Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được sáng tác trong giải đoạn nào


Phan Bội Châu [1867-1940]

  • Tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam
  • Là người làng Đan Nhiệm [có tài liệu ghi là Đan Nhiễm], nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Năm 33 tuổi, ông đỗ Giải nguyên [đỗ đầu kì thi Hương].
  • Là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX, từng xuất dương sang Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
  • Là một nhà văn, nhà thơ lớn có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ.
  • Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại ở cả chữ Hán và chữ Nôm như thơ, tiểu thuyết, hồi kí... Đó là những tác phẩm: Hải ngoại huyết thư [thơ chữ Hán], Sào Nam thi tập [thơ chữ Hán và chữ Nôm], Trùng Quang tâm sử [tiểu thuyết chữ Hán], Văn tế Phan Châu Trinh [chữ Nôm], Phan Bội Châu niên biểu [hồi kí chữ Hán]...
  • Nội dung trong các sáng tác của ông đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường.

Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được sáng tác vào đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông [Trung Quốc] bắt giam.

Xuất xứ

Bài thơ nằm trong tác phẩm Ngục trung thư [Thư viết trong ngục]

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật

Chủ đề

Bài thơ khắc họa hình tượng nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu có phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục khốc liệt của kẻ thù, vững tin ở sự nghiệp cứu nước.

Bố cục

Bài thơ được chia theo đúng bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú: đề - thực - luận - kết

  • Hai câu đề: Tư thế, phong thái ung dung, lạc quan của nhà thơ
  • Hai câu thực: Tầm vóc phi thường của nhà thơ
  • Hai câu luận: Khí phách hiên ngang, không khuất phục
  • Hai câu kết: Thái độ lạc quan, cứng cỏi, sự khẳng định chắc chắn niềm tin ở tương lai

NỘI DUNG [edit]

1. Hai câu đề [Câu 1 và 2]

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

* Câu 1
  • Điệp từ "vẫn":  khẳng định bản lĩnh không thay đổi
  • Hai từ hào kiệt, phong lưu: biểu hiện một phong thái thật đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, lại vừa hào hoa tài tử.

- "Hào kiệt" là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường

- "Phong lưu" là người có dáng vẻ lịch sự, trang nhã, ung dung, đường hoàng.

* Câu 2

  • Cách nói của người anh hùng khi lỡ bước sa cơ.
  • Coi nhà tù chẳng qua chỉ là chốn tạm nghỉ chân trên chặng đường dài bôn tẩu của anh hùng hào kiệt, nếu có thấy mỏi mệt thì "hãy ở" tù [giọng thơ dí dỏm]

→ Hai câu thơ cho thấy phong thái ung dung, đường hoàng, lạc quan với khí phách hiên ngang, kiên cường bất khuất, vượt lên hoàn cảnh.

2 Hai câu thực [Câu 3 và 4]

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu

  • Phan Bội Châu tự nói về cuộc đời bôn ba chiến đấu của mình đầy sóng gió và bất trắc:

- Nhà thơ tự nhận mình là khách không nhà trong bốn biển, vì ông là người hoạt động cách mạng xa quê hương, phải đi khắp năm châu bốn biển. Thực tế mười năm xa cách quê hương, ông trở thành người không quê hương, không gia đình, không người thân thích.

- Hơn nữa, vì là một người yêu nước, tham gia hoạt động cách mạng, ông bị trục xuất khỏi Nhật Bản, sống không hợp pháp tại Trung Quốc, bị thực dân Pháp kết án tủ hình vắng mặt nên bị coi là "người có tội giữa năm châu", đi đến đâu ông cũng bị truy đuổi như một tội phạm, cũng có nguy cơ bị bắt bớ, không nơi nào được yên ổn.

  • Sử dụng phép đối cả ý, lời lẫn thanh: đã - lại, khách không nhà - người có tội, trong bốn biển - giữa năm châu.
  • Giọng điệu đau xót, cố nén nỗi đau.

→ Hai câu thơ làm nổi bật tầm vóc lớn lao phi thường của người tù cách mạng yêu nước Phan Bội Châu dù hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt vẫn giữ vững chí khí, tác phong hào kiệt.

3. Hai câu luận [Câu 5 và 6

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

  • Hình ảnh Bồ kinh tế  hình ảnh vật thể hóa một khái niệm trừu tượng, được hiểu là sự nghiệp cứu nước cứu dân.

- Bồ: đồ đựng bằng tre, nứa.

- Kinh tế: kinh bang tế thế, tức là trị quốc an dân, cứu đời, cứu vãn thời cuộc. Khác với kinh tế hiểu theo nghĩa hiện nay là hoạt động làm ra của cải vật chất như sản xuất, kinh doanh.

 Cả câu thơ cho thấy thái độ kiên quyết, mạnh mẽ, tác giả vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời, cho dù bị giam trong tù, sự nghiệp cách mạng chưa thành, vẫn còn dang dở và đầy khó khăn, thử thách, cho dù sống trong sự bủa vây của đế quốc và các thế lực phản động cũng không buông tay.

  • Mở miệng cười tan cuộc oán thù: Thái độ lạc quan, ngạo nghễ với niềm tin cuộc cách mạng sẽ thắng lợi.
  • Phép đối ý, đối lời trong hai câu thơ: Bủa tay - Mở miệng, ôm chặt - cười tan, bồ - cuộc, kinh tế - oán thù

→ Hai câu thơ cho thấy khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt cho dù tình trạng có bi kịch đến mức độ nào thì vẫn ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Đây là tiếng nói của con người thân thể bị giam giữ nhưng tinh thần hết sức tự do.

4. Hai câu kết

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

  • Thân ấy: tác giả nói chính mình
  • Điệp từ "còn"  ở giữa câu thơ thứ nhất khiến cho lời thơ trở nên dõng dạc, dứt khoát.

Câu thơ cho thấy quan niệm sống của nhà chí sĩ: ngày nào còn sống thì còn đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa, sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc.

  • Cách nói bao nhiêu, sợ gì đâu: cho thấy thái độ bất chấp mọi nguy hiểm, vượt lên gian khổ trong đấu tranh.

→ Hai câu thơ khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể nào bẻ gãy, khẳng định niềm tin vào chính mình, vào sự nghiệp, vào cuộc đời.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Giọng điệu hào hùng, lãng mạn, đầy nhiệt huyết.
  • Lối nói khoa trương được sử dụng cùng bút pháp lãng mạn khiến cho tầm vóc con người trở nên lớn lao, mạnh mẽ.
  • Những cặp câu đối nhau góp phần tạo âm hưởng, nhịp điệu câu thơ.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề