Dad là viết tắt của từ gì

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng
Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng
Dad là viết tắt của từ gì

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng

Mã IATA
DAD
Mã ICAO
VVDN
Vị trí
Thành phốĐà Nẵng
Vị trí{{{location}}}
Độ cao33 ft / 10 m
Tọa độ16°02′38″B 108°11′58″Đ / 16,04389°B 108,19944°Đ

Dad là viết tắt của từ gì

Dad là viết tắt của từ gì

DAD

Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng/Quân sự
Cơ quan quản lýTổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam
Phục vụ bay choVietnam Airlines
Pacific Airlines
VietJet Air
Bamboo Airways
VASCO
Hải Âu
Vietravel Airlines
Các hãng hàng không quốc tế
Trang mạnghttp://danangairport.vn
Các đường băng

Hướng Chiều dài Bề mặt
m ft
17L/35R 3.500 11.483 Nhựa đường
17R/35L 3.048 10.000 Nhựa đường

Thống kê (2019)
Số lượng hành khách15,504,650
Dad là viết tắt của từ gì
22.56% [1]
Số lượng chuyến bay cất, hạ cánh91,746
Dad là viết tắt của từ gì
17.27%
Số lượng khách quốc tế4,100,000
Dad là viết tắt của từ gì
57,3%
Khối lượng hàng hóa (tấn)40,000
Dad là viết tắt của từ gì
46%
Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và nước ta

Tên giao dịch chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport - DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung, hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí.

Sản lượng khách năm 2019 tại sân bay này là 15,5 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ...

Dad là viết tắt của từ gì
Chi cục Hải quan Sân bay Đà Nẵng

Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á, theo thông tin được công bố trên trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports. Năm 2019, CHKQT Đà Nẵng được tổ chức đánh giá và xếp hạng Cảng hàng không, sân bay toàn cầu - SKYTRAX xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga Quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Hạ tầng kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có hai đường băng cất hạ cánh (3.500m và 3.048m), được trang bị hệ thống đèn tín hiệu trên taxiway, runway, appron (bãi đậu)..., các hệ thống phụ trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, VOR/DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp - thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại...có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, Airbus A340, Airbus A330, Airbus A380, Antonov 124...cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhà ga hành khách[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga Quốc nội[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực check-in nhà ga quốc nội T1 Sân bay quốc tế Đà Nẵng

Nhà ga hành khách quốc nội (nhà ga T1) sân bay quốc tế Đà Nẵng do Tổng Công ty Cảng hàng không miền Trung làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 24/12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/12/2011. Nhà ga được xây dựng trên diện tích gần 14.500 m2, gồm ba tầng nổi và một tầng hầm với tổng diện tích sử dụng 36.600 m2. Diện tích từng khu vực chức năng đủ tiêu chuẩn phục vụ 6 triệu lượt khách/năm (tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện khí hậu miền Trung, tải trọng động đất cấp 7. Ngoài ra, còn có các thiết bị đặc biệt như hệ thống xử lý hành lý, 5 ống lồng hàng không dẫn khách, 6 thang cuốn tốc độ 0,5 m/giây, 11 thang máy tải trọng 1.000 - 2.000 kg, các hệ thống điện tử chuyên dụng hàng không và hệ thống phụ trợ như chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời..Với 40 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác, nhà ga quốc nội đảm bảo phục vụ từ 6 - 8 triệu lượt khách/năm từ năm 2015 trở đi. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga quốc nội để đạt mức 15 triệu hành khách/năm vào năm 2020.

Nhà ga Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga hành khách quốc tế (nhà ga T2) do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15/11/2015 với tổng giá trị 3.504 tỷ đồng, đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, kỷ lục xây dựng trong vòng 18 tháng. Nhà ga quốc tế được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 210.000 m2, diện tích sàn xây dựng là 48.000m2, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 52 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, 04 cầu dẫn hành khách...Nhà ga T2 hiện tại đang phục vụ 51 tuyến bay Quốc tế đi và đến thành phố Đà Nẵng với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày, có công suất từ 4 đến 6 triệu khách/năm theo Quy hoạch phát triển đến giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.

Nhà ga VIP[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga VIP được dùng để đón các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nhà ga phục vụ cho chuyên cơ của các nguyên thủ của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Lào, Campuchia và Myanmar tham gia Hội nghị Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa APEC-ASEAN và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 (AELW) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Nhà ga hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà ga hàng hóa với quy mô tổng diện tích 2.400 m2, trong đó diện tích nhà ga là 1.600 m2, diện tích sân bãi 800m2 có thể tiếp nhận đồng thời 5 xe có tải trọng 9 tấn tiếp cận nhà ga, bố trí 2 khu vực hàng hóa đi đến riêng biệt, trong đó khu vực hàng hóa đi trang bị 2 dây chuyền soi chiếu hàng đi. Công trình được trang bị thống báo cháy và chữa cháy tự động, chống sét đánh thẳng.Công suất hàng hóa thông qua nhà ga đạt 100.000 tấn/năm.

Nhà ga hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trong thời gian tới, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần nâng cao vị thế của sân bay.

Các hãng hàng không và điểm đến[sửa | sửa mã nguồn]

Hãng hàng không đang hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Các chuyến bay nội địa sử dụng nhà ga T1, các chuyến bay quốc tế sử dụng nhà ga T2.

Hãng hàng khôngĐiểm đến Nhà ga
AirAsia Kuala Lumpur-International T2
Air Busan Busan, Daegu T2
Air Seoul Seoul–Incheon T2
Asiana Airlines Seoul–Incheon, Busan T2
Azur Air Thuê chuyến theo mùa: Krasnoyarsk, Moscow-Vnukovo, Irkutsk, Novosibrirsk T2
Bamboo Airways Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh Hải Phòng,Phú Quốc T1
Bamboo Airways Seoul–Incheon T2
Bangkok Airways Bangkok–Suvarnabhumi T2
Beijing Capital Airlines Tam Á T2
Cambodia Angkor Air Siem Reap, Phnompenh T2
China Eastern Airlines Bắc Kinh, Đại Liên, Nam Ninh, Trịnh Châu T2
China Southern Airlines Trịnh Châu, Bắc Hải, Thâm Quyến. T2
EVA Air Đài Bắc-Đào viên T2
Eastar Jet Seoul–Incheon, Cheongju T2
Far Eastern Air Thuê chuyến: Đài Loan T2
Hong Kong Express Airways Hongkong T2
Hainan Airlines Thuê chuyến: Haikou, Shenzen, Guangzhou T2
Hàng không Hải Âu Huế, Đồng Hới T1
Qatar Airways Doha T2
Okay Airways Thiên Tân T2
Jeju Air Seoul–Incheon, Jeju T2
Jetstar Asia Singapore T2
Jin Air Seoul–Incheon, Busan, Jeju T2
KC International Airlines MaCau T2
Korean Air Seoul–Incheon, Busan T2
Lao Airlines Viêng Chăn T2
Loong Air Thuê chuyến: Hangzhou T2
Malindo Air Kuala Lumpur T2
Pacific Airlines Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh T1
Shanghai Airlines Theo mùa: Thượng Hải T2
Sichuan Airlines Thuê chuyến: Tam Á T2
Singapore Airlines Singapore
Starlux Airlines Đài Bắc-Đào viên T2
Sriwijaya Air Jakarta T2
Thai AirAsia Bangkok–Don Mueang, Chiang Mai T2
Thai VietJet Air Bangkok–Suvarnabhumi[2] T2
T'way Airlines Seoul–Incheon, Daegu, Busan.

Thuê chuyến: Muan

T2
VietJet Air Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Nha Trang, Phú Quốc, Vinh, Thanh Hoá, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột T1
VietJet Air Ahmedabad, Daegu, Đài Bắc-Đào viên, Bengaluru, Hyderabad, Mumbai, New Delhi, Nagoya, Seoul-Incheon, Singapore, Tokyo-Haneda T2
Vietnam Airlines Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,Phú Quốc, Thanh Hoá T1
Vietnam Airlines Bangkok-Suvarnabhumi, Kuala Lumpur-International, Seoul–Incheon T2
Vietravel Airlines Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh T1

Hiện nay, việc mở nhiều đường bay quốc tế từ nhiều nơi trên thế giới đến sân bay này góp phần tạo thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng tăng cường hợp tác giao lưu với quốc tế, thu hút được nhiều khách du lịch góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương và khu vực. Cũng từ đây người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước nói chung có thể di chuyển và đặt chân đến được nhiều nơi trên thế giới thông qua nhiều điểm trung chuyển chính quan trọng được kết nối với Sân bay Quốc tế Đà Nẵng như: Seoul–Incheon, Tokyo–Narita, Singapore Changi, Hongkong, Bangkok–Suvarnabhumi... đến Châu Âu, Hoa Kỳ... rút ngắn được nhiều thời gian để thực hiện hành trình qua đó tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Ngày 27/3/2022, chuyến bay SQ172 của Singapore Airlines chở 160 hành khách và chuyến bay VZ960 của Thai VietJet Air chở 150 hành khách đã hạ cánh xuống sân bay đánh dấu chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên trở lại Đà Nẵng sau gần 2 năm, kể từ khi Covid-19 bùng phát đầu tháng 4/2020.

Các hãng hàng không từng hoạt động ở đây[sửa | sửa mã nguồn]

  • Air Vietnam
  • Air Mekong
  • Cathay Dragon
  • Indochina Airlines
  • Hong Kong Airlines
  • Lao Airlines
  • PBAir
  • Siem Reap Airways
  • SilkAir
  • Thai Airways International
  • TonleSap Airlines
  • Tiger Airways

Định hướng phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Dad là viết tắt của từ gì
Nhà Điều hành Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng

Hiện tại hàng không dân dụng đang sử dụng 150 ha/820 ha của sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng nên cần tổ chức phân định ranh giới sử dụng đất đai và quản lý. Hướng tới sẽ mở rộng diện tích sử dụng hàng không dân dụng lên 200 ha.

Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng sẽ được nâng cấp lên cấp sân bay 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 - 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay. Loại máy bay khai thác là B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Phương thức tiếp cận hạ cánh tiêu chuẩn CAT I.

Định hướng quy hoạch đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình như đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách T3 công suất 30 triệu khách, nhà ga hàng hóa, bảo dưỡng tàu bay, trạm xe ngoại trường, tập kết, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất, kiểm định, chế biến suất ăn, quản lý điều hành bay, cứu nguy cứu hỏa, cấp nhiên liệu, approach (tiếp cận) lên CAT II và CAT III…và các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải…để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao.

Tổ chức các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi các nước khu vực Châu Á, Châu Âu; đồng thời tổ chức thêm các chuyến bay phục vụ du lịch nội địa đi đến các điểm du lịch Quy Nhơn, Sa Pa, Phan Thiết...

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Tp. Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 23 triệu. Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 4,6 triệu, tăng 51,36%, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 30 nghìn tấn tăng 56,57% và hành lý đạt gần 59 nghìn tấn tăng 22,60% so với năm 2017. Năm 2019, sân bay này phục vụ 15,5 triệu lượt khách,tăng 22,56% so với năm 2018.

NămSố hành khách thông qua
2008 1.710.758
2009 2.079.758
2010 2.479.307
2011 2.877.078
2012 3.090.877
2013 4.376.775
2014 4.989.687
2015 6.724.604
2016 8.783.429
2017 10.801.927
2018 13.300.000
2019 15.504.650

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sân bay quốc tế Nội Bài
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Danh sách các sân bay ở Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “Thai VietJet Air adds Bangkok – Da Nang service from Oct 2018”. routesonline.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng Công ty cảng hàng không miền Trung