Văn khấn 27 7 tại nhà

  • việt nam mới
  • Trang TTĐTTH Của công ty VietnewsCorp
  • Lầu 3 - Compa Building - 293 Điện Biên Phủ - Phường 15 - Bình Thạnh - TPHCM
  • Hotline: 0938189222
  • việt nam biz
  • Trang TTĐTTH Của công ty VietnewsCorp
  • Lầu 3 - Compa Building - 293 Điện Biên Phủ - Phường 15 - Bình Thạnh - TPHCM
  • Hotline: 0938189222
  • shop rượu vang trái ngọt
  • shop rượu ngoại trái ngọt
  • bia nhập khẩu trái ngọt
  • Shop Rượu Ngoại, Rượu Vang, Bia Nhập Khẩu Trái Ngọt
  • 181 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM
  • Hotline: 0938.90.92.95
  • thiết bị spa minh trí
  • Thiết Bị Spa & Dụng Cụ Spa Minh Trí
  • 485/2 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TpHCM
  • Hotline: 0946.623.537
  • xíu ohui
  • Shop Mỹ Phẩm Ohui Whoo - Xíu Ohui
  • 120/98/8 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Hotline: 0937 22 07 83
  • hải sản ông giàu
  • Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu
  • 80/28 Đường số 9, KP5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp HCM
  • Hotline: 0913.433.587 / 0903.732.293
  • đông trùng hạ thảo medifun
  • Đông Trùng Hạ Thảo CordyPure - Medifun
  • 120/98/8 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
  • Hotline: 0937 22 07 83
  • hải sản tươi sống
  • mỹ phẩm ohui
  • thiết bị spa

Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Văn Khấn Các Anh Hùng Liệt Sỹ xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất ngày 22/03/2022 trên website Iseeacademy.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung Văn Khấn Các Anh Hùng Liệt Sỹ để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 77.220 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Bài Văn Khấn Bà Chúa Năm Phương Đầy Đủ Chính Xác Nhất
  • Văn Khấn Bà Chúa Kho Và Cách Sắm Lễ Đi Đền Bà Chúa Kho
  • Văn Khấn Đền Bà Chúa Kho Chuẩn Phong Tục Để Cả Năm Lộc Tài Rủng Rỉnh
  • Bài Văn Khấn Bà Cô Ông Mãnh Đầy Đủ Chi Tiết
  • Văn Khấn Bài Cúng Ban Đức Ông Ở Chùa
  • Cứ đến ngày 27/7 hàng năm, cả nước lại hướng tâm tưởng nhớ đến hàng nghìn, hàng vạn anh hùng đã hi sinh để gìn giữ bảo vệ tổ quốc tươi đẹp. Việc đọc văn khấn anh hùng liệt sỹ để cúng viếng các vị anh hùng là hoàn toàn hợp lý.

    Ý nghĩa lịch sử

    Hằng năm, cứ vào ngày 27/7 tại các trường trung học, tiểu học hoặc các hội thanh niên đoàn thể lại tổ chức lễ thắp nến tri ân tại các nghĩa trang liệt sỹ địa phương để tưởng nhớ đến những công lao to lớn, những đóng góp không ngừng nghỉ của chiến sỹ bộ đội ta. Do đó, hành động đọc bài văn khấn anh hùng liệt sỹ có ý nghĩa cực kỳ to lớn, truyền thống uống nước nhớ nguồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa tinh thần yêu nước suốt bao năm qua.

    Lễ vật cần chuẩn bị

    Cần chuẩn bị một số lễ vật đơn giản như: Hoa tươi, trái cây, hương, nải chuối vàng và oản trắng.

    Nội dung văn khấn anh hùng liệt sỹ

    Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] … ơi!

    Khi Tổ quốc trong cơn binh lửa,

    Lúc non sông thảm họa chiến binh,

    Chí anh hùng vì nước hy sinh,

    Gan tráng sĩ có xá gì còn hay mất.

    Cũng có lúc nằm gai nếm mật,

    Nhớ những khi nắng núi mưa ngàn,

    Quyết quên mình cho Tổ quốc vinh quang,

    Làm rạng rỡ cho con Hồng cháu Lạc.

    Nơi trận địa thịt tan xương nát,

    Mảnh hình hài mặc cho cỏ đất gió rung,

    Trước tượng đài Tổ quốc ghi công,

    Cả dân tộc mang ơn anh muôn thuở.

    Mộ phần nơi đâu dầu dầu ngọn cỏ,

    Nơi chiến trường vì nước quên thân,

    Lòng thành toàn Đảng toàn dân,

    Nhớ người liệt sĩ lưu danh sử vàng.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài Văn Khấn An Vị Thần Tài, Lập Bát Hương Cúng Thần Tài
  • Download Văn Khấn An Vị Tượng Phật File Doc
  • Bài Văn Khấn Mùng 2 Tết, Cúng Thần Linh, Gia Tiên
  • Văn Khấn Truyền Thống, Văn Khấn Cổ Truyền
  • Văn Khấn Cúng Rằm Trung Thu 15/8 Âm Lịch
  • --- Bài mới hơn ---

  • Những Bài Văn Khấn Đi Chùa Cầu Bình An, Tài Lộc, Giải Hạn
  • Cách Bốc Bát Hương Đúng Chuẩn [Có Kèm Video Hướng Dẫn]
  • Nghi Lễ Cúng 100 Ngày Bốc Bát Hương – Những Lưu Ý Quan Trọng
  • Cách Bốc Bát Hương Thổ Công Đơn Giản, Linh Nghiệm Tại Nhà
  • Trả Lễ” Đền Bà Chúa Kho Đầu Năm Mới
  • Nam mô Tây Phương phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật

    Kính nghe:

    Tây phương Giáo Chủ, cứu người sinh khỏi cảnh luân hồi.

    Cực lạc Thế Tôn, tiếp kẻ thác lên đường trực vãng.

    Cây ngọc bể hàng cõi nước, chim Ca Lăng lắng kệ Bồ đề.

    Mây vàng che phủ phương trời, đàn Khổng Tước nghe kinh giải kết.

    Nghe diệu nghĩa khởi lòng kính tín, lập chí tiến tu.

    Hiểu pháp âm ngộ đạo từ bi, phát tâm bất thoái.

    Người hiện thế tăng cường tuệ mệnh, phúc trí viên minh.

    Khách mãn phần gột sạch nghiệp căn, thân tâm bất loạn.

    Duyên nay tại nước Việt Nam – Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm ngày 22 tháng 12 – ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tăng Ni Phật giáo Thủ đô cùng Uỷ ban Hoà bình Thành phố và Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, các giới chí thiết lòng thành dâng nén tâm hương cúng dàng chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, nhất tâm cầu nguyện siêu độ cho hương linh các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân, cùng đồng bào tử nạn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc và vụ thảm sát B52 tại Thủ đô Hà Nội tháng 12 năm 1972.

    Than ôi!

    Họa chiến tranh từng chia cắt đất Việt,

    Nạn ngoại xâm đã giầy xéo trời Nam.

    Phận gái trai đành gánh vác nợ non sông,

    Người chiến sỹ phải hy sinh đời oanh liệt.

    Nhớ các anh hùng liệt sỹ!

    Vì chính nghĩa mất còn nào tiếc,

    Rửa nhục chung sống chết đâu màng.

    Chốn sa trường trải mật phơi gan,

    Nơi trận địa nóng sôi nhiệt huyết.

    Nhớ năm xưa.

    Trên tiền tuyến miền Nam thắng lớn, Mỹ – Nguỵ thua sắp phải đầu hàng.

    Ở hậu phương miền Bắc vững vàng, quyết tâm xây Chủ nghĩa xã hội.

    Nào ai ngờ “ Cùng đường phá dậu” giặc đem B52 rải thảm Thủ đô, biến miền Bắc về thời kỳ đồ đá.

    Thế mới biết “ Nước nguy dân cứu”, cả dân tộc chung sức đồng lòng, cùng Hà Nội làm lên trận Điện Biên Phủ trên không.

    Vậy nên các anh hùng liệt sỹ!

    Gió đạn mưa bom ào ạt, trận địa pháo xông pha diệt Mỹ

    Núi xương biển máu lăn mình, pháo cao xạ bắn hạ B52.

    Màn trời chiếu đất, mười hai ngày đêm không ngủ, lướt trời lồng giãi nắng giầm mưa.

    Vó ngựa sa trường, cả đất nước hướng về Hà Nội, bệnh viện, trường học tan hoang.

    Vì nước vì dân, trước cái chết vươn mình quyết tiến

    Thương giống thương nòi, tuổi thanh xuân nuôi chí anh hùng.

    Đạn nổ súng rền, gió mưa bom long trời nở đất, thi đua quyết thắng xung phong,

    Cờ phất còi reo, tiếng trống giục, mặt đất bầu trời gắng sức anh hùng bảo vệ.

    Dưới làn bom thịt nát xương tan, đành ngã gục không hề nuối tiếc,

    Trước mũi súng ruột tuôn máu đổ, cam luỵ mình chẳng chịu phục hàng.

    Người chiến sỹ đền xong nợ nước, trang sử vàng ghi dấu hiên ngang.

    Đấng anh hùng rửa sạch nhục chung, đài liệt sỹ nêu gương trung liệt.

    Than ôi!

    Vì nước quên mình, sống oanh liệt, chết càng oanh liệt.

    Xả thân báo Quốc, sống vinh quang, chết cũng vinh quang.

    Cảm thương người, bom rơi đạn lạc, tai nạn chiến tranh,

    Xót thương kẻ, họng súng mũi tên, chết oan vì giặc.

    Nhờ Đức Phật độ về cõi tịnh, nương tiếng kinh thoát kiếp đao binh

    Nơi dạ đài các liệt sỹ có linh, theo thể phách về trai đàn chứng giám.

    Nay thời, đất nước hoà bình, quốc gia thịnh vượng, chiến tranh tuy đã đi qua, nhưng dấu vết còn in trong tâm khảm.

    Vậy nên, Tăng chúng vân tề, nhân dân kết tập, đại chúng đồng thanh khấn nguyện, cầu hương linh chóng được siêu sinh.

    Chư gia nhất chí cần cầu, mong linh phách xuôi nguồn tịnh cảnh

    Hiện tiền đại chúng: Kinh Di Đà một hội phúng người chu viên

    Biểu văn thượng tấu mươi hàng, kính mong chứng giám.

    Kính dâng: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật – tác đại chứng minh.

    Ngửa trông:

    Di Đà Giáo Chủ dùng tràng phan tiếp dẫn linh hồn,

    Địa Tạng Đại sư rung tích trượng khai thông địa ngục.

    Ngài Quan Âm rủ lòng từ mẫn, đưa người sinh tới cõi chân như.

    Đức Thế Chí ra sức biện tài, dẫn kẻ thác về nơi giải thoát.

    Chốn Cực lạc quê hương muôn thuở, ruổi bước thang mây,

    Cảnh trần gian giả tạm nhất thời, quay đầu xe pháp.

    Lại nguyện:

    Trên thập điện Diêm Vương hoan hỷ, gióng kệ khai thông

    Dưới cửu u ngục tốt đê đầu, nghe kinh giải kết.

    Chư tôn Sứ giả đón linh hồn đến trước đài sen

    Tứ trấn Thăng Long đưa chân phách tới nơi bệ ngọc.

    Nước dương sái tịnh, chốn âm cung hưởng chữ an vui.

    Cầu chú hộ thân, nơi tử phủ nghe đều lợi lạc.

    Âm dương bất nhị, đạo từ bi ngũ phúc biền chăn.

    Sinh tử hà thù, lòng hỷ xả tam đa cát khánh

    Thượng chúc:

    Phật nhật tăng huy – Pháp luân thường chuyển, mưa hoà gió thuận, nước thái dân an, thế giới hoà bình, nhân dân lạc nghiệp, Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thăng long muôn thuở vững bền.

    Giải tấm lòng thành, biểu văn thượng tấu.

    Biểu tuyên tại chùa Mộ Lao – Trụ sở Thành hội Phật giáo Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm Tân Mão.

    Kính mong chứng giám.

    Share this:

    Like this:

    Số lượt thích

    Đang tải…

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Hợp 4 Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Đầy Đủ Nhất
  • Bài Văn Khấn Cúng Mụ Trước Khi Sinh – Cúng Đôm Lẻ
  • Hướng Dẫn Chi Tiết Lễ Cúng Khi Chuyển Văn Phòng Về Địa Điểm Mới Giúp Công Ty Trở Nên Hưng Thịnh Và Phát Đạt – Phú Mỹ Express
  • Có Bao Nhiêu Hình Thức Tạ Mộ Trong Phong Tục Người Việt?
  • Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Khánh Thành
  • --- Bài mới hơn ---

  • Văn Khấn An Vị Thần Tài Thổ Địa
  • Cách Thỉnh Thần Tài Thổ Địa Để Phú Quý Giàu Sang Nhất
  • Bài Khấn An Vị Phật
  • Nghi Thức An Vị Tượng Phật
  • Cách Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia Trang Nghiêm Đúng Pháp
  • [VINASME] – Ngày 23/7/2015, Đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã tổ chức làm Lễ cầu siêu, cầu mong quốc thái dân an tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

    Tại buổi lễ, đồng chí Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có bài Lễ văn quan trọng, VINASME xin trích dẫn gửi đến bạn đọc bài Lễ văn quan trọng này.

    ……

    “Kính thưa hương linh các Anh hùng liệt sỹ Trường Sơn!

    Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, thưa các ông bà, các anh chị!

    Hôm nay, ngày 23 tháng 7 năm 2022 [tức ngày 8 tháng 6 năm Ất Mùi], nhân Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sỹ Việt Nam; tại Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, chúng tôi gồm 300 đại biểu là các đồng chí lãnh đạo, các cựu Chiến binh, các doanh nhân và các đoàn viên thanh niên ưu tú, đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Đoàn thanh niên tỉnh và các ngành trong tỉnh, đại diện Quỹ Mãi mãi Tuổi 20 và Ban quản lý Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

    Với sự trân trọng và tấm lòng thành kính thiêng liêng, kính cáo với hương linh các Anh hùng liệt sỹ Trường Sơn, xin phép thực hiện Lễ Cầu siêu cho hương linh các Anh hùng liệt sỹ và vận động quyên góp xây dựng Nhà khách miễn phí Trường Sơn, Tượng đài “Mãi mãi Tuổi 20”, để phục vụ cho thân nhân các gia đình liệt sỹ, các cựu Chiến binh và bà con nhân dân khi tới thăm viếng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn.

    Hôm nay, tại vùng đất thiêng liêng đã có hàng vạn người con ưu tú xã thân vi cuộc sống hòa bình, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Trước anh linh các Anh hùng liệt sỹ và lá cờ tổ quốc thiêng liêng được rước từ đền thờ Bác Hồ kính yêu tại Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên vòng hoa tươi thắm, thắm hơn 10 ngàn nén hương thơm, hơn 10 ngàn ngọn nến…để bày tỏ lòng thành kính của các doanh nhân, của cộng đồng xã hội đối với các anh, các chị đã không tiếc máu xương hiến dâng cả tuổi thanh xuân và xương máu của đời mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc; làm trọn trách nhiệm vinh quang mà Tổ quốc giao phó, đem lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam. Máu đào của các anh, các chị đổ xuống đã nhuộm đỏ thêm màu cờ Tổ quốc, làm xanh thêm những mãnh đất quê hương.

    Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động này, chúng tôi nguyện phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của thế hệ cha anh, nguyện ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và bản lĩnh trí tuệ của những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần công sức của mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.

    Trước hương linh các Anh hùng liệt sỹ, chúng tôi đồng lòng xin hứa, sẽ cố gắng hết sức mình để cho những mơ ước sớm trở thành hiện thực”…

    …. “Để tưởng nhớ tới hương linh các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đề nghị chúng ta để một phút tưởng niệm”.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Điếu Văn Tưởng Niệm, Cầu Siêu Các Anh Hùng Liệt Sỹ Và Những Người Có Công Với Nước Với Dân
  • Bài Văn Khấn, Cách Sắm Lễ Cúng Sửa Nhà, Lễ Tạ Sau Khoản Thời Hạn Hoàn Thành Xong
  • Cách Cúng Sửa Nhà: Lễ Vật, Mâm Cúng, Văn Khấn Xin Sửa Nhà
  • Văn Khấn Khi Động Thổ, Sửa Chữa
  • Bao Sái Là Gì? Những Kiêng Kỵ Phải Nhớ Khi Bao Sái
  • --- Bài mới hơn ---

  • Mộ Cô Võ Thị Sáu Và Những Câu Chuyện Bí Ẩn
  • Sự Thật Về Nữ Anh Hùng Liệt Sĩ Võ Thị Sáu: Không Phải Ngẫu Nhiên Mà Nhân Dân Lại Phong Thánh Cho “cô Sáu” Và Đến Thắp Hương Lúc Nửa Đêm Tại Ngôi Mộ Linh Thiêng Nhất Nghĩa Trang Hàng Dương!
  • 60% Du Khách Đi Viếng Mộ Võ Thị Sáu Côn Đảo Chưa Biết Điều Này
  • Cung Cấp Mâm Cúng Rằm Tháng 7
  • Sách Nghi Thức Sắm Lễ Dùng Trong Cúng Lễ Thông Dụng
  • Mộ Anh Hùng Liệt Sỹ Võ Thị Sáu Ở Côn Đảo

    Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.

    Cầu Tàu 914 Côn Đảo

    Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.

    Đi du lịch Côn Đảo sẽ được lắng nghe tiểu sử về chị: Mới 14 tuổi,chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 chị bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở nơi này. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại mảnh đất này. Trước khi cái chết của chị, chị hô vang những lời cuối cùng “Hồ Chủ tịch muôn năm!”

    Chị Sáu chết khi mới 19 tuổi. Tài sản riêng của chị chỉ có 2 bộ quần áo. Ngoài ra không còn gì nữa. Ngay cả tình yêu, vì bận chiến đấu, tình yêu cũng chưa đến với chị. Có lẽ tài sản thiêng liêng của chị là tình yêu Tổ quốc. Chị đã hiến dâng tất cả tuổi thanh xuân của mình cho tình yêu ấy.

    Trong đêm, mỗi ngôi mộ Hàng Dương được thắp một ngọn điện nhỏ như một cây nến, trông rất thiêng liêng, huyền ảo. Ban ngày lớp lớp những ngôi mộ kề nhau. Đến mộ chị Sáu ai cũng dừng lại thắp hương, nên mộ chị Sáu đông người đến thăm nhất, đứng lớp trong, lớp ngoài trang nghiêm, khói hương nghi ngút, hoa tươi xếp đầy trên mộ. Khi khách tản ra đi thắp hương cho các ngôi mộ khác, tôi mới để ý xếp gọn trên đỉnh mộ chị một chiếc áo lụa, một khăn quàng cổ, một vòng đeo cổ ngọc trai.

    Khách quý chị Võ Thị Sáu nên đem quà tặng chị. Để mình đưa cậu tới thăm nhà lưu niệm của chị.

    Đó là một ngôi nhà ba gian. Trong đó có mấy tủ áo dài đủ kiểu, đủ màu, một tủ và mấy bàn bày các đồ trang sức, các đồ kỷ niệm mà dân nơi nàyvà khách đến cúng trên mộ chị, được Ban di tích đưa về đây xây dựng một nhà lưu niệm, mới nhìn giống như một quầy hàng phong phú, đa dạng, cái nào cũng đẹp.Thì ra nhân dân yêu chị Võ Thị Sáu là vậy… Thế mới biết nếu đi chuyến đi mà không ghé qua địa điểm này thì đúng là một sự thiếu sót.

    Không yêu chị sao được “Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước”. 14 tuổi Sáu đã quấn quýt với người anh đi vũ trang, băng đường, vượt rừng đến thăm anh đóng ở Cầu Trọng. Nhờ tình cảm ấy bữa đi chợ nghe bạn kể: “Tao lo cho anh Năm mày. Hồi sáng tao đi ngang phố, thấy anh S. ở đơn vị anh Năm đi vào dinh cai Tổng Tòng, mắt lấm lét như về đầu thú. Lát sau tao quay lại, thấy bọn lính đi tuần các ngả đều tập trung về đồn, nhộn nhạo lắm, chắc tụi nó sắp càn vào cứ”. Linh tính báo việc chẳng lành, chị Sáu không kịp qua chợ báo cho má, Sáu rẽ ngay vào hẻm rồi băng đồng lên cứ thông tin cho các anh. Đơn vị anh Năm lập tức sơ tán và chuẩn bị chống càn. Quả nhiên bọn lính đi càn lọt vào ổ mai phục. Cuộc xuất quân đầu tiên của chị Sáu đã cứu được cả đội công an huyện, góp phần phá được trận càn.

    14 tuổi, chị Võ Thị Sáu thoát ly. Trận chiến đấu đầu tiên của chị Sáu là diệt Tổng Tòng ngay trong văn phòng của hắn. Đúng giờ G, chị Sáu rút lựu đạn liệng thẳng vào mặt Tổng Tòng rồi hô to: “Việt Minh tấn công”, rồi kéo mấy chị ở hàng ghế chờ làm căn cước cùng chạy. Trận ấy Tổng Tòng không chết. Sáu tiếc rẻ với anh Năm:

    – Giá em gan hơn, để lựu đạn xì ba bốn giây, thì Tổng Tòng tiêu rồi.

    Trận đánh quyết liệt của chị Sáu là giết Cả Đay, Cả Suốt. Dân rất căm ghét bọn này. Chúng thường cùng bọn lính vào chợ cướp vịt, cướp cá, cướp gạo của đồng bào. Đợi bọn chúng ra khỏi chợ, Sáu ném lựu đạn. Cả Suốt, Cả Đay và một tên lính giãy giụa trong vũng máu.

    Ý chí bất khuất của chị Võ Thị Sáu là khi chị lọt vào tay giặc. Đòn roi, tra tấn mấy chị cũng không khai. Khi ra tòa, quan hỏi chị:

    – Bị cáo có nhận lỗi như cáo trạng không?

    Không trả lời câu hỏi của hắn, chị hỏi lại:

    – Là quan tòa, ông có thể kết tội những người Pháp Đờ Gôn chống phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp không?

    Quan tòa lắc chuông:

    – Bị cáo chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không”.

    Chị Sáu nghiêm chỉnh đáp:

    – Tôi không có tội, yêu đất nước mình, chống lại thực dân xâm lược, không phải là một tội. Chị Sáu bị kết tội tử hình. Đó là bản án tử hình của bọn thực dân Pháp đối với một người con gái chưa đủ tuổi thành niên. Dư luận xôn xao, chúng không dám giết chị ở đất liền mà đưa ra Côn Đảo. Chị là người thiếu nữ đầu tiên bị đưa ra hành hình ở đây.

    Thật cảm động biết bao khi ở khám tử hình, chị Sáu nhờ người tới xin vợ chồng Cò:

    – Thưa ông bà, người tù kia sớm mai bị hành quyết. Cô ấy muốn xin được vài phút ra sân tắm nắng để được ngắm đất trời quê hương mình.

    Yêu quê hương đến thế là cùng. Trước sân Võ Thị Sáu xõa tóc hong gió. Cái bóng hồn nhiên nhỏ bé ấy đã làm vợ Cò trở về phòng, úp mặt xuống giường thổn thức.

    Đêm cuối cùng ấy trong xà lim Võ Thị Sáu hát suốt đêm những bài hát hào hùng: Cùng nhau đi hùng binh, Tiểu đoàn 307, Lên đàng.

    Phút giây chị Sáu ra pháp trường, đúng là những phút giây anh hùng. Xin hãy nhớ lại cuộc đối đáp giữa viên cố đạo và chị Sáu:

    – Bây giờ cha sẽ rửa tội cho con.

    – Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây.

    – Lạy Chúa! Trước khi chết con có ân hận gì không?

    – Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước.

    Có lẽ nào không rưng rưng nước mắt khi trước phút hành hình, chánh án yêu cầu chị Sáu có yêu cầu gì trước khi chết. Chị Sáu đã yêu cầu bỏ bịt mắt để chị nhìn đất nước mình đến giây phút cuối. Tràng đạn đã nổ trong tiếng hát bài Tiến quân ca của chị.

    Nhân dân nơi đâyđã lập đền thờ chị Sáu trên hòn đảo anh hùng và thiêng liêng này. Trước đền thờ là bức tượng chị Võ Thị Sáu trẻ trung đôi mắt thăm thẳm nhìn về tương lai. Bên phải tượng là mô hình hai bàn tay lồng vào nhau siết chặt. Chúng tôi hiểu đó là biểu tượng của ý chí bất khuất. Chúng tôi vào đền thắp hương cho chị Sáu, ngồi trước bát hương là tượng bán thân chị Võ Thị Sáu. Chúng tôi hay cũng như những vị khách lịch trình

    khác chỉ cần nghĩ tới cái tuổi 19 chị ngã trên đất vùng này này để cho thế hệ 19 tuổi bây giờ được hồn nhiên cắp sách đến trường là cảm thấy lòng đau thương xót. Tôi như nghe tiếng chị vang lên trước tiếng súng xoáy vào tim chị:

    – Việt Nam độc lập, muôn năm!

    Vâng đó là lời thề của cô thiếu nữ 19 tuổi. Kẻ nào quên lời thề ấy, chúng đáng được gọi là kẻ phản phúc. Bên cạnh tượng chị là lời khen của Bác Hồ được viết bằng chữ vàng trên nền đỏ giống như biểu tượng của lá cờ: “Gương anh dũng của cháu Võ Thị Sáu luôn luôn sáng ngời để cho phụ nữ ta học tập”.

    Ngày chị Sáu hy sinh là ngày 23/1/1952. Tính cho đến nay chị Sáu đã mất 59 năm. Nhưng về phương diện tâm linh, chị Sáu vẫn đang sống cùng dân Côn Đảo. Đến như người lính lê dương già thời đó, sau khi chị Sáu chết còn thẫn thờ:

    – Cô ấy bình thản đến lạ lùng. Yêu đời đến phút chết, dũng khí tỏ ra ngay cả khi đã ngã xuống rồi. Đó mới chính là một người anh hùng. Cô ấy tin vào chính nghĩa của dân tộc mình. Còn chúng tôi thì chỉ biết bắn giết.

    Còn nhân dân mảnh đất nàythì vẫn gặp chị Sáu. Xin hãy nghe chị Liễu kể:

    – Tôi đem hương hoa đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu. Khi đến gần mộ, tôi bỗng thấy một người con gái mặc áo dài trắng từ ngôi mộ đi ra, thong thả dạo bước về phía thị trấn. Tôi sụp lạy, hồi lâu mới dám bước tới mộ dâng hương. Sau đó trên đường trở về nhà, đi đâu cũng thấy bóng người con gái ấy ở trước mặt. Thế là tết ấy tôi lập bàn thờ cô Sáu, đặt nơi trang trọng khói hương suốt 4 mùa.

    Dân Côn Đảo quý trọng chị Sáu đến mức độ, lâu nay có điều gì khúc mắc ân oán trong lòng đều đem trời đất, quỷ thần ra thề, bây giờ thì gọi chị Sáu:

    – Thề có cô Sáu chứng giám.

    Làm sao không tin được vì tấm bia cho chị Sáu hôm nay dựng lên bị đập tan thì ngày mai lại xuất hiện đúng chỗ đó một tấm bia mới. Dân có điều gì đến mộ chị thắp hương vái lạy, đều toại nguyện. Cứ giả thử những điều cầu xin ấy không được toại nguyện thì những người dân biển rất thực tế này liệu có đến cúng vái bên mộ chị Sáu nữa không. Ngược lại, người đến cầu xin ngày một đông. Đủ biết niềm kính yêu thiêng liêng ấy nói lên điều gì.

    Một bằng chứng không thể chối cãi nữa là bất cứ kẻ nào đụng tới điều thiêng liêng ấy đều chết bất đắc kỳ tử.

    Như tên Nghị tù thường phạm từ Phủ Lợi bị đày ra đảo được tuyển vào làm trật tự an ninh nhà tù. Vâng lời tên chúa đảo say máu, Nghị hung hăng.

    – Sợ gì, để tôi đập bia Võ Thị Sáu, coi ai làm gì nổi tôi.

    Nghị hung hăng xách búa đến đập bia chị Võ Thị Sáu, sáng hôm sau một tấm bia mới đã lại mọc lên. Chúa đảo cho đi gọi Nghị, nhưng Nghị đã nằm liệt một chỗ, không dậy nổi, hồi lâu lại gào lên thảm thiết:

    – Tội nghiệp em! Cô Sáu ơi, em lỡ dại.

    Ba hôm sau Nghị chết.

    Lại như cuộc cải huấn do cố vấn Mỹ và Đài Loan khởi động, để trắc nghiệm tư tưởng tù nhân, chúng khơi lại chuyện đập mộ chị Võ Thị Sáu. Thằng Sước, tù quân phạm, trật tự tại trại 7 xung phong.

    Một tên đồng phạm cảnh cáo Sước:

    – Mày coi chừng kẻo tối nay loạng choạng, cô Sáu kéo xuống biển cho vích ăn thịt đấy.

    Sước ngông nghênh:

    – Hà hà… Để tối nay tao ra biển cho tụi bây coi…

    Đập bia chị Võ Thị Sáu xong, Sước lấy tiền thưởng uống rượu. Đêm vắt áo lên vai ngất ngưởng ra biển. Sáng hôm sau không thấy Sước điểm danh, ra biển tìm, Sước đã chết cứng, lưng dính chặt vào đá.

    Dân nơi nàykể cho tôi nghe chuyện về chúa đảo Tăng Tư. Tăng Tư rất giữ lễ đối với cô Sáu. Vì vậy được thăng tiến. Từ phụ tá tỉnh trưởng lên phó tỉnh trưởng rồi tỉnh trưởng. Ngày nhận chức, Tăng Tư tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay, rồi khấn vái gieo quẻ, Tăng Tư nài nỉ cô Sáu:

    – Trăm lạy cô, ngàn lạy cô. Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho cô.

    Gieo được quẻ, Tăng Tư cho vợ về chợ Lớn đặt ngay một tấm bia cẩm thạch đưa ra làm lễ đặt bia long trọng.

    Đó là tấm bia đẹp nhất và tồn tại cho đến tận bây giờ. Đến bên mộ chị Sáu, chúng tôi vẫn được thấy tấm bia ấy. Khi xem bộ phim dài tập Khát vọng bất diệt quay về Côn Đảo, chúng tôi rất may được gặp vợ chồng Tăng Tư trong phim. Hai ông bà còn sống cho đến tận bây giờ, kể lại lòng kính yêu chị Sáu và nhắc lại tấm bia vợ chồng ông đã dựng ngày ấy, giọng kể đầy xúc động như ngày nào vợ chồng ông xin quẻ bên mộ chị Sáu linh thiêng.

    Đứng bên mộ chị Sáu, cô thuyết minh của Ban quản lý khu di tích lịch sử nơi đâynói rằng những sự kiện của Nghị, của Sinh, của Tăng Tư chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Khách thăm vùng này chúng tôi cho rằng cô chưa tin ở tâm linh, chưa tin ở sự linh thiêng của chị Sáu. Chúng tôi suy nghĩ đơn giản, 20.000 tù nhân bị tử hình, bị chết ở vùng này

    , vì sao chỉ một mình chị Võ Thị Sáu được nhân dân xây đền thờ riêng. Và trên khắp đất nước này nhiều trường học mang tên Võ Thị Sáu, nhiều thành phố có tên đường Võ Thị Sáu. Vậy có phải đó là một sự ngẫu nhiên không?

    Ở mảnh đất nàycó hai ngôi đền thờ được dân Côn Đảo tôn vinh là hai vị thần của mình. Một là đền thờ chị Võ Thị Sáu, “người anh hùng đã chết cho đời sau”; một đền thờ bà Phi Yến vợ vua Gia Long, bà đã khuyên Gia Long không nên “cõng rắn cắn gà nhà”, bị vua Gia Long giam ở một hang sâu cho đến chết, con bà khóc đòi mẹ, đã bị Gia Long vứt xuống biển. Sự kiện ấy còn để lại tại Côn Đảo một câu ca dao bất hủ:

    “Gió đưa rau cải về trời

    Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”.

    Đã từ lâu tôi đã thuộc câu ca dao này. Đến nơi nàytôi mới biết rõ sự tình của nó: Cải là hoàng tử Cải, con bà Phi Yến và Răm là tên thường gọi của bà.

    Đến Côn Đảo, hầu như không một ai không đến thắp hương ở hai đền thờ thần này. Còn dân Côn Đảo, có gì cần cầu xin đều đến hai đền thờ này cúng vái. Dân bảo hai đền này thiêng lắm.

    Nói đến các vị thần, tôi sực nhớ tới một bài thơ của một nhà thơ quen biết:

    “Đời là một cuộc phù du

    Ai lo cho nước phục thù cho dân

    Một đời liêm khiết, cách tân

    Dân tin phong thánh phong thần thiên thu”.

    Chị Võ Thị Sáu được dân yêu, dân tin phong thần cho cũng với ý nghĩa ấy.

    Chỉ riêng tiếng hô của chị Võ Thị Sáu khi 7 nòng súng đã đặt ngón tay vào cò súng, trong tích tắc nữa súng nổ trong án tử hình:

    – Đả đảo thực dân Pháp.

    – Việt Nam độc lập muôn năm.

    – Hồ Chủ tịch muôn năm.

    Thì đó cũng chính là lời thề của người lính chúng tôi khi cầm súng đi giải phóng miền Nam. Sự đồng điệu ấy, chính là ý chí của một thời đại anh hùng.

    Hôm nay đang nhớ chị Võ Thị Sáu, đi trên đường Lý Thường Kiệt của Huế, bên Trường tiểu học Lê Lợi, tôi bỗng nghe tiếng hát của các em từ trong trường vọng ra:

    “Mùa hoa lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau.

    Người thiếu nữ ấy như mùa xuân, chị đã dâng cả cuộc đời, đi chiến đấu với bao niềm tin và chết vẫn không lùi bước…”

    Nghe các em hát, tôi thật sự xúc động, thì ra thế hệ các em nhỏ bây giờ vẫn không hề quên chị Sáu, vẫn lấy tấm gương của chị làm hướng đi cho thế hệ mình.

    Trước sự xúc động ấy, tôi viết những dòng thương nhớ chị Võ Thị Sáu, làm thẻ nhang thắp lên mộ chị những ngày thiêng liêng này… Lưu bút không dài nhưng cũng đủ để trải bày tâm sự của mình dưới vai trò là một người tham gia chương trình về viếng mộ chị.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Những Điều Cần Biết Khi Đi Lễ Chùa
  • Điều Đặc Biệt Khi Làm Lễ Hằng Thuận Ở Chùa
  • Phật Tử Tại Gia Có Nên Tổ Chức Lễ Cưới Ở Chùa Không?
  • Lễ Hội Ở Một Ngôi Chùa Phức Hợp Kiến Trúc Đa Dạng Nhất Việt Nam
  • Hướng Dẫn Cách Sắm Lễ Cầu May Khi Đến Đình, Đền, Miếu, Phủ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bài Lễ Văn Tri Ân Các Anh Hùng Liệt Sỹ Tại Nghĩa Trang Trường Sơn
  • Văn Khấn An Vị Thần Tài Thổ Địa
  • Cách Thỉnh Thần Tài Thổ Địa Để Phú Quý Giàu Sang Nhất
  • Bài Khấn An Vị Phật
  • Nghi Thức An Vị Tượng Phật
  • Hôm nay là ngày 27 tháng 7 năm 2022

    Từ khắp mọi nơi, người người tụ hội về đây dự “Pháp hội cầu siêu độ” cho các chư chân linh.

    Cùng kính cẩn thắp nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, cùng các chư chân linh hữu danh vô vị, hữu vị vô danh.

    Kính xin:

    • Tam bảo thường ở khắp mười phương.
    • Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    • Đức Phật thế giới Cực lạc A Di Đà.
    • Đức Bồ tát Đại bi Quán Thế Âm.
    • Đức Bồ tát Đại hiếu Mục Kiền Liên.
    • Đức Bồ tát Đại nguyện Đại Tạng Vương.
    • Long thần thổ địa, hội đồng tâm linh các anh hùng liệt sỹ, Đức Tâm Tuệ Linh và các vị hộ pháp thường ở khắp mười phương vong, đồng bào tử nạn, được đến Đạo tràng, thính pháp nghe kinh, thọ tài ẩm thực, quy y Tam bảo, siêu sinh cõi Phật an vui.

    Hỡi hương linh các anh hùng liệt sỹ!

    Lịch sử mấy nghìn năm giữ nước, trải qua bao lần khói lửa binh đao, giờ đây đất nước được thanh bình, ân huệ này có công của biết bao thế hệ, quên thân mình anh dũng hy sinh, hồn tử sỹ dệt thành hùng thiêng sông núi.

    Kính triệu thỉnh hương linh:

    • Những liệt sỹ đã hy sinh từ thời hùng vương dựng nước;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần …
    • Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Chương Dương, Tây Kết;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh từ những trận Ngọc Hồi, Đống Đa, Rạch Gầm, Xoài Mút …
    • Những liệt sỹ đã hy sinh trong hầm sâu địch hậu;
    • Những liệt sỹ đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai;
    • Những liệt sỹ đã lấy thân mình làm giá súng;
    • Những liệt sỹ đã lấy thân mình chèn pháo;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh khi chở đồ đưa bộ đội qua sông;
    • Những liệt sỹ giao liên dùng máu để vẽ lộ trình, cho đồng đội an toàn trên đường ra chiến trận;
    • Những liệt sỹ đã dùng thịt xương để đắp những cung đường cho đoàn xe qua khắp nẻo Trường Sơn hay ngã ba Đồng Lộc;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh gánh cơm cho đồng đội, miếng cơm chiến hào trộn lẫn máu anh nuôi;
    • Những liệt sỹ văn công ngã xuống mà tiếng hát vẫn hào hùng trỗi dậy mạnh hơn bom đạn quân thù;
    • Những liệt sỹ quân y lấy thân mình che lửa đạn để cứu thương binh;
    • Những liệt sỹ lái xe hiến thân làm mục tiêu dụ địch, để giữ yên bình cho cả quân đoàn;
    • Những liệt sỹ phi công mà thịt xương nay đã hóa mây ngàn, để giữ mãi mầu xanh cho bầu trời tổ quốc;
    • Những liệt sỹ hải quân mà mầu áo đã hòa cùng sông nước đại dương, để giữ vững chủ quyền cho biên cương hải đảo;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh trong lao tù của giặc ngoại xâm: nào Sơn La, Hỏa Lò, nào tử ngục Chín Hầm, nào khám Chí Hòa, nào Côn Đảo hay nhà tù Phú Quốc;
    • Những liệt sỹ an ninh ngã xuống để giữ bình yên cho từng góc phố căn nhà;
    • Những liệt sỹ tình báo ngày đêm âm thần mạo hiểm trong trận tuyến quân thù, chịu hàm oan mà ngậm ngùi, hy sinh bi hùng, khổ nhục, cho đến nay vẫn chưa được truy phong;
    • Những liệt sỹ bị giặc bắt kéo lê trên khắp nẻo đường, giọt máu đào tưới xuống để cho từng lùm cây tấc đất giờ đây bỗng hóa linh thiêng;
    • Những liệt sỹ hy sinh ngay từ những ngày đầu kháng chiến, cho đến những liệt sỹ hy sinh đúng vào giờ phút cả non sông ca khúc khải hoàn;
    • Những liệt sỹ đã hy sinh giữa lúc đầu xanh tuổi trẻ, có những người chưa một mối tình riêng;

    Tuổi thanh xuân hiến dâng cho tổ quốc Dòng máu đào gìn giữ non sông.

    Có biết bao người ra đi với tên cha mẹ đặt cho, nay mộ chí Vô Danh và chấp nhận cái tên chúng là “Anh Hùng Liệt Sỹ”

    Nhiều liệt sỹ đã được vào nghĩa trang yên nghỉ, nhưng cũng còn biết bao đồng đội nắm xương vẫn gửi chốn xa trường;

    Dẫu cho gia đình, thân nhân, đồng đội nhớ thương; đã và đang trở lại chiến trường xưa – nơi rừng sâu hay biên cương, hải đảo – để tìm di hài liệt sỹ; nhưng khó thay, trời đất mênh mang, bóng chim tăm cá, qua bao năm vật đổi sao dời, việc tìm thấy di hài trong ngày một ngày hai không phải dễ.

    Nhớ ngày tiễn các anh đi, bùi ngùi mẹ dặn con đi cho chân cứng đá mềm, giặc yên con lại về với mẹ;

    Người vợ trẻ rưng rưng bịn rịn, mỏi mắt từng giờ dõi bước chinh phu, dạ sắt gan vàng chờ ngày đoàn tụ;

    Đứa con thơ miệng thơm mùi sữa, vẫy theo cha những ngón tay mềm, ngóng ngày mai lại cưỡi lưng cha nhún nhẩy và hát “nhong nhong ngựa ông đã về…”

    Các anh đi xẻ dọc Trường Sơn, mưa bom bão đạn chập trùng sớm gió biển chiều mưa rừng gian khổ, máu trộn bùn non, dày bẹt gót áo sờn vai thấm lạnh, nhưng gan khống núng chí chẳng mòn, sắt son lời thề quyết tử, cho Giang sơn Tổ quốc quyết sinh.

    Rồi đến ngày Đất nước tưng bừng mầu cờ chiến thắng, non sông huy hoàng trong lễ hội Hoa Đăng, thương nhớ thay, các anh ra đi mà chưa có ngày về.

    Hỡi chân linh các anh hùng liệt sỹ!

    Dù hy sinh ở bất cứ đâu, bất kể chiến trường nào, hôm nay xin hãy về đây hạnh hưởng niềm tiếc thương của triệu triệu đồng bào.

    Thương ơi! “Máu chảy ruột mềm”!

    Đau đớn mấy cha già xót thương con trẻ, bóng chiều chạng vạng, lá vàng đau tiễn lá xanh, nâng niu tấm bằng “Tổ Quốc Ghi Công” đặt trang trọng trong Từ đường gia tộc.

    Thương thay biết mấy mẹ già như chuối chín cây, mắt mờ chân hạc, ngày ngày tựa cửa mỏi mòn, đặt tấm hình con bên cánh võng, mẹ ru da diết nối niềm.

    Não nùng thay những người vợ trẻ, má thắm gót son, đêm đêm lẻ loi gối chiếc, hát mãi bài ca “Em vẫn đợi anh về”. nuôi con thờ chồng mà hóa đá vọng phu.

    Xót thương thay những đứa con côi cút, chưa một lần được thấy mặt cha, chỉ nhớ được mùi hương mặn nồng từ manh áo cũ, vỗ về con đỡ nhớ những đêm dài, ngày giỗ tết chỉ được thấy bóng cha lung linh huyền ảo trên bàn thờ nghi ngút khói hương…

    Hỡi ơi!

    Chẳng bút nào tả hết nỗi thương đau, các liệt sỹ đã chấp nhận hy sinh vì sự trường tồn Tổ quốc. Sự hy sinh vì nước vì dân thì không bao giờ chết được, vinh danh liệt sỹ vĩnh hằng rạng rỡ với non sông.

    Dù kiếp sống vô thường ở trần gian ngắn ngủi, nhưng các liệt sỹ đã dùng máu xương để viết nên những trang sử bằng vàng, để nghìn đời sau vẫn ghi nhớ ơn sâu, để đình đài, từ đường, miếu mạo, lòng dân mãi tôn thờ, bát tiết tứ thời khói hương kính lễ.

    Những người cha nước mắt chảy vào tỏng, đèn khuya lụi hịu, bóng in hiu hắt phiêu diêu, lần giờ lại từng dòng thư cũ, mà bâng khuâng nhớ khuôn mặt thủa nào.

    Những người mẹ vẫn à ơi bên cánh võng, gửi các con lời ru dịu ngọt, làm mát cả trưa hè.

    Những người yêu gửi các chị các anh nụ hôn chưa kịp nở, làn hương thầm nhuộm kín cả hoàng hôn.

    Những người vợ thắp lên cả một trời khát khao đau đáu, nỗi chờ mong da diết suốt cuộc đời.

    Những đồng đội hái dâng lên cả một vườn thương cảm, làm bùi ngùi cả nột cõi xa xăm…

    Hôm nay, tại …. Lập đàn chẩn tế bạt độ kỳ siêu cho hương linh các anh hùng liệt sỹ, và những người có công với nước, với dân; xin gác lại những tháng năm khốc liệt, xin đừng khêu mãi ngọn lửa hận thù.

    Đất nước ta đã độc lập tự do, Sông Bến Hải không còn nhói đau chia cắt, Đồn giặc – thép gai nay đã cuốn sạch rồi, Căn hầm sâu không còn là nơi lánh ẩn, Trời đất lại biếc xanh trong quốc độ thanh bình, Trái tim hồng oanh liệt hy sinh đã hóa thành Hải Đăng, chiếu sáng rực đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, Cả non sông tấu khúc Lưu Thủy – Hành Vân, cũng tiễn các Hương linh về nơi Cực lạc.

    Xin các vị hãy khởi Tâm Hoan Hỷ, độ lượng khoan dung cho những người do thời thế mã phải đứng trong trận tuyến kẻ thù; họ cũng chỉ là nạn nhân bại trận, đã và đang phải nhận những bất hạnh do chính họ gieo nhân. Có những người đã tự nguyện trở lại chiến trường xưa cùng tìm di hài liệt sỹ, và trong thẳm sâu của lương tri, họ muốn chuyển đến các liệt sỹ lời xin lỗi muộn màng để cầu mong được các chị các anh tha thứ.

    Và cũng xin các anh hùng liệt sỹ hãy tha twhs cho những kẻ vô tình, đang ngất ngây tọa hưởng những tiện nghi vật chất đầy đủ, mà quên đi bao tổn thất máu xương của đồng đội ngày nào, họ thật đáng thương vì đã ngộ nhận những giáo điều mù quáng, nên họ chẳng thể nào tin được dù xác thân liệt sỹ mất đi nhưng chân linh thì vẫn vĩnh hằng.

    Hỡi chân linh các anh hùng liệt sỹ!

    Thịt xương đã vay của đất trời, sự hy sinh cho đồng loại có khác chi lá rụng về cội, chân linh của các anh hùng liệt sỹ đã kết thành khí thiêng sông núi, còn xác thân lại trở về với đất, với trời.

    Thịt da các anh hùng liệt sỹ lại hóa sinh thành những cánh hoa mơ nở trắng rừng Tây Bắc.

    Lại vun bồi cho rừng cọ đồi chè ấm áp trung du,

    Cho cánh đồng quê nước bạc cơm vàng,

    Cho Nội Duệ – Cầu Lim lại thướt tha điệu dân ca qaun họ “người ơi người ở đừng về”

    Cho thành phố rợp trời hoa phượng đỏ, nơi khởi hành của những đoàn tầu không số, bến không tên giờ đã thành tên,

    Cho Bảo Lộc, Thành Nam lại vang khúc Chầu Văn chiêu hồn u linh hư ảo, bồng bềnh bến nước Đò Quan,

    Cho dòng sông Lam hiền hòa lại mượt mà câu hò Ví Dặm,

    Cho dòng Nhật Lệ lại dặt dìu mái đẩy hò khoan,

    Cho nối lại lời thề nguyện ước của thiên tình ca trên bến Hiền Lương,

    Cho miền Tây Nguyên ngút ngàn cà phê chín đỏ, Sóc Bom Bo vang tiếng nhạc cụp cum,

    Cho bát ngát dừa xiêm, làm dịu nắng trưa hè vùng Tam Quan – Bình Định,

    Cho tiếng còi tầu lại thiết tha gợi nhớ, nơi bác ra đi – đây bến Nhà Rồng,

    Cho mái tóc mây duyên dáng bồi hồi, lại xao xuyến bóng dừa Trà Vinh, hay Bến Tre Đồng Khởi,

    Cho rung rinh những trái xoài thơm, làm trù phú những khu vườn đất Củ Chi, Bến Nghé,

    Cho vùng Đồng Tháp Mười trung kiên bất khuất, lại ngạt ngào hương sắc cả trời sen,

    Cho dải đất Phương Nam Thành Đồng Tổ Quốc, đứng mũi chịu sào “đi trước về sau” trong đau thương lửa đạn, giờ lại ngân nga giọng ca Vọng Cổ, khúc Cải Lương “con sáo sang sông, con sáo sổ lồng” lại bay bổng, dạt dào trên sóng nước Cửu Long..

    Công sức của những người đang sống, quyện với máu xương của các Anh Hùng Liệt Sỹ để đất nước này mãi mãi tươi xanh,

    Cho những làng quê yên ả thanh bình,

    Cho những phố phường phồn hoa đô hội,

    Cho các em thơ mặc quần áo mới, tung tăng trong tiếng trống khai trường,

    Cho những đêm hè ngạt ngào hương cau, có những cụ già ngồi bên đàn cháu, kể về chiến công của biết bao liệt sỹ, hào hùng như những trang cổ tích, chẳng khác chi truyện giặc Ân của Thánh Gióng năm nào…

    Hôm nay thiết lễ đàn tràng cầu nguyện sự chứng minh của mười phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, người người thắp nén Tâm hương, cùng hoa tươi quả ngọt từ khắp mọi miền đất nước, giao hòa với tấm lòng thơm thảo trong tình thương yêu bốn biển một nhà.

    Xin phép thiêng hóa vô vi hữu, biến thiểu thành đa, kính thỉnh các hương linh Anh Hùng Liệt Sỹ về đây chứng minh và cùng vinh hưởng.

    Hỡi các Hương linh!

    Khi sống đã hiếu trung, nay thác đi trong Tâm thức anh hùng, nguyện các đấng thiêng liêng, nguyện hùng thiêng sông núi, tấn phong các Anh Hùng Liệt Sỹ thành những “Phúc Thần” để trợ giúp cho những công trình ích nước, lợi dân.

    “Kính xin Tam Bảo thường ở khắp mười phương chứng minh và gia hộ, tiếp dẫn hương linh các Anh Hùng Liệt Sỹ được siêu thăng về cõi Phật an vui”.

    Nam mô A Di Đà Phật!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài Văn Khấn, Cách Sắm Lễ Cúng Sửa Nhà, Lễ Tạ Sau Khoản Thời Hạn Hoàn Thành Xong
  • Cách Cúng Sửa Nhà: Lễ Vật, Mâm Cúng, Văn Khấn Xin Sửa Nhà
  • Văn Khấn Khi Động Thổ, Sửa Chữa
  • Bao Sái Là Gì? Những Kiêng Kỵ Phải Nhớ Khi Bao Sái
  • Văn Khấn Lễ Bao Sái, Xin Tỉa Chân Hương Trước Tết Nguyên Đán Canh Tý 2022
  • --- Bài mới hơn ---

  • Hướng Dẫn Cách Sắm Lễ Cầu May Khi Đến Đình, Đền, Miếu, Phủ
  • Lễ Hội Ở Một Ngôi Chùa Phức Hợp Kiến Trúc Đa Dạng Nhất Việt Nam
  • Phật Tử Tại Gia Có Nên Tổ Chức Lễ Cưới Ở Chùa Không?
  • Điều Đặc Biệt Khi Làm Lễ Hằng Thuận Ở Chùa
  • Những Điều Cần Biết Khi Đi Lễ Chùa
  • Chuẩn bị đồ cúng tại Côn Đảo cho các Anh hùng Liệt sĩ theo đơn đặt hàng của các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình một cách cẩn thận và chi tiết.

    Đến với Côn Đảo, du khách thập phương luôn nghĩ tới những Anh hùng liệt sĩ đã có công lớn trong việc gìn giữ hòa bình, mang lại màu xanh yên ả cho quê hương, cho đất nước, nhưng người hùng có công ơn với nhân dân quê mình đã hi sinh tại Côn Đảo.

    Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn đọc văn khấn liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương, có thể nói lên được tâm tư tình cảm của chính bản thân mình trước những nấm mồ của những vị anh hùng.

    1. Lễ vật cần chuẩn bị

    Về Lễ vật cần chuẩn bị cúng chiêu hồn Liệt sỹ

    2. Văn khấn liệt sĩ

    Khi bạn ra nghĩa trang liệt sĩ hoặc bạn cúng hương hồn các liệt sĩ tại nhà thì bài văn khấn này hoàn toàn được sử dụng tốt

    Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ

    Nam mô A Di Đà Phật. [3 lần] Hôm nay, ngày … tháng … năm … Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn [xã, phường] Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] ơi! Nhớ thuở xưa non sông gian khó, Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương. Các chư hồn lên đường nhập ngũ Để cha già con nhỏ mỏi mong, Có hồn vợ trẻ con bồng Ra đi không để một dòng thư riêng. Có hồn con còn hài nhi tấm bé, Thơm vội má con lặng lẽ lên đường, Một đi không lại quê hương, Cha thương mẹ nhớ, vợ mong con chờ. Sông núi gọi theo cờ hồn tiến, Nào xá chi nguy hiểm tấm thân, Máu rơi trong tỉnh thời gần, Đồm Chum, Xiêng Khoảng, xa xăm nước Lào. Có hồn mất khi khu còn cháy, Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam, Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm, Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành. Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ, Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn, Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long, Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành. Có hồn súng bộ binh ngắm địch, Cũng có hồn trinh sát đặc công, Có hồn tên lửa phòng không, Đánh đâu thắng đấy mỗi năm mỗi tài. Viên đạn lạc nào ai nom thấy, Bãi mìn kia ai cậy lên trông, Thế rồi vì nước vì dân, Chư hồn ngã xuống, cờ hồng dâng cao. Nam, Bắc nay đã vào một mối, Mọi quân thù cuốn gói cút xa, Tuân theo lệnh nước tình nhà, Hôm nay cờ trống rong ra đón hồn. Hỡi hỡi! Các chư hồn ơi! Hỡi hỡi! Các chư hồn ơi! Dẫu hồn còn theo đám mây trôi, Hoặc đứng ngọn cỏ, hoặc ngồi cành cây. Rước các hồn xuống ngay thụ lễ, Toàn dân ra đây để đón hồn về, Vào Chùa thỉnh pháp Văn kinh. Hoa thơm quả ngọt khói hương ngạt ngào. Thừa lộc Phật phẩm đào, oản trắng, Nải chuối vàng, sánh nặng tình thân. Dân ta tháng, tháng tuần rằm, Chư hồn lễ Phật, cùng dân cúng cầu. Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng, Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh. Về với xóm, làng [đường phố] gia đình. Độ trì phù hộ xóm, làng [đường phố] gia đình, chư hồn ơi! Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] … ơi! Khi Tổ quốc trong cơn binh lửa, Lúc non sông thảm hoạ chiến binh, Chí anh hùng vì nước hy sinh, Gan tráng sĩ có xá gì còn hay mất. Cũng có lúc nằm gai nếm mật, Nhớ những khi nắng núi mưa ngàn, Quyết quên mình cho Tổ quốc vinh quang, Làm rạng rỡ cho con Hồng cháu Lạc. Nơi trận địa thịt tan xương nát, Mảnh hình hài mặc cho cỏ đất gió rung, Trước tượng đài Tổ quốc ghi công, Cả dân tộc mang ơn anh muôn thuở. Mộ phần nơi đâu dầu dầu ngọn cỏ, Nơi chiến trường vì nước quên thân, Lòng thành toàn Đảng toàn dân, Nhớ người liệt sĩ lưu danh sử vàng. Hỡi! Hỡi các anh hùng cao niên đầu bạc, Nơi chiến trường đã vì nước quên thân, Toàn dân ta thương tiếc vô cùng, Tạc bia đá, đúc tượng đồng nhớ ơn! Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ, Chí làm trai đã để lại dấu thiêng, Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên, Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn. Thì xin mời theo làn khói hương, Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật, Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ, Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca. Độ cho các lão các già, Độ cho tất cả các nhà thân huân, Nam mô Đức Phật Thế Tôn Tiếp dẫn linh hồn về mái Tây Phương. [3 lần]

    Mỗi năm vào ngày này , mỗi gia đình hay nhà trường hoặc cơ quan đoàn thể nên có một buổi tổ chức tới các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị anh hùng dân tộc.Có nhưng liệt sĩ tuổi đời còn rất trẻ, có những liệt sĩ để lại vợ và con thơ hi sinh cho tổ quốc…Do đó hành động này rất có ý nghĩa , là nếp văn hóa đẹp nên được gìn giữ qua nhiều thế hệ để hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi con người.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tất Cả Lưu Ý Quan Trọng Khi Đi Lễ Côn Đảo Chưa Chắc Bạn Đã Biết
  • Có Một Lễ Giỗ Mới Ở Côn Đảo
  • Lễ Hội Giỗ Bà Phi Yến Ở Côn Đảo
  • Lễ Giỗ Bà Phi Yến Ở Côn Đảo
  • Trình Tự Đi Lễ Ở Côn Đảo Hợp Lý Nhất
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bài Văn Khấn Ông Công
  • Văn Khấn Xin Tỉa Chân Nhang
  • Bài Cúng Thôi Nôi Để Bé Có Tương Lai Hạnh Phúc Sang Giàu
  • Bài Văn Khấn Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Và Bé Gái
  • Mâm Cúng Đất Đai Trọn Gói, Hướng Dẫn Cúng Đất Đai
  • Văn khấn Liệt sỹ

    Bài văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ, bài viếng các anh hùng liệt sĩ được VnDoc sưu tầm cho các bạn tham khảo. Bài văn khấn liệt sỹ này nên dùng khi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ hay cúng liệt sỹ tại nhà trong ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp tới. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

    Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ

    Nam mô A Di Đà Phật. [3 lần]

    Hôm nay, ngày … tháng … năm …

    Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn [xã, phường]

    Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] ơi!

    Nhớ thuở xưa non sông gian khó,

    Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.

    Có hồn mất khi khu còn cháy,

    Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam,

    Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm,

    Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành.

    Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ,

    Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn,

    Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long,

    Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.

    Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng,

    Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh.

    Về với xóm, làng [đường phố] gia đình.

    Độ trì phù hộ xóm, làng [đường phố] gia đình, chư hồn ơi!

    Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] … ơi!

    Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ,

    Chí làm trai đã để lại dấu thiêng,

    Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên,

    Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn.

    Thì xin mời theo làn khói hương,

    Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật,

    Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ,

    Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.

    Bài viếng các anh hùng liệt sĩ

    [Tài liệu tham khảo dành cho các cơ sở Đoàn trong chương trình “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ”]

    Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sỹ!

    Thưa các mẹ Việt nam anh hùng!

    Kính thưa các vị đại biểu!

    Thưa các đồng chí và các bạn!

    Đại thắng mùa xuân lịch sử năm 1975 đã khẳng định sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân Việt Nam trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đưa Dân tộc Việt Nam từ đêm trường đau thương nô lệ tiến lên giải phóng nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước, giang sơn Tổ quốc được thu về một mối, đất nước hoà bình thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Trải qua hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu cả dân tộc Việt Nam đã ra trận, hàng triệu người con tuổi trẻ ưu tú khắp mọi miền của Tổ quốc đã cùng chung một chiến hào đánh Pháp đuổi Mỹ cứu nước vì một chân lý “Độc lập tự do” cho dân tộc.

    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, ghi vào lịch sử của dân tộc bằng những trang vàng chói lọi.

    Suốt 56 ngày đêm bền bỉ và anh dũng chiến đấu, Bộ đội ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng sự đóng góp, hi sinh của các anh hùng liệt sỹ sẽ mãi mãi ghi vào trang sử oanh liệt của dân tộc ta, của quân đội ta như một bài ca bất diệt…

    Khi miền Bắc được giải phóng, đất nước bị chia cắt, cả nước lại cùng miền Nam gồng mình để chống lại sự hung ác, bạo tàn của đế quốc Mỹ

    Chúng ta dễ đâu quên được một miền Nam “Thủy chung son sắt”, “Một miền Nam gan góc dạn dày”

    “…Máu đọng chưa khô máu lại đầy

    “Hỡi miền Bắc đó nặng đôi vai

    Gánh cả non sông vượt dặm dài

    Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước

    Mà lòng phơi phới phới dậy tương lai”.

    Thưa các đồng chí và các bạn! Hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay

    Hai mươi năm chẳng rời tay súng

    Đi trước về sau vượt dạn dày”.

    Tất cả vì miền Nam thân yêu, cả miền Bắc sẳn sàng cho tuyến đầu đánh Mỹ

    Cùng với khí thế của cả dân tộc ra trận, những người con Hưng Yên đã phát huy truyền thống anh dũng của quê hương văn hiến giàu truyền thống cách mạng luôn sẵn sàng xung phong lên đường tham gia chiến đấu bảo vệ non sông thống nhất Đất nước. Trong suốt chặng đường dài của cuộc kháng chiến đánh Pháp, chống Mỹ, có biết bao người con của đất Hưng Yên, nhất là tuổi trẻ Hưng Yên đã không tiếc máu xương, tuổi xuân của mình để góp phần vào đài hoa chiến thắng của dân tộc, những bông hoa đẹp nhất giữa mọi thời đại.

    Các anh, các chị có những người đã về yên nghỉ trên mảnh đất quê hương và còn có biết bao anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên khắp mọi miền tổ quốc, đó là một chứng tích lịch sử ghi lại tội ác “Trời không dung, đất không tha” mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng bè lũ bán nước đã gây ra đối với nhân dân ta. Những cống hiến lớn lao và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ thể hiện sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh vì độc lập tự do của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội.

    Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sỹ!

    Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” trong chương trình tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sỹ của Tuổi trẻ Hưng Yên nhân kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ, tuổi trẻ Hưng Yên cùng với các tổ chức, các ban, ngành đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức trao trên …… suất quà, trị giá gần …..triệu đồng cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, mỗi huyện, thành Đoàn nhận đỡ đầu ít nhất 01 học sinh là con liệt sỹ hoặc thương binh nặng… Tặng các lư hương lớn tại các đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ; đặt bát hương ở các mộ liệt sỹ [chưa có hoặc đã vỡ, hỏng], lao động làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh khu vực đài tưởng niệm liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, quét vôi ve ở các phần mộ liệt sỹ, 10 huyện, thành phố và 130 xã phường, thị trấn có nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm liệt sỹ đồng loạt tổ chức hoạt động “Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ” vào tối ngày 26/7.

    Kính thưa các đồng chí và các bạn!

    Với những quyết tâm đổi mới đưa quê hương đất nước ngày càng phát triển theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Hôm nay, nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh liệt sỹ tuổi trẻ tỉnh nhà đã hội tụ về đây để kính dâng những ngọn nến, hương, hoa đến với âm linh các anh hùng liệt sỹ, thể hiện sự tri ân sâu sắc các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, tuổi xuân dâng trọn đời mình cho độc lập tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân và tuổi trẻ hôm nay. Đây là dịp để chúng ta tự nghĩ về trách nhiệm của mình với quê hương đất nước, để mỗi bạn trẻ chúng ta biết vượt lên chính mình hãy làm một việc thiết thực nhất cho bản thân và cho quê hương đất nước để góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, hoà bình mà các thế hệ cha anh trước lúc hy sinh luôn hằng mong ước.

    Kính thưa các anh hùng liệt sỹ!

    Trước anh linh các anh hùng liệt sỹ chúng tôi xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các anh hùng liệt sĩ vòng hoa tươi thắm, thắp nén hương thơm xin bày tỏ lòng thành kính của tuổi trẻ hôm nay đối với các anh, các chị đã không tiếc máu xương hiến dâng cả tuổi thanh xuân và xương máu của đời mình cho nền độc lập, tự do cho dân tộc, làm trọn trách nhiệm vinh quang mà Tổ quốc giao phó, đem lại hạnh phúc muôn đời cho đất mẹ Việt Nam.

    Những nén nhang, những bông hoa của chúng tôi đem về đây đặt trên đài tưởng niệm của các anh, các chị thể hiện lòng biết ơn vô hạn của thế hệ trẻ hôm nay với những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc, chính các anh, các chị đã viết nên những trang sử vàng chói lọi, soi đường cho thế hệ trẻ chúng tôi tiếp bước theo sau. Máu đào của các anh, các chị đổ xuống đã nhuộm đỏ thêm màu cờ Tổ quốc, làm xanh thêm những mảnh đất quê hương, vinh quang ấy thuộc về các anh các chị, các anh hùng liệt sỹ.

    Xin nguyện chung sức chung lòng tiếp tục truyền thống vinh quang của các anh các chị, nguyện trung thành với lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, mãi mãi đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, nguyện đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn gian khổ, ra sức thi đua “Rèn đức, luyện tài”, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc và nhân dân cần.

    Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động này, tuổi trẻ Hưng Yên nguyện phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của thế hệ cha anh đi trước, nguyện ra sức thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, phát huy tinh thần trí thức, sáng tạo của tuổi trẻ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xung kích tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần công sức của mình thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.

    Để tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đề nghị các đồng chí để một phút tưởng niệm. Phút tưởng niệm bắt đầu.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Cúng Đám Giỗ: Lễ Vật, Văn Khấn, Thời Gian
  • Bài Cúng Cô Hồn, Văn Khấn Cô Hồn
  • Bài Văn Khấn Xin Hóa Tỉa Chân Nhang Bát Hương Đầy Đủ, Chính Xác Nhất
  • Văn Khấn Xin Chuyển Ban Thờ Thần Tài
  • Văn Khấn Yên Vị Bát Hương Thổ Công
  • --- Bài mới hơn ---

  • Văn Cúng Chiêu Hồn Liệt Sĩ
  • Văn Khấn Ban Công Đồng Và Những Lưu Ý Cần Biết
  • Văn Khấn Cúng Lễ Đức Ông
  • Bà Chúa Năm Phương Là Ai ? Bài Khấn Bà Chúa Năm Phương Chuẩn Nhất
  • Văn Khấn Bà Chúa Năm Phương, Nơi Thờ Bà Chúa Năm Phương
  • Vào tháng 7 hàng năm, ngày 27/7 cả nước hướng tới ngày kỉ niệm thương binh liệt sĩ – những anh hùng đã có công lớn trong việc gìn giữ hòa bình , mang lại màu xanh yên ả cho quê hương , cho đất nước, nhưng người hùng có công ơn với nhân dân quê mình đã hi sinh mà vẫn là nhưng ngôi mộ vô danh. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn bạn đọc văn khấn liệt si tại nhà hoặc khấn ngoài nghĩa trang ý nghĩa nhất , có thể nói lên được tâm tư tình cảm của chính bản thân mình trước ngày lễ trọng đại này của dân tộc.

    1.Lễ vật cần chuẩn bị

    2. Văn khấn liệt sĩ trong nhân kỉ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7

    Nguồn: chúng tôi

    Khi bạn ra nghĩa trang liệt sĩ hoặc bạn cúng hương hồn các liệt sĩ tại nhà thì bài văn khấn này hoàn toàn được sử dụng tốt

    Văn cúng các chiêu hồn Liệt sỹ

    Nam mô A Di Đà Phật. [3 lần]

    Hôm nay, ngày … tháng … năm …

    Triệu thỉnh chư chân linh liệt sĩ thôn [xã, phường]

    Hỡi! Hỡi các chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] ơi!

    Nhớ thuở xưa non sông gian khó,

    Bao kẻ thù dòm ngó sợi tóc ngõ hầu tang thương.

    Có hồn mất khi khu còn cháy,

    Hồn Điện Biên rừng núi tại Sơn Nam,

    Đắc Tô, Tân Cảnh, Khu Năm,

    Đồng Xoài, Quảng Trị, Mậu Thân, Núi Thành.

    Có hồn đánh Tây Ninh, Huế cổ,

    Dọc Trường Sơn đến ngõ Sài Gòn,

    Quảng Nam, Bến Cát, Vĩnh Long,

    Biên cương ngoài Bắc, phía trong tung hoành.

    Hỡi! Các liệt sĩ bấy lâu xa vắng,

    Mau về Chùa … lễ Phật nghe Kinh.

    Về với xóm, làng [đường phố] gia đình.

    Độ trì phù hộ xóm, làng [đường phố] gia đình, chư hồn ơi!

    Hỡi! Hỡi! Chư hồn liệt sĩ thôn [xã, phường] … ơi!

    Thôi các linh hồn đừng lên suy nghĩ,

    Chí làm trai đã để lại dấu thiêng,

    Độ cho dân ta nước thịnh nhà yên,

    Linh hồn các liệt sĩ có trong lễ đàn.

    Thì xin mời theo làn khói hương,

    Vào Chùa… nghe Kinh niệm Phật,

    Chắc các linh hồn đã về chùa nhỉ,

    Dưới suối vàng đang hoan hỷ đàn ca.

    Mỗi năm vào ngày này , mỗi gia đình hay nhà trường hoặc cơ quan đoàn thể nên có một buổi tổ chức tới các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ công ơn to lớn của các vị anh hùng dân tộc.Có nhưng liệt sĩ tuổi đời còn rất trẻ, có những liệt sĩ để lại vợ và con thơ hi sinh cho tổ quốc…Do đó hành động này rất có ý nghĩa , là nếp văn hóa đẹp nên được gìn giữ qua nhiều thế hệ để hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi con người.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Văn Khấn Sửa Nhà Đầy Đủ
  • Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Trong Những Dịp Cuối Năm
  • Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà 30 Tết Năm Canh Tý 2022
  • Văn Khấn Giao Thừa Trong Nhà
  • Văn Khấn Yên Vị Thần Tài
  • --- Bài mới hơn ---

  • Kinh Nghiệm Đi Lễ Cô Sáu Côn Đảo Webtretho
  • Kinh Nghiệm Sắm Lễ Viếng Mộ Cô Sáu Cho Người Mới Đi Lần Đầu
  • Đi Lễ Mộ Cô Sáu Nên Sắm Lễ Gì?
  • Cách Khảo Cây Ngày Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5
  • Tết Mùng 5 Tháng 5 Cần Chuẩn Bị Những Gì?
    • Kinh nghiệm
    • Kinh nghiệm sắm lễ viếng mộ Cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương

    Nhiều du khách khi đến với Côn Đảo đều nói rằng, đã ra đến Côn Đảo mà không thắp nén nhang cho Cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương thì dù có về đất liền, trong lòng cũng sẽ mãi day dứt không nguôi về một điều gì đó.

    Chính vì thế, nếu bạn có cơ hội đến với vùng đất linh thiêng Côn Đảo, hãy dành thời gian ghé qua nghĩa trang Hàng Dương, thắp cho cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ vài nén nhang, để cảm thấy ấm áp, an tâm hơn khi ở đây, và cũng là cầu mong cô phù hộ cho những ước nguyện của mình sẽ thành hiện thực.

    I. Đồ lễ viếng mộ cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang Hàng Dương

    Nếu ai không có điều kiện có thể hỏi mua bộ lễ vật cơ bản đơn giản thôi cũng được. Miễn là lòng thành mình thì Cô ghi nhận hết !

    • Hoa màu trắng [cúc, hồng, huệ, sen… đều được] vì cô Sáu rất thích hoa màu trắng.
    • Bộ đồ quần áo, vải lụa hoặc bộ áo dài bằng vải thật
    • Hàng mã: áo dài , bộ giấy tiền vàng bạc , gương lược , nón lá , nhang , đèn cầy ,…
    • Hàng thật : trái cây , gương lược , phấn son , nước hoa , bồ kết , khăn rằn , chai nước suối , kẹp tóc , …
    • Hàng mặn : xôi , gà luộc , rượu , muối , gạo ,
    • Nhang loại bó lớn [2-3 bó vì ngoài việc thắp mộ cô thì chúng ta cũng đừng quên những vị liệt sỹ khác nhen].

    : Với những người giàu kinh nghiệm đi lễ và cầu kì hơn, họ đặt mua cả áo dài được may đo thật. Khi đặt đồ lễ, bên để ngửa nón lá lên, sau đó bày tất cả đồ cúng vào lòng nón lá, rồi đặt bộ lễ lên mộ Cô Sáu.

    Du khách cũng nên chuẩn bị cả đồ lễ viếng mộ các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương với cờ Tổ quốc, khăn rằn, mũ tai bèo và quần áo bộ đội. Bạn đừng lo những đồ lễ sẽ bị đốt bỏ mà đều được Ban Quản lý nghĩa trang giữ lại sau khi lễ xong.

      Hoa vàng [ thường là Cúc Vàng ] , trái cây , giấy tiền vàng bạc , đèn cầy , bánh trái ,…

    Nếu có điều kiện, bạn nên mua sẵn ở Sài Gòn rồi mang ra Côn Đảo thì cô Sáu càng quý, còn nếu không thì có thể đến và mua tại chợ Côn Đảo. Một bộ đầy đủ tất cả mọi thứ ở trên nếu mua ở chợ Côn Đảo có giá khoảng gần 3 triệu.

    II. Nghi thức viếng mộ cô Sáu và các anh hùng liệt sĩ

    • Tầm khoảng 10 11h đêm các bạn quay lại lấy đồ cúng rồi đi thẳng tới Nghĩa Trang là vừa . Nếu đi taxi đến thì tiện, còn nếu mướn xe máy đi thì các bạn nhờ chỗ bán lễ vật chở lễ vật tới Nghĩa Trang giùm không mất phí nha .
    • Tới nơi thì nếu không xách vô được thì phải chạy vào tuốt bên trong [trước Tượng Đài Liệt Sĩ ] kiếm xe [giống xe đẩy ở Sân Bay] rồi quay ra cổng đẩy lễ vào! Nhưng xe khá là ít vì khách đông quá mà !!!
    • Địa điểm: Đường Nguyễn An Ninh cuối đường là Nghĩa trang Hàng Dương [xem cổng vào nghĩa trang bên dưới]. Khi đến nơi một không khí có phần tĩnh mịch đến rợn gáy là bình thường vì có quá nhiều bia mộ các vị nằm đây. Nếu anh chị nào “có linh tính bất an” thì khuyên ko nên vào, chỉ có thể thắp nhang bên ngoài cũng được.
    • Trang phục khi đi thăm mộ: trang nghiêm tuyệt đối, cấm đồ ngắn, váy, áo hở hang. Thái độ thành kính và không nói bậy, đùa giỡn khi tiến vào nghĩa trang chuẩn bị thắp hương. Không gọi tên nhau trong khu này. Gọi nhau bằng biệt danh hay gì đó là tốt hơn.
    • Phần cúng bái gồm 3 phần chính: Thắp hương nơi trung tâm tưởng nhớ vong linh các liệt sĩ viếng mộ Cô Sáu – viếng mộ đồng chí Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong và các vị khác dù bia có tên hoặc không tên.
    • Đầu tiên đốt nhang nguyên cả bó thắp chỗ trung tâm xong thì di chuyển sang trái là mộ Cô Sáu. Ở đó có chuẩn bị dĩa cúng sẵn nên các bạn cứ lấy tự do rồ bày đồ cúng của mình lên sao cho gọn gàng và tươm tất nhất. Quanh mộ Cô Sáu có rất rất đông người cúng và lễ vật dâng cô nhiều không đếm xuể.
    • Xong 3 phần cúng bái thì chúng ta di chuyển ra ngoài và vái vong linh tứ phương một lần nữa và ra về.
    • Áo dài thật và những đồ như gương lược… thì cúng ở mộ Cô Sáu xong mang vào nhà tưởng niệm của cô để đó luôn, còn đồ mã thì hóa luôn ở mộ Cô.

    Lời khuyên cho các bạn khi đến du lịch Côn Đảo: Nhận phòng khách sạn xong, trước khi bước vào phòng, các bạn nên khấn như sau: “xin các ngài ở đây cho tôi được tá túc tạm 1-2 hôm” rồi mới bước vào trong. Đôi dép minh mang thì để ngược đầu lại với nhau và đặt ngay cửa ra vào, như vậy sẽ ngủ yên mà không bị sao hết [ví dụ như thấy người đứng trước đầu giường, đi lai trong phòng, ngủ bị đè] và trước khi ra về cung phải xin phép đi về nếu không muốn bị theo về đến nhà [đây là lời 1 thầy rất nổi tiếng khi ra Côn Đảo cầu siêu].

    Dịp cuối năm và đầu năm bao giờ cũng là thời điểm khách du lịch đến Côn Đảo và tới viếng mộ Cô Sáu nhiều nhất. Số lượng vé máy bay thì chỉ có hạn thôi, nên nếu bạn muốn tới Côn Đảo vào những dịp này thì nên đặt tour/ vé trước để tránh bị lỡ kế hoạch.

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Côn Đảo hàng đầu tại Việt Nam!

    Lan Nguyen / chúng tôi – Ảnh: Internet

    --- Bài cũ hơn ---

  • Chi Tiết Kinh Nghiệm Đi Viếng Mộ, Lễ Tạ Cô Sáu Ở Côn Đảo
  • Côn Đảo Huyền Thoại Về Cô Sáu Linh Thiêng
  • Lễ Tục Mở Cửa Mả [Ấp Mộ] Trong Thời Kỳ Để Tang
  • Tìm Hiểu Xem Bà Cửu Thiên Huyền Nữ Độ Mạng Là Gì?
  • 1.2.2. Thờ Thần Độ Mạng
  • --- Bài mới hơn ---

  • Văn Khấn Gia Tiên Ngày Mùng 1 Tết Nhiều Nhà Hay Dùng
  • Mâm Lễ Cúng Tạ Đất Cuối Năm Gồm Những Gì?
  • Có Phải Quỷ Thần Ở Trên Cây To? Làm Thế Nào Khi Chặt Đốn Cây Cổ Thụ?
  • Video Hướng Dẫn Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Và Bài Khấn Phổ Biến
  • Chia Sẻ Cho Bạn Cách Cúng Và Bài Cúng Mùng 1 Chuẩn Nhất
  • Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước để chúng ta được sống trong hòa bình như hiện nay.

    Vào ngày này các gia đình thưởng chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài khấn giỗ tổ Hùng Vương. Vậy mời các bạn cùng tham khảo bài khấn dưới đây:

    Cách sắm lễ, đồ cúng giỗ tổ Hùng Vương

    Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009] ghi rõ Lễ phẩm gồm:

    • Bánh dày 18 chiếc [dâng lên 18 đời Vua Hùng]
    • Bánh chưng 18 chiếc [dâng lên 18 đời Vua Hùng]
    • Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.

    Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

    Bên cạnh hướng dẫn đó thì lễ vật dâng cúng trong các buổi tế lễ Hùng Vương hầu hết ở các địa phương gần như giống nhau đều bao gồm: xôi, oản, hoa quả, rượu, hương, gạo muối, bánh chưng bánh dày, gà luộc [bắt buộc phải là gà trống thiến], thịt lợn [bắt buộc là lợn đen].

    Tại Đền Thượng còn lưu giữ tấm bia đá thời phong kiến nghị về “Điển lệ miếu thờ Hùng Vương” có quy định: Lễ phẩm dùng cho ngày Giỗ Tổ của dân tộc gồm: bò, dê, lợn, xôi.

    Bài cúng giỗ tổ Hùng Vương

    Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần. Con kính lạy các Vua Hùng linh thiêng, gây dựng nên đất Tổ.

    Hương tử con là………………………………………………..Tuổi………….

    Ngụ tại……………………………………………………………………….

    Hôm nay là ngày…… tháng……năm………………..[Âm lịch] Nhân ngày giỗ Tổ

    Hương tử con đến nơi……………Đền thờ Vua Hùng thành tâm kính nghĩ: Vua Hùng và các bậc tổ tiên đã có công dựng nước, tạo nên giang sơn đất nước mấy nghìn năm, luôn ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

    Cầu mong cho các Vị Vua Hùng luôn giữ mai uy nghiêm và linh thương để bảo vệ nước, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

    Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Phục duy cẩn cáo!

    Bài khấn giỗ tổ Hùng Vương

    Nam mô a di đà Phật! [3 lần] Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

    Con tên là…… địa chỉ…………… Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các

    Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

    Kính xin độ trì phù hộ,

    Mọi chuyện tốt lành bình an.

    Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

    Điều lành mang đến vẹn toàn.

    Điều dữ mang đi, yên ổn.

    Đi đến nơi, về đến chốn,

    Tai qua nạn khỏi tháng ngày.

    Cầu được ước thấy, gặp may,

    Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

    Con cái học hành tấn tới,

    Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha.

    Thi đỗ lớp gần, trường xa,

    Mát mặt gia đình làng nước.

    Tình duyên gặp người kiếp trước,

    Ý trung nhân… xứng muôn phần.

    Tình xa duyên thắm như gần,

    Suốt đời yêu thương nhất mực.

    Đi làm… thăng quan tiến chức,

    Buôn bán một vốn bốn lời.

    Hạnh phúc thanh thản một đời,

    Nam mô a di đà Phật!

    Kính lạy cao xanh Trời đất,

    Lạy các Vua Hùng linh thiêng.

    Đức Thánh Trần cõi người hiền,

    Muôn đời độ trì phù hộ! Nam mô a di đà Phật! [cúi lạy 3 cái]

    Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương

    Dưới đây là bài Văn khấn ngày giỗ Tổ Hùng Vương được sử dụng rộng rãi nhất:

    Nam mô a di đà Phật! [3 lần] Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền. Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.

    Con tên là…… địa chỉ……………

    Nhân ngày Giỗ tổ con xin gửi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.

    Kính xin độ trì phù hộ,

    Mọi chuyện tốt lành bình an.

    Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,

    Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.

    Đi đến nơi, về đến chốn,

    Tai qua nạn khỏi tháng ngày

    Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.

    Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.

    Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.

    Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.

    Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.

    Hạnh phúc thanh thản một đời.

    Nam mô a di đà Phật!

    Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!

    Nam mô a di đà Phật! [cúi lạy 3 cái]

    Văn tế Giỗ tổ Hùng Vương

    Việt Nam, ngày 10 tháng 3 năm 4897 Việt lịch. Tế chủ thành tâm chắp tay cúi đầu đảnh lễ dâng hương, kính cáo cùng:

    Tiên Linh Thủy tổ Việt tộc Kinh Dương vương Lộc Tục

    Tiên Linh Việt tổ phụ Lạc Long Quân Sùng Lãm

    Tiên Linh Việt tổ mẫu Âu Cơ

    Tiên Linh 18 đại Hùng Vương

    Tiên Linh tiên vương các triều đại

    Tiên Linh các Anh hùng Liệt nữ

    Tiên Linh trăm họ Âu Lạc Việt

    Cáo rằng:

    Nước có nguồn, cây có cội

    Chim có tổ, người có tông

    Bảo tồn bản sắc cội nguồn để làm người không vong bản

    Ghi nhớ công nghiệp tiên tổ cho con cháu biết giống dòng

    Nhớ chư tổ linh xưa,

    Lĩnh Nam một dải hoang vu, công khai phá mồ hôi tràn Đông Hải

    Âu Lạc hai dòng hợp nhất, giữ giống nòi máu đỏ đẫm Hoa Nam

    Tiếng BỐ ƠI rơm rớm lệ dân Hùng

    Lời LY ƯỚC nỉ non đàn chim Việt

    Nào bảo bọc dân ương

    Nào chăm lo dân hạnh

    Chống giặc tự thiếu niên, tài Thánh Gióng vang danh Phù Đổng

    Ngăn sông bằng đức tịnh, hạnh Sơn Tinh rạng rỡ Tản Viên

    Lo nông tang như An Tiêm, hoang đảo thành đồng dưa trù phú

    Tình bao la như Đồng Tử, thành trì hóa dạ trạch phiêu diêu

    Gương hiếu đạo mộc mạc Lang Liêu

    Tình sắc son thủy chung Cao thị

    Trống đồng dội vạn thù khiếp vía

    Đàn đá reo muôn dân ca xang

    Hai nghìn sáu trăm năm dư là bản hùng ca thần công Bắc địch

    Mười tám triều đại nguyên sơ là nôi văn minh thánh tích Nam di

    Than ôi,

    Một phút sa cơ, ngàn năm quốc hận

    May nhờ,

    Thiên đức Việt tổ, triệu dân đồng lòng

    Chống giặc Bắc, núi sông là hầm chông hào lũy

    Hóa dân Nam, chương đạo thay kiếm kích binh đao

    Qua gian khó dập dồn, nước non lại đến kỳ thái bình độc lập

    Bao chiến công vang dội, con cháu giữ tròn dải gấm vóc non sông

    Tuy 54 dân tộc anh em đoàn kết một lòng

    Nhưng năm ngàn năm văn hiến chưa xứng đền ơn nghĩa cả

    Kính lạy chư linh, chúng con nay:

    Mượn nhang đèn thể hiện lòng thành

    Dâng bánh trái hàm ơn tiên tổ

    Nguyện rằng:

    Xem núi sông là máu thịt, quyết bảo toàn từng tấc đất, không phụ chí tổ vương

    Tiếp văn hóa từ muôn phương, gắng thu nhập từng phát minh, dựng văn minh Việt tộc

    Cố sao cho: Trống trường mãi rền vang, cáo thế giới “Việt sư hưng Việt quốc”

    Chiêng quốc lễ ngân dài, nhắc nhân tâm “Nam đế trị Nam bang”

    Thắp trăm nén nhang

    Lòng thành đảnh lễ

    Linh thiêng chư tổ

    Chứng giám lòng thành

    Nhất tâm hồi hướng Việt tổ thánh linh đăng đàn thụ lễ

    phiêu thạch ba

    Cẩn bút

    --- Bài cũ hơn ---

  • Văn Khấn Lễ Khai Trương Đầu Năm
  • Bài Văn Khấn An Vị Bát Hương
  • Làm Sao Để Có Bài Cúng Đầu Năm Mới Cho Đúng
  • 3 Bài Văn Khấn Cúng Giỗ Ông Bà Cha Mẹ Đúng Chuẩn Tâm Linh 2022
  • Bài Văn Cúng Truyền Thống Khấn Thần Linh Trong Nhà Ở Ngày Mùng 1 Tết
  • Bạn đang xem chủ đề Văn Khấn Các Anh Hùng Liệt Sỹ trên website Iseeacademy.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Video liên quan

    Video liên quan

    Chủ Đề