15% tổng số lượng chất thải rắn đô thị. Trong khi đó, phương pháp xử lý phổ biến nhất hiện nay là chôn tại những bãi chôn lấp. Tuy nhiên, đó chỉ là một lượng rất nhỏ còn phần lớn PTXD vẫn hằng ngày đổ bất hợp pháp ra môi trường.

Quang cảnh nhà máy điện rác Sóc Sơn. Ảnh: Viết Niệm  

Trước việc một nguồn tài nguyên đang bị lãng phí, các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá, việc sử dụng PTXD làm vật liệu tái chế có thế đem lại nhiều ý nghĩa cả về khoa học, kỹ thuật cũng như lợi ích kinh tế, môi trường. Khi có thể vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, không mất diện tích đất cho bãi đổ, giảm lượng chất thải công nghiệp và tiết kiệm chi phí xử lý cũng như vận chuyển đến bãi chôn lấp, lệ phí xử lý rác thải.

Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có liên quan đến việc xử lý PTXD. Mới đây, Bộ Xây dựng đã ký văn bản gửi một số bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn, nhà máy tổng hợp, báo cáo việc xử lý, sử dụng phế thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành và UBND tỉnh căn cứ theo nội dung, nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 08/CT-TTg tổng hợp kết quả đã thực hiện trong năm 2021. Trong đó, một số tập đoàn và các nhà máy nhiệt điện sẽ tổng hợp kết quả thực hiện đề án xử lý và tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao của các đơn vị trực thuộc bao gồm các thông tin: Lượng phát thải và khối lượng tiêu thụ trong năm 2021 theo từng lĩnh vực [sản xuất vật liệu xây, xi măng, vật liệu san lấp...], tổng khối lượng tro, xỉ, thạch cao tồn đọng tại bãi chứa. Sau khi tổng hợp các kết quả thực hiện, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ và đề xuất hướng xử lý.

Hiệu quả về kinh tế, tránh lãng phí

Theo ông Nguyễn Huy Quang - chuyên gia xây dựng Công ty TNHH Kiểm toán định giá và Tư vấn tài chính Việt Nam [Facom], PTXD hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, phân loại và tái chế, phần lớn được đổ ra các bãi rác thải sinh hoạt, lẫn với các chất thải rắn hoặc chôn lấp bừa bãi, gây lãng phí diện tích đất chôn lấp; đồng thời lãng phí nguồn VLXD mà đáng ra có thể tận dụng tái sử dụng thay thế các cốt liệu tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt.

"Chính vì thế, việc nghiên cứu tái sử dụng và tái chế PTXD đã được nhiều nước trên thế giới dành nhiều quan tâm từ vài thập kỷ qua đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu, Australia, Trung Quốc... Các dạng tái sử dụng chủ yếu như: làm lớp vật liệu nền đường, vỉa hè [lớp Base, subase], lớp đệm lót và ổn định hệ thống đường ống ngầm... Trong đó, lượng PTXD được tái sử dụng nhiều nhất làm nền đường giao thông, cốt liệu tái chế cho các loại bê tông" - ông Quang cho hay.

Theo TS Tống Tôn Kiên - Khoa Vật liệu xây dựng, trường Đại học Xây dựng, PTXD rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Chất lượng vật liệu này cũng rất khác nhau khi thu gom từ các nguồn, công trình. "Các thành phần chính của PTXD bao gồm các mảnh vỡ của bê tông xi măng; gạch đất nung, gạch ceramic ốp, lát; vữa xi măng - cát, vữa tam hợp vôi - xi măng; kính xây dựng; thạch cao xây dựng... Tất cả đều có khả năng tái chế thành các loại vật liệu thông dụng phù hợp với yêu cầu cũng như mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau. Có thể dùng tất cả các loại phế thải xây dựng làm vật liệu san nền cho công trình, làm cốt liệu tái chế cho bê tông và vữa xây dựng" - TS Tống Tôn Kiên cho hay.

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá, việc tận dụng phế thải làm vật liệu tiết kiệm nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt đang ngày đêm bị khai thác, tận dụng các loại vật liệu phế thải tại công trường giảm chi phí vận chuyển, đồng thời, tăng hiệu suất sử dụng các loại vật liệu tự nhiên. Việc sử dụng vật liệu tái chế có thể chế tạo được các loại sản phẩm có giá thành thấp hơn vật liệu chế tạo mới từ nguyên liệu tự nhiên, tăng hiệu quả dự án. Tuy nhiên hiện thực hóa, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần phải đưa ra các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật để có thể tái sử dụng làm những loại VLXD phù hợp.

Các cốt liệu tái chế từ PTXD có cấu tạo rỗng xốp và nhẹ hơn cốt liệu tự nhiên. Phế thải từ kết cấu bê tông có thể dùng làm cốt liệu lớn cho bê tông. Phế thải từ hỗn hợp phế thải, phế thải tường và vữa có thể dùng làm cốt liệu nhỏ cho bê tông và vữa tái chế.

TS Tống Tôn Kiên - Khoa Vật liệu xây dựng, trường Đại học Xây dựng

Nguồn: Kinh tế& Đô thị

Your browser does not support the audio element. Miền Bắc

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Bằng việc sử dụng các loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên sẽ giảm được công đoạn chế biến và xử lý, tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành xây dựng với những tác hại đến môi trường

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngành xây dựng góp tới 23% ô nhiễm không khí, 50% thay đổi khí hậu, 40% ô nhiễm nước uống và 50% chất thải chôn lấp. Trong nghiên cứu riêng biệt của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ [USGBC], ngành xây dựng chiếm 40% mức sử dụng năng lượng trên toàn thế giới, với ước tính đến năm 2030 lượng khí thải từ các tòa nhà thương mại sẽ tăng 1,8%.

Hơn nữa, hoạt động xây dựng có thể thay đổi đáng kể bề mặt của một vùng đất do phần lớn là dọn sạch thảm thực vật và khai quật, vốn phổ biến trong nhiều dự án xây dựng. Theo cơ quan này, kết quả có nghĩa là môi trường xung quanh có thể bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các hồ nước xung quanh, nơi đã trải qua sự gia tăng ô nhiễm do các dự án xây dựng khác nhau trong các năm gần đây.

Môi trường xung quanh những công trình xây dựng có thể bị ô nhiễm nặng. [Ảnh minh họa]

Ngoài ra, nghiên cứu của Kleiwerks nói rằng vật liệu xây dựng, chẳng hạn như bê tông, nhôm và thép, chịu trách nhiệm trực tiếp cho lượng phát thải CO2 lớn của Hồi do hàm lượng cao của hàm lượng năng lượng được thể hiện trong nhà, với 9,8 triệu tấn CO2 được tạo ra từ sản xuất 76 triệu tấn bê tông thành phẩm tại Mỹ.

Ở Anh, các con số này đã không được chú ý, với việc xuất bản Hướng dẫn xanh, công trình của Oxford Brookes và ngành xây dựng Vương quốc Anh, đưa ra cách các công ty xây dựng có thể sử dụng vật liệu để giúp môi trường. Sau khi công bố hướng dẫn, 230.000 dự án xây dựng đã cải thiện vị thế môi trường của họ, với hơn một triệu công ty xây dựng đang chờ chứng nhận trên toàn thế giới, theo cơ quan này.

Tại Mỹ, EPA giám sát việc bảo vệ môi trường và có một số quy tắc và quy định để đảm bảo ngành xây dựng có thể giảm tác động tiêu cực đến khí hậu.

Vật liệu xanh giúp công trình bền vững hơn

Tại Việt Nam, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, thử nghiệm trong lĩnh vực phát triển vật liệu xây dựng cho vùng ven biển, hải đảo được nghiên cứu sử dụng các phụ gia, chất thải công nghiệp để đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng, thay thế nguyên liệu, khoáng sản truyền thống như đá, cát, sỏi….

Việc thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, tái sử dụng, xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân bón để làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, làm đường giao thông cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Hiện các dự án sản xuất vật liệu xây dựng được đầu tư mới theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa ngày càng cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, sản xuất ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

Một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh, thân thiện môi trường, cơ bản đã loại bỏ, chuyển đổi công nghệ cũ, lạc hậu.

Đá.

Nghĩ tới việc xây nhà, bạn nghĩ ngay đến những viên gạch đất nung vuông vắn hoặc những khối bê-tông đúc sẵn rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng những viên đá sẵn có tại địa phương, bạn hoàn toàn có thể xây cho mình một ngôi nhà độc đáo, xinh xắn, hơn nữa lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Tận dụng những viên đá để xây nhà. [Ảnh minh họa]

Các bức tường bằng đá hấp thụ nhiệt tốt; điều này có nghĩa rằng, khi thời tiết bên ngoài nóng bức, nó sẽ hấp thụ bớt lượng nhiệt này và giữ cho không khí trong nhà dễ chịu hơn bên ngoài; ngược lại, vào mùa đông, nó dùng cơ chế hấp nhiệt tương tự để hấp thu nhiệt từ bên ngoài và “sưởi” cho không gian bên trong được ấm áp.

Đây là loại vật liệu thích hợp dùng ở các vùng sa mạc nơi có sự khác biệt nhiệt lượng rất lớn giữa ngày và đêm. Loại vật liệu này nếu được sử dụng hợp lý sẽ là một giải pháp kinh tế cho việc điều hòa nhiệt độ vì căn nhà có thể tự sưởi ấm hay làm mát mà không cần đến lò sưởi hay máy lạnh. nó giúp giảm lượng năng lượng dùng cho việc sưởi ấm/làm mát trong nhà.

Rơm.

Những kiện rơm được nén chặt là loại vật liệu xây dựng vô cùng chắc chắn và bền vững. Chúng được dùng như những khối để xây dựng kết cấu nhà, hay dùng như lớp cách nhiệt. Những bức tường dày xây bằng rơm này có tác dụng cách nhiệt tuyệt vời, mang lại hiệu quả năng lượng cao hơn khoảng 75% so với tường xây dựng kiểu truyền thống.

Rơm được coi là loại vật liệu xây dựng vô cùng chắc chắn và bền vững. [Ảnh minh họa]

Trái với suy nghĩ của bạn cho rằng những căn nhà xây bằng rơm là mối hiểm họa hỏa hoạn, chúng có khả năng chống chọi với lửa cao gấp 2 lần so với các loại nhà thông thường vì những kiện rơm được nén rất chặt không chừa chỗ cho khí oxy lọt vào trong, và vì thế đây là loại vật liệu rất khó bốc cháy.

Tre

Việc sử dụng tre làm vật liệu trang trí từ lâu đã rất được ưa chuộng, và hiện nay, xu hướng sử dụng sàn nhà làm từ tre đang rất được ưa chuộng tại Mỹ. Ở Châu Á và Nam Mỹ, người ta thường dùng các loại gỗ để làm nhà, và tre là một loại gỗ vô cùng chắc khỏe, khỏe đến mức mà người ta đã dùng nó để làm đường cao tốc và xây dựng những chiếc cầu.

Tre là một loại gỗ vô cùng chắc khỏe để xây dựng. [Ảnh minh họa]

Đây còn là nguồn nguyên vật liệu có thể tái chế vì tre là một trong những loài có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Vòng đời của nó ngắn hơn rất nhiều so với các loại cây gỗ, và việc thu hoạch không làm ảnh hưởng đến bộ rễ, vì vậy nó có thể tiếp tục sinh sôi nhanh chóng. Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất, tre phải được xử lý qua hóa chất để biến nó thành vật liệu chống thấm nước và chống mối mọt.

Ngoài ra việc xây cất bằng loại vật liệu này đòi hỏi các kỹ thuật và phương pháp khác với các phương pháp xây dựng thông thường. Tuy nhiên, đây là loại vật liệu vô cùng dẻo dai và linh hoạt, có độ bền cực kỳ cao.

Gỗ thừa.

Các khúc gỗ thừa thay vì làm củi đốt cũng có thể dùng làm một loại vật liệu xây dựng vừa độc đáo vừa chắc chắn. Để có loại vật liệu này, bạn có thể hỏi mua tại các xưởng cưa, các cửa hàng chế tác đồ nội thất gỗ, hoặc dùng những thân cây đã chết. Các khúc gỗ được cắt lại thành những đoạn có chiều dài bằng nhau, được kết nối với nhau bằng vữa, có thể là vữa làm bằng xi-măng, hoặc đất sét.

Các khúc gỗ thừa không hoàn toàn vô dụng. [Ảnh minh họa]

Đây là loại vật liệu xây dựng vừa có tính cách nhiệt tốt lại vừa có tính hấp thụ nhiệt tốt. Các khúc gỗ có chức năng cách nhiệt, giữ cho không gian trong nhà ấm áp; còn lớp vữa lại có khả năng hấp thụ và tản nhiệt cho ngôi nhà. Sau một thời gian xây dựng, gỗ có thể co hoặc giãn và làm nứt lớp vữa, nhưng hãy yên tâm vì bạn hoàn toàn có thể khắc phục sự cố này bằng cách trét lại vữa lên chỗ bị nứt.

Tăng hiệu ứng khí thải nhà kính, tăng sự kết tụ khí CO2 trong bầu khí quyển... từ đó góp phần làm trái đất ngày một nóng lên, công trình xây dựng có những ảnh hưởng to lớn đến môi trường mà không phải bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rõ.

Các nhà nghiên cứu môi trường đã chỉ ra, trong vòng 15 năm trở lại đây, các công trình xây dựng góp phần làm tăng 20% hiệu ứng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Trên thực tế, trong khi các ngành công nghiệp và nông nghiệp đã cho thấy sự cải thiện bằng cách giảm 22% và 10% khí thải thì khí thải từ các công trình xây dựng lại tăng thêm 22%, chỉ kém ngành giao thông vận tải với chỉ số 23%. Đó quả thực là một con số đáng lo ngại.

Nguyễn Linh[T/h]

Video liên quan

Chủ Đề