Có nên đội mũ cho trẻ 4 tháng tuổi

Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ không giúp giữ ấm vùng thóp của con, mà ngược lại làm tăng nhiệt độ của não ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Các bà mẹ đang rỉ tai nhau quan niệm: Khi đi ngủ không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, dù là trời lạnh; Không cho trẻ sơ sinh nằm gối vì vùng đầu là nơi phát tán 85% lượng nhiệt cơ thể. Vì đội mũ không giúp giữ ấm vùng thóp của con như nhiều bố mẹ nghĩ, mà ngược lại làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Liệu điều này có thực sự đúng?

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, quan điểm này không đúng. Bởi theo PGS Dũng, nếu trời lạnh mà phòng không đủ ấm thì buộc phải đội mũ. Bởi nếu không có biện pháp chống rét thì cơ thể trẻ sẽ bị mất nhiệt qua đầu và trán lớn khiến trẻ sẽ bị lạnh. Trong trường hợp phòng ngủ đủ ấm thì không cần thiết đội mũ.

Đội mũ che thóp cho trẻ sơ sinh khi ngủ ảnh hưởng đến não?

“Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh [đặc biệt là các bé sinh non]. Nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý là khi nhiệt độ trong phòng đủ ấm”- PGS Dũng nhấn mạnh.PGS Dũng cũng cho biết thêm, quan điểm đội mũ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp là hoàn toàn không chính xác. “Nếu bị nóng quá thì trẻ sẽ ra mồ hôi dẫn đến sốt, ốm chứ không đến mức hại não. Dựa trên các nghiên cứu y văn cho thấy trẻ chỉ thực sự bị hại não khi bị say nắng mà thôi. Vì thế nói trẻ bị hại não khi đội mũ đi ngủ là hoàn toàn không có căn cứ”- PGS Dũng một lần nữa khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, cử nhân y tế công cộng, Lê Hà Trung, Sở Y tế Hà Nội cho rằng, nếu nhiệt độ trong phòng đủ ấm thì không nên đội mũ, vì thân nhiệt của trẻ bao giờ cũng cao hơn người lớn. Nếu đội mũ sẽ làm cho trẻ nóng toát mồ hôi, thấm vào quần áo gây lạnh dễ dẫn đến viêm phế quản/phổi. Còn nếu phòng lạnh, không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cần thiết phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ.

PGS. TS Dũng thông tin, tùy theo độ tuổi của trẻ mà điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở cho phù hợp. Theo đó, với trẻ sơ sinh mà đẻ thường thì nhiệt độ trong phòng thường 28-30 độ C. Nếu trẻ đẻ non thì nhiệt độ phòng cần phải nâng lên 30-32 độ C. Với nhiệt độ này thì trẻ không cần phải đội mũ. Khi trẻ được 7-8 ngày tuổi thì nhiệt độ phòng nên điều chỉnh xuống mát hơn.

Điều dưỡng trưởng khoa đẻ thường một bệnh viện phụ sản cho rằng, việc đội mũ cho trẻ sẽ làm nóng cơ thể, thậm chí với những mũ có dây buộc, không cẩn thận khi trẻ cựa quậy sẽ thít vào cổ gây ngạt. Bộ phận cần giữ ấm nhất trong cơ thể trẻ sơ sinh là bàn chân chứ không phải đầu.

Có phải đội mũ cho trẻ sơ sinh không? Khi nào thì cần? Đây là những câu hỏi được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là khi thời tiết sắp chuyển lạnh, việc ăn mặc, giữ ấm cho bé là vô cùng quan trọng. 

Có phải đội mũ cho trẻ sơ sinh không

Có phải đội mũ cho trẻ sơ sinh không? 

Nhiều bà mẹ cho rằng, không nên đội mũ cho trẻ sơ sinh, nhất là khi đi ngủ, kể cả khi trời lạnh vì vùng đầu là nơi phát tán 85% nhiệt lượng cơ thể. Đội mũ sẽ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không có chứng cứ khoa học nào nói rằng đội mũ làm tăng nhiệt độ của não, ảnh hưởng đến vùng thần kinh kiểm soát hô hấp. Trẻ bị nóng quá sẽ ra mồ hôi dẫn đến ốm, sốt chứ không thể ảnh hưởng đến não được.

Theo đó, bác sĩ Dũng khuyến cáo: “Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ cho trẻ sơ sinh hoặc dùng băng quấn thóp là cần thiết”. 

Vì vậy, với câu hỏi có phải đội mũ cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là CÓ.

Đội mũ cho trẻ sơ sinh giúp bảo vệ phần đầu cũng như giữ ấm cho bé, đặc biệt là các bé sinh non. Có chiếc mũ bao che bên ngoài, phần đầu của trẻ sẽ được ấm hơn. Nhất là khi trời lạnh mà phòng không đủ ấm, không có biện pháp chống rét thì cơ thể trẻ sẽ bị mất một lượng nhiệt lớn qua đầu và trán khiến trẻ bị lạnh, ốm, sốt.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải linh động trong việc đội mũ cho trẻ sơ sinh, KHÔNG nhất thiết là lúc nào cũng phải đội nhé!

Vậy khi nào thì cần đội mũ cho trẻ sơ sinh?

PGS Dũng cho biết với những bé khỏe mạnh và được vài tháng tuổi thì việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết [với điều kiện nhiệt độ phòng đủ ấm]. 

Lưu ý: Với trẻ sơ sinh mà đẻ thường thì nhiệt độ trong phòng thường 28 – 30 độ C. Nếu trẻ đẻ non thì nhiệt độ phòng cần phải nâng lên 30 – 32 độ C. Với nhiệt độ này thì trẻ không cần phải đội mũ. Khi trẻ được 7 – 8 ngày tuổi thì nhiệt độ phòng nên điều chỉnh xuống mát hơn.

Mẹ chỉ nên đội mũ cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp sau:

  • Trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, sức đề kháng kém. 
  • Sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể bé xuống thấp hơn. Mẹ có thể đội mũ cho bé 1 lúc sau khi tắm cho đến khi thân nhiệt của bé tăng lên bình thường.
  • Khi thời tiết lạnh hoặc nơi có gió. Phòng lạnh không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cần thiết phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ. 

1 số lưu ý khi đội mũ cho trẻ sơ sinh

– Như đã nói ở trên thì đội mũ cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết [nhất là những bé sinh non]. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đội. Mẹ hãy chú ý những trường hợp chúng tôi nói bên trên.

– Ngoài ra, trước khi đội mũ cho bé, mẹ cũng cần phải xem xét các yếu tố như: nhiệt độ phòng, thời tiết, thân nhiệt của bé. Nếu người bé nóng, ra nhiều mồ hôi thì việc đội mũ cũng là không cần thiết.

– Không đội mũ thường xuyên cho trẻ, đặc biệt là lúc bé đang ở trong nhà.

– Trường hợp phải đội mũ cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy chọn những chất liệu tốt, mềm mại, thấm hút mồ hôi để tạo cảm giác thoải mái cho bé.

– Kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên để quyết định việc khi nào thì bỏ mũ ra cho bé.

Tóm lại, đội mũ cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết nhưng các mẹ không cần quá cứng nhắc, lúc nào cũng đội cho trẻ. Hãy xem xét các yếu tố, trường hợp chúng tôi nói bên trên cũng như tình trạng sức khỏe của bé để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh

Đa số cha mẹ đều tìm mọi cách để giữ ấm cho con như mặc quần áo dày nhiều lớp, quấn tã, ủ chăn... Thậm chí nhiều gia đình giữ cho bé sơ sinh và sản phụ ở trong phòng kín, tránh gió và đặt lò sưởi cả tháng. Đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh [bé sinh non, hoặc nhẹ cân], còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.

Nguy cơ gây bệnh

Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi và mồ hôi làm bé bị tự nhiễm lạnh, dễ bị viêm phổi. Ngoài ra, mặc quần áo quá chật, quá kín [chật đến nỗi ép lồng ngực và bụng làm bé không thở nổi], bé sẽ cảm thấy khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mặc quá nóng.   Không những thế, để nhiệt độ phòng quá cao, ủ quá ấm, đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ có thể gây đột tử nhũ nhi [SIDS].

Giữ ấm đúng cách

Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.

Đầu bé sơ sinh là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh [đặc biệt là các bé sinh non] nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.

Mặc cho bé sơ sinh những lớp quần áo để có thể dễ dàng cởi bỏ ra mỗi khi bé nóng. Chẳng hạn, bạn nên mặc một chiếc sơmi dài tay [hoặc chiếc áo thun dài tay ở bên trong] và khoác một chiếc áo khoác bên ngoài. Khi ngủ, cho bé mặc quần áo nhẹ, thoáng. Tốt nhất là cho bé sơ sinh mặc đồ bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không quấn quá nhiều lớp tã hoặc đắp quá nhiều chăn cho bé.

Khi bé ốm, sốt lại càng không nên mặc quá nhiều quần áo. Khi kiểm tra xem bé có nóng quá hay không thì nên sờ vào bụng, không nên sờ vào chân tay, vì các bộ phận này của bé thường lạnh hơn so với thân mình. Các dấu hiệu khác cho thấy bé quá nóng là đổ mồ hôi, thở nhanh, trán nóng, bứt rứt khó chịu.

Cho bé sơ sinh ở trong phòng thoáng, đảm bảo đủ nhiệt độ và tránh những nơi có gió lùa. Những khi cần cho bé ra ngoài, bạn nên để bé ngồi sau xe, mặc ấm, nhất là ở phần đầu, cổ, chân, che chắn để bé tránh bụi, gió và hít phải khí lạnh.

Khi vào phòng ấm, phụ huynh cần cởi bớt trang phục ngoài cho bé, nếu không bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi rồi nhiễm lạnh. Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, đơn giản là sờ lên trán xem bé nóng hay lạnh.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Video liên quan

Chủ Đề