Chương trình thí điểm trong tiếng anh là gì năm 2024

TTO - Trong sách giáo khoa tiếng Anh thí điểm, lớp 3 học sinh mới bắt đầu làm quen với những câu ngắn, ngữ pháp đơn giản, sang lớp 4 đã "đụng phải" những câu quá dài, ngữ pháp khó hiểu...

Chương trình thí điểm trong tiếng anh là gì năm 2024

Học sinh lớp 3 Trường tiểu học Xuân Đường (xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: A LỘC

"Việc đổi mới chương trình dạy và học tiếng Anh nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, nắm vững kiến thức nhưng những bất cập trong sách giáo khoa tiếng Anh thí điểm khiến các em "bỡ ngỡ, choáng ngợp".

Đó là chia sẻ của cô Phan Ngọc Mỹ Dung - giáo viên dạy tiếng Anh tại Trường tiểu học Lê Thị Vân (TP Biên Hòa, Đồng Nai), tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GD-ĐT ngày 4-10 về những bất cập trong việc thực hiện đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tại Đồng Nai.

Cụ thể, trong chương trình sách giáo khoa thí điểm lớp 3, học sinh bắt đầu tiếp cận với những câu ngắn, ngữ pháp đơn giản. Nhưng khi sang chương trình lớp 4 có quá nhiều câu dài, ngữ pháp khó hiểu, khiến học sinh khó tiếp thu.

Ngoài ra, cô Dung cho rằng thời lượng tiết học dành cho môn tiếng Anh quá ít, giáo viên chỉ kịp truyền đạt kiến thức, từ vựng. Còn các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết giáo viên không đủ thời gian luyện tập cho học sinh.

Tại buổi làm việc, ông Võ Ngọc Thạch - phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai, cho biết Đồng Nai đã triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 từ năm học 2011-2012.

Sau bảy năm thực hiện đề án, bên cạnh một số kết quả nhất định, đề án đã lộ ra một số hạn chế như: chi phí thuê giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy cao, khác biệt về ngôn ngữ gây khó khăn trong quá trình tương tác giữa thầy và trò...

Ông Thạch kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét sớm đưa chương trình dạy tiếng Anh vào cấp tiểu học, bởi đây là cấp học đầu tiên, học sinh dễ tiếp thu hơn. Đồng thời, tăng thời lượng số tiết dạy trên lớp học để việc dạy và học tiếng Anh thêm hiệu quả.

Ông Nguyễn Tô Chung, phó trưởng Ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, cho biết hiện bộ đang tổng hợp ý kiến từ những giáo viên trực tiếp tham gia đề án. Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp, tiến tới triển khai đề án trên diện rộng.

Không ít bậc phụ huynh thắc mắc “tiếng Anh chương trình mới”, “tiếng Anh hệ 10” là gì. Mục Tiếng Anh cho trẻ em của Toomva sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Trong quá trình không ngừng đổi mới và phát triển, cho đến hiện tại thì Việt Nam có tất cả 3 hệ chương trình tiếng Anh phổ thông được áp dụng chính thức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là các hệ: 3, 7 và 10. Vậy các hệ tiếng Anh là gì và được quy định như thế nào? Trong chuyên mục Tiếng Anh cho trẻ em hôm nay, mời các bạn cùng Toomva tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.

Tiếng Anh cho trẻ em – Thế nào là tiếng Anh hệ 10, 7 và 3?

1. Hệ 3

Hệ 3 là chương trình học tiếng Anh phổ thông bắt đầu từ lớp 10 đến lớp 12. ở lớp 10, học sinh bắt đầu học kiến thức cơ bản nhất là “ABC”, “Hello”, ... Hệ này đã cũ và hiện tại đã không còn được nhắc đến nhiều.

2. Hệ 7

Với hệ 7 năm, giáo trình dạy tiếng Anh phổ thông bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 12. Theo đó, từ lớp 6 các em sẽ bắt đầu được làm quen với tiếng Anh bằng những kiến thức cơ bản là “ABC”, “Hello”, ...

Chương trình thí điểm trong tiếng anh là gì năm 2024

3. Hệ 10

Hệ 10 là hệ chương trình tiếng Anh phổ thông được áp rụng rộng rãi nhất hiện nay. Học sinh sẽ bắt đầu được học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 12.

Chương trình thí điểm trong tiếng anh là gì năm 2024

Để giải đáp vấn đề thắc mắc trên, Toomva xin trả lời như sau:

Những cái tên như “tiếng Anh chương trình mới”, “tiếng Anh thí điểm” hay "tiếng Anh cải cách" đều là cách gọi khác của chương trình học tiếng Anh phổ thông hệ 10, tuy rằng ở thời điểm hiện tại thì hệ 10 không hẳn là chương trình mới hay chương trình thí điểm nữa. Hệ 10 năm là sản phẩm của đề án ngoại ngữ của quốc gia được triển khai từ năm 2010.

Thế nhưng trên thực tế, theo khảo sát nhỏ của Toomva thì có những học sinh sinh năm 1998 đã được học hệ 10 (tức năm 2007 đã có hệ 10), lại có những người sinh năm 1992 đã được học tiếng Anh cơ bản ở nhà trường từ lớp 2.

Để tránh tâm lý bối rối trong thời buổi sách giáo khoa chương trình mới đang có quá nhiều bộ, các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học và đang quan tâm đến tiếng Anh dành cho trẻ em chỉ cần nhớ những điểm sau:

  1. Nếu bạn không sống tại vùng sâu, vùng xa thì chương trình tiếng Anh phổ thông mà con bạn đang học rất có thể là hệ 7 hoặc hệ 10, nhưng khả năng cao là hệ 10.
  1. Nếu con bạn bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 3 thì bé đang học hệ 10.

Trên đây là bài viết “Phân biệt sách tiếng Anh hệ 10, 7 và 3 – tiếng Anh cho trẻ em” của Toomva. Hy vọng qua bài viết này, Toomva đã mang đến cho các bạn cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất về các khái niệm như “tiếng Anh chương trình mới”, “tiếng Anh thí điểm”, "tiếng Anh cải cách" cũng như các hệ chương trình học tiếng Anh phổ thông.

Đừng quên ghé thăm Toomva.com thường xuyên để cập nhật những kiến thức bổ ích nhưng cũng không kém phần thú vị nhé!

Chương trình thí điểm tiếng Anh là gì?

Những cái tên như “tiếng Anh chương trình mới”, “tiếng Anh thí điểm” hay "tiếng Anh cải cách" đều là cách gọi khác của chương trình học tiếng Anh phổ thông hệ 10, tuy rằng ở thời điểm hiện tại thì hệ 10 không hẳn là chương trình mới hay chương trình thí điểm nữa.

Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là gì?

Chương trình giảng dạy (Curriculum Programme)

Anh vẫn là món gì?

Anh văn là ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng rất rộng rãi trên toàn cầu, là phương tiện giao tiếp tối ưu nhất khi bạn nói chuyện, trao đổi với những người ở đất nước khác. 1. Khóa học này phù hợp với mọi trình độ từ Anh văn sơ cấp đến Anh văn nâng cao.

Tiết học đọc tiếng Anh là gì?

- Period (tiết học): là đơn vị thời gian được sử dụng để phân chia và tổ chức các buổi học trong một ngày học. Ví dụ: The class period is 45 minutes long. (Tiết học kéo dài 45 phút.) - Period (quãng thời gian): một khoảng thời gian giữa hai sự kiện hoặc giai đoạn.