Chùa bánh xèo vũng tàu ở đâu

Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với ngôi “chùa Bún Riêu” mà còn khá nhiều người biết đến “chùa Bánh Xèo” với tên chính thức là Ni viện Thiện Hòa.

FB Pon Heo

@h_quochuy

FB Trần Yên

Ni viện Thiện Hòa còn có “tên gọi thân thương” là chùa Bánh Xèo nằm ở phía sau Đại Tòng Lâm Tự ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

FB Võ Thanh Hiền

FB Võ Thanh Hiền

FB Diệu Tâm

@duyminhtran

FB Zen Kwan

Gọi là chùa Bánh Xèo vì ở đây đặc sắc nhất là món bánh xèo chay và cũng là món ăn chính dùng để đãi các du khách phương xa đến viếng, tất cả đều miễn phí và muốn ăn bao nhiêu cũng được.

@kimngoc_1910

FB Pham Thanh Phong

Được biết, chỉ tính riêng phần bánh xèo mỗi ngày lễ tết Ni Viện phải sử dụng đến hơn một tấn bột.  Bột dùng để làm bánh thì do nhà chùa xay sẵn mỗi ngày và rau trồng trong vườn. Còn những thứ khác như: củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các Phật tử có điều kiện ủng hộ. Khác với bánh xèo được đổ bằng chảo như ở miền Tây, bánh ở đây được đổ theo khuôn nhỏ “hơi na ná” bánh xèo miền Trung. Phần nhân bên trong bánh gồm: giá, đậu xanh, củ sắn, cà rốt, mì căn,....lớp vỏ bánh hơi dày nhưng vẫn giữ được độ giòn rụm.

FB Diễm Trinh Trần

FB Katie Hằng

FB Nguyên Khởi

Những cái bánh xèo chỉ bằng tầm cái dĩa trung, rất giòn và vàng được ăn kèm rau sống và nước mắm ngọt. Vậy là sau này đi Vũng Tàu, các bạn đã có thêm một địa điểm dừng chân trước là để viếng Chùa và sau là thưởng thức thêm món bánh xèo chay độc đáo.

****Xem địa chỉ và review****

//diadiemanuong.com//ba-ria-vung-tau/ni-vien-thien-hoa-chua-banh-xeo

Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực lại mong muốn có thể vãn cảnh chùa thì ngôi chùa bánh xèo dưới đây chính là địa danh bạn nhất định nên một lần ghé qua.

Cái tên vô cùng dễ thương và gợi nhắc đến món bánh cực thơm ngon của miền Nam Bộ lại gắn liền với một ngôi chùa nổi tiếng thuộc thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân Thành - tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chùa bánh xèo hay còn được biết đến với tên gọi khác chính là Ni viện Thiện Hòa.

Khuôn viên chùa bánh xèo Vũng Tàu. Ảnh: khachsanhoangphat.com

Để di chuyển đến chùa Bánh Xèo du khách có thể đi bằng hai cách: hoặc vào cổng Đại Tòng Lâm rẽ phải, rồi rẽ trái chạy theo con đường nhỏ khoảng 800m. Muốn đến nơi đây thì phải qua 6 ngôi thiền tự: chùa Bảo Tịnh, tịnh thất Diệu Nghiêm, tịnh thất Long Nhiễu, thiền tự Hiện Quang, thiền viện Huệ Chiếu và tu viện Viên Thông, thì điểm cuối cùng mới là ni viện Thiện Hòa. Tuy nhiên đường vào trong khá nhỏ, du khách nên di chuyển bằng xe 15 chỗ trở xuống.

Hoặc chạy qua khỏi cổng Đại Tòng Lâm, ngay bên hông có một con đường rộng với tấm bảng đề Trường Phật học Đại Tòng Lâm, rẽ vào đi đến cuối đường rẽ phải thì đến ni viện Thiện Hòa. Đối với con đường này thì xe 40 – 50 chỗ có thể vào.

Chùa được xây dựng quy mô nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ kính, linh thiêng. Ảnh: traitimviettravel.vn

Sau khi làm lễ Phật xong ở chánh điện, du khách sẽ được thưởng thức món bánh xèo chay ngon nức tiếng tại khu nhà ăn rộng rãi với 4 dãy bàn, cùng lúc có thể phục vụ hàng trăm người. 

Du khách thưởng thức các món chay tại Thanh Lạc Trai, ngay sau cổng chùa. Ảnh: dalaco.travel

Nguyên liệu để làm bánh cũng từ những thực phẩm chùa trồng được. Bột bánh xèo thì ngày nào chùa cũng xay sẵn, rau trồng quanh vườn chỉ cần hái vào rửa sạch. Còn những thứ khác như củ sắn, cà rốt, mì căn, dầu ăn thì do các Phật tử có điều kiện ủng hộ. Tiếng lành đồn xa, món bánh xèo nức tiếng đã thu hút khách hành hương tìm đến ngày càng nhiều và tên gọi “chùa bánh xèo” cũng xuất phát từ đó.

Bánh xèo được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong chùa trồng được. Ảnh: fita.vn

Ngoài món chính là bánh xèo, chùa còn thiết đãi du khách nhiều món ngon khác như: bún chay, cơm chay, bắp rang, bánh tét chay… Món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn du khách.

Những món chay đẹp mắt vô cùng hấp dẫn. Ảnh: giacngo.vn

Đặc biệt nhất, khách đến dùng bữa ở đây tất cả đều miễn phí và ăn bao nhiêu cũng được, có cúng dường hay không tùy hỷ, chùa đều hoan hỉ tiếp đón. Giống hệt như bạn đang đi ăn buffet tại một nhà hàng, tự động lấy chén đĩa, muốn thưởng thức món nào thì đến quầy đó để nhận thức ăn.

>> Xem thêm: Tour du lịch Vũng Tàu


Chùa bánh xèo tại Tịnh Biên, An Giang

Du lịch Miền Tây nhớ ghé thăm Thiền viện Đông Lai hay chùa Phật nằm, tọa lạc tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngôi chùa có "biệt danh" là chùa bánh xèo là vì suốt 18 năm qua, chùa đã phục vụ hàng ngàn, hàng triệu chiếc bánh xèo chay miễn phí để tiếp đãi khách thập phương đến thăm viếng. Trái ngược với không khí trang nghiêm nơi chánh điện, góc bếp của chùa sôi nổi hẳn bởi những người thợ đổ bánh xèo điêu luyện. 

Chùa bánh xèo tại Tịnh Biên. Ảnh: diadiemanuong.com

Thuở ban đầu, các sư thầy và Phật tử nơi đây chỉ có ý định đổ bánh thết đãi bà con quanh vùng. Thế nhưng bánh xèo chay với cách chế biến độc đáo, hương vị ngon khó cưỡng ngày càng vang danh khắp vùng và lan rộng, tiếng lành đồn xa, khách đến chùa ngày một đông. Nhận được sự yêu mến và ủng hộ nhiệt tình của nhiều người, từ đó, chùa bánh xèo mới bắt đầu có ý định lâu dài với công việc này. 

Bánh xèo chay ở Tịnh Biên nổi tiếng vì cách chế biến độc đáo. Ảnh: baolongan.vn

Ngày bình thường, phòng bếp nhà chùa đổ 2 gian chảo, mỗi gian có 12 chảo cho 1 người đầu bếp. Số lượng ít nhất cũng từ 300- 400 chiếc mỗi ngày. Cuối tuần vào thứ 7, chủ nhật bếp cháy với hơn 40 cái lò, con số tăng gấp 4 lần. Đối với những dịp lễ hoặc ngày đặc biệt, số lượng này tăng thêm chóng mặt lên đến 6000 - 7000 chiếc bánh.

Bếp luôn đỏ lửa để phục vụ thực khách. Ảnh: tinhhoa.net

Nguyên liệu để làm bánh chay đơn giản chỉ gồm bột gạo pha cùng nước dừa. Nhân thì sẽ là đậu xanh, đậu hũ và đặc biệt không thể thiếu bông điên điển, đặc sản của vùng đất này. Bánh sẽ được gói ghém cùng rau rừng lấy từ núi Cấm nên luôn tươi ngon, giòn thơm.

Bông điên điển là nguyên liệu độc đáo làm nên chiếc bánh xèo ở Tịnh Biên. Ảnh: monngonbinhdinh.vn
Điều đặc biệt, bạn sẽ "ăn chùa" đúng nghĩa đen lẫn bóng. Bởi vì đây là một món quà tinh thần mà thiền viện này gửi gắm đến du khách nên bạn có thể ăn miễn phí. Không chỉ là một nét đẹp về văn hóa ẩm thực mà đây còn thể hiện được sự nghĩa tình, gắn bó và san sẻ cho nhau trong lối sống của người dân miền Tây.

Ngôi chùa bánh xèo đã tạo nên nét đẹp về ẩm thực lẫn văn hóa của người dân miền Tây. Ảnh: tintucmientay.com.vn

Đến với những ngôi chùa bánh xèo ở trên, du khách không chỉ đến để thăm viếng làm lễ mà còn được thưởng thức những chiếc bánh xèo thơm ngon đặc biệt. Từ những nguyên liệu chay thông thường có ở nhiều nơi, những đầu bếp của chùa đã tạo nên món bánh thơm ngon hấp dẫn, để rồi ai ăn cũng khó mà quên.

Hồng Ánh [tổng hợp] - dulichvietnam.com.vn

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề