Điều khiển xe môtô, xe gắn máy chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Câu hỏi:

Tôi là Nguyễn Tuyết. Luật sư lòng tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Khi tha gia giao thông, tôi thấy trên đường rất nhiều người để tiện nói chuyện nên dàn hàng hai, cho hai xe đi song song với nhau. Ở đoạn đường to thì không nói nhưng ở những đoạn đường hẹp thì cảm thấy rất khó chịu vì hành vi này gây ách tắc giao thông, hạn chế tầm nhìn. Vậy cho tôi hỏi theo quy định, Hành vi đi xe gắn máy dàn hàng ngang 2 xe có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Nếu bị phát hiện xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung cần tư vấn đến Công ty Luật Hoàng Phi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ thì không có quy định nào xử phạt với hành vi điều khiển xe gắn máy dàn hàng ngang 02 xe, mà chỉ có khi người lái xe dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên.

Cụ thể tại Điểm k, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 [ba] xe trở lên”.

Như vậy, theo đó, đi xe gắn máy dàn hàng ngang 02 xe sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, đó cũng là hành vi bị nghiêm cấm chung trong Luật Giao thông đường bộ. Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp và các loại xe thô sơ khác thực hiện hành vi “Đi xe dàn hàng ngang”.

Do vậy, bạn cũng không nên đi xe dàn hàng ngang, dù chỉ là dàn hàng ngang 02 xe, vì điều đó có thể gây cản trở giao thông cho các phương tiện khác, nhất là ở những đoạn đường có đông phương tiện lưu thông.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Dân sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Đi xe đạp điện dàn hàng ngang có bị phạt không?

Chào Luật sư, cháu có câu hỏi về luật giao thông đường bộ mong được giải đáp, đó là:

Cháu và một người bạn trên đường đi về thường đi hàng ngang, song song nhau để trò chuyện. Một hôm chúng cháu đang đi thì có chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại, nhắc nhở vì vi phạm giao thông đường bộ, nói rằng lần sau có thể bị xử phạt . Vậy cháu muốn hỏi: Việc đi xe đạp điện dàn hàng ngang như vậy có vi phạm luật giao thông không, vì trên trường, khi được tuyên truyền, phổ biến về các nguyên tắc tham gia giao thông thì chủ yếu là các nguyên tắc về xe ô tô, xe đạp hoặc xe máy. Do đó, các quy định về xe đạp điện chúng cháu chưa rõ. Cháu cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn vì đã gửi câu hỏi về Luật Hoàng Phi. Thắc mắc của bạn là một trong những thắc mắc nhiều người có khi điều khiển xe bằng xe đạp điện. Vì hiện nay số lượng người đi xe đạp điện, đạp máy ngày càng phổ biến nhưng không nhiều người hiểu đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông bằng phương tiện này. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện].

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì: ” Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”. Khi tham gia giao thông, xe thô sơ nói chung phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ phải đi đúng phần đường quy định [theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ]. Do đó, đi xe đạp điện dàn hàng ngang là hành vi vi phạm quy định chung của Luật Giao thông đường bộ.

Về xử phạt khi đi xe đạp điện dàn hàng ngang, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện], người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] g] Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;“

Như vậy, xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện nếu đi dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên có thể bị phạt theo quy định trên, tức là bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Mặc dù không xử phạt với trường hợp đi xe đạp điện dàn hàng ngang 2 xe giống như trường hợp của bạn, nhưng qua phân tích trên đây, việc đi dàn hàng ngang vẫn là vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ. Cảnh sát giao thông trong là người trong cơ quan chuyên môn quản lý về an toàn giao thông, do đó nắm vững các quy định pháp luật, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ có thể thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người tham gia giao thông.

Trên thực tế, không ít những vụ tai nạn giao thông với hậu quả nghiêm trọng xảy ra do việc đi xe dàn hàng ngang. Do đó, mặc dù không bị xử phạt do đi xe dàn hàng ngang 2 xe, bạn và bạn của mình vẫn nên thực hiện đúng quy định pháp luật giao thông đường bộ nói chung và quy định về đi xe hàng một nói riêng để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và những người xung quanh.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Người đi xe đạp đi vào đường cao tốc mà không phải người, phương tiện phục vụ vi…

Các nguyên tắc xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ c…

Quy trình dừng xe của cảnh sát giao thông [CSGT] khi thực hiện kiểm soát, xử lý…

Cơ quan đăng ký xe chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ hồ sơ theo quy định, các…

Mức xử phạt điều khiển xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi trên đường, gây nguy…

Chào luật sư, tôi muốn hỏi luật sư rằng điều khiển xe chạy dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi đi trên đường thấy rất nhiều trường hợp xe máy đi hàng ngang để nói chuyện, gây ra cản trở giao thông. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Đi xe dàn hàng ngang có phải là hành vi vi phạm pháp luật

Tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

“ 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a] Đi xe dàn hàng ngang;

b] Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c] Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d] Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ] Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”

Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được đi xe dàn hàng ngang. Người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức phạt đối với hành vi dàn hàng ngang khi lái xe máy quy định tại điểm k khoản 1 và điểm c khoản 10 điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ.

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện]…

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k] Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c] …Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1;“

Như vậy, người điều khiển xe máy đi dàn hàng ngang 2 xe thì không bị xử phạt hành chính. Người điều khiển xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên sẽ bị phạt tiền 150 nghìn đồng. Người lái xe dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.

Đi xe đạp dàn hàng ngang bị xử lý như thế nào?

Điểm g khoản 1 điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g] Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;“

Đồng thời, Luật xử phạt vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính là người từ đủ 14 tuổi trở lên tại điểm a khoản 1 điều 5. Và khoản 3 điều 134 cũng quy định:

“3. … Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền

Như vậy, hành vi đi xe đạp dàn hàng ngang có thể bị xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Không nộp phạt vi phạm giao thông thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định phạt vi phạm giao thông, người vi phạm phải nộp phạt theo quy định.

Nếu quá thời hạn này sẽ bị cưỡng của chế thi hành quyết định xử phạt.

Theo hướng dẫn tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính sau:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  • Thu tiền; tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
  • Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

1. Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

2. Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

3. Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản [áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ].

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

4. Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích [Ví dụ như Bưu điện].

5. Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

– Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính: ngày, tháng, năm vi phạm và họ tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt.

Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

– Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang bị phạt bao nhiêu tiền?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là vi phạm giao thông?

– Vi phạm pháp luật giao thông có thể hiểu là hành vi trái pháp luật giao thông; do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện; xâm hại tới trật tự an toàn giao thông; và các vấn đề khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.Lỗi vi phạm giao thông đường bộ phổ biến mà nhiều người vi phạm hiện nay là:– Không đội mũ bảo hiểm khi đang lưu thông– Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ– Điều khiển xe vượt tốc độ cho phép– Điều khiển xe chạy ngược chiều

– Chưa có giấy phép lái xe

– Không mang giấy tờ xe– Chở quá số người quy định– Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép– Dùng điện thoại khi đang lưu thông trên đường

–  Không bật xi nhan khi chuyển hướng, chuyển làn đường

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề