Cho con bú uống thuốc chữ P được không

Người bình thường bị đau dạ dày đã rất mệt mỏi, phiền toái, với phụ nữ đang cho con bú bị đau dạ dày thì càng nguy hiểm hơn. Vậy mẹ nên uống thuốc gì, phải làm sao để giải quyết tình trạng này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Người ta vẫn thường nói rằng, khi sinh nở phụ nữ phải trải qua cơn đau như bị gãy 20 chiếc xương sườn, sinh xong sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, nhiều sản phụ sau sinh cũng dễ bị đau dạ dày hơn. Tại sao lại thế?

Lý giải về tình trạng đang cho con bú bị đau dạ dày có rất nhiều nguyên nhân như sau:

  • Nhiễm khuẩn HP: Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân điển hình gây ra bệnh đau dạ dày sau sinh bởi dịch dạ dày chứa nhiều axit và đậm đặc là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi, phát triển gây ra các triệu chứng viêm loét dạ dày.
  • Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh: Bệnh đau dạ dày sau sinh thường mắc phải do chế độ dinh dưỡng và yếu tố tâm lý. Trầm cảm sau sinh, thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ thái quá sẽ khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn từ đó gây viêm loét và đau.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sau sinh phụ nữ thường bận bịu chăm sóc con. Vì thế, không ít mẹ bỉm sữa đã ăn uống qua loa đại khái, ăn uống không điều độ nên dễ dẫn tới bệnh đau dạ dày.
  • Do sản phụ sinh mổ: Sinh mổ thường gây kích thích ổ bụng, tăng áp lực lên dạ dày hơn so với sinh thường.
  • Thừa cân, béo phì: Sự tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ và sau sinh sẽ khiến cơ thể tăng áp lực lên dạ dày và gây đau.

  • Buồn nôn, nôn, nôn khan: Nếu sau sinh chị em thường xuyên bị buồn nôn, nôn và nôn khan thì cần nghĩ ngay đến bệnh đau bao tử để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Vùng thượng vị bị đau: Đây là dấu hiệu chung của tất cả các trường hợp đang cho con bú bị đau dạ dày nên khi sản phụ gặp những cơn đau này rất có thể là do bệnh đau dạ dày gây ra.
  • Chán ăn, tiêu hóa kém: Sau sinh chị em cần ăn nhiều hơn để mau chóng hồi phục sức khỏe và có đủ sữa để nuôi con. Nhưng nếu sau sinh mà sản phụ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng thì rất có thể là do dạ dày hoạt động kém.
  • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu: Khi bị đau dạ dày, thức ăn sẽ lâu được tiêu hóa, chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã nên bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó chịu vùng bụng, đầy bụng, khó tiêu kèm triệu chứng ợ chua, ợ hơi.

Sử dụng thuốc Tân dược để chữa đau dạ dày là giải pháp thường được lựa chọn đầu tiên vì thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh và sử dụng dễ dàng.

Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh thì cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn sữa mẹ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc điều trị nhé.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng điều trị đau dạ dày cho phụ nữ sau sinh là:

  • Omeprazol: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tăng cường tiết dịch vị dạ dày. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng trong thời gian dài..
  • Nospa: Thuốc giúp chống co thắt tình trạng co thắt dạ dày và giảm đau nhanh chóng nhưng có thể khiến cho mùi thơm của sữa mẹ bị biến mất. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi sử dụng.
  • Cimetidine: Thuốc có tác dụng làm lành các vết viêm loét niêm mạc thành ruột và dạ dày.

Phụ nữ đang cho con bú bị đau dạ dày nên sử dụng các bài thuốc dân gian bởi đây là một trong những biện pháp giúp làm lành vết thương tại dạ dày mà không lo chất lượng sữa bị ảnh hưởng.

Một số bài thuốc dân gian có tác dụng tốt cho phụ nữ sau sinh bị đau bao tử là:

Nghệ vàng có chứa hàm lượng Curcumin rất lớn. Hoạt chất này có khả năng làm lành và ngăn ngừa tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày. Đồng thời, chúng có thể hạn chế tình trạng tăng tiết axit trong dịch vị dạ dày.

Cách áp dụng bài thuốc

Bệnh nhân lấy 2 thìa bột nghệ vàng pha với 250ml nước ấm. Tiếp đến bạn cho thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước bột nghệ rồi khuấy đều lên để uống. Mỗi ngày uống 1 cốc nước nghệ mật ong bệnh đau dạ dày sau sinh sẽ được cải thiện hiệu quả.

Nha đam là thảo dược có tính mát, giải độc, thanh nhiệt. Các tinh chất có trong nha đam có tác dụng trung hòa axit dịch vị trong dạ dày. Nhờ đó hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, giảm các cơn co thắt dạ dày, bệnh nhân sẽ tránh được các cơn đau đột ngột của căn bệnh này. Vì vậy nếu đang cho con bú bị đau dạ dày thì mẹ hãy thử sử dụng nha đam xem sao

Cách thực hiện:

Bạn lấy một khúc nha đam tươi, bóc vỏ để lấy phần nhân trắng bên trong. Tiếp đến, bạn ngâm phần nhân đa đam này với hỗn hợp nước muối chanh, sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch rồi xem xay nhuyễn. Cuối cùng người bệnh đổ nguyên liệu vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều lên rồi uống.

Phụ nữ sau sinh kiên trì áp dụng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày và thực kiện đều đặn trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả tích cực từ bài thuốc.

Bắp cải là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Nó chứa hàm lượng lớn Anti ulcer dietary- hoạt chất có khả năng hồi phục, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và bảo vệ các lớp niêm mạc bị tổn thương. Do đó, đang cho con bú bị đau dạ dày mà dùng bắp cải cũng là một bài thuốc khá hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Lấy khoảng 500g bắp cải tươi rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Thái nhỏ bắp cải rồi trần qua với nước sôi
  • Xay nhuyễn hỗn hợp rồi dùng vải sạch lọc lấy nước cốt
  • Dùng nước bắp cải uống khi đói bụng, mỗi ngày uống 2 cốc để bệnh sớm được cải thiện.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng phụ nữ đang cho con bú bị đau dạ dày. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên dây đã mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa 19 Tháng Tám, 2020

Thuốc Phosphalugel hay còn gọi là thuốc đau dạ dày chữ P là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh về dạ dày. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này như công dụng, cách dùng, liều dùng, có sử dụng được cho phụ nữ đang cho con bú, có thai hay không, giá bao nhiêu… Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Phosphalugel là thuốc gì?

Tên gọi khác: Thuốc đau dạ dày chữ P. Đây là loại thuốc dùng để chữa trị các căn bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

  • Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim
  • Nhà phân phối: Colloidal aluminium phosphate dạng gel 20%.
  • Thành phần: Mỗi gói: Colloidal aluminium phosphate dạng gel 20% 12.38g.
  • Bảo quản: Dưới 30oC.
  • Phân loại MIMS: Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét [Antacids, Antireflux Agents & Antiulcerants]
  • Phân loại ATC: A02AB03 – aluminium phosphate ; Belongs to the class of aluminium-containing antacids.
  • Trình bày/Đóng gói: Hỗn dịch uống: hộp 26 gói x 20g.

Chỉ định/Công dụng thuốc Phosphalugel

Phosphalugel là một thuốc kháng acid. Nó làm giảm tính độ acid của dạ dày.

Thuốc được sử dụng để điều trị cơn đau, bỏng rát và tình trạng khó chịu do acid gây ra ở dạ dày hoặc thực quản.

Liều dùng/cách sử dụng thuốc phosphalugel

Liều dùng

  • Liều dùng thông thường 1-2 gói x 2-3 lần/ngày.
  • Dùng hơn 6 gói/ngày thường không thể hiện thêm tác dụng. Nếu triệu chứng không giảm với liều dùng 6 gói/ngày thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng phosphalugel: Dùng đường uống. Nên uống thuốc khi xuất hiện cơn đau hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cảnh báo khi dùng thuốc Phosphalugel

  • Bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose thì không nên dùng thuốc này.
  • Thuốc này chứa sorbitol nên có thể gây ảnh hưởng nhẹ trên đường tiêu hóa [tiêu chảy]. Giá trị calo của sorbitol là 2,6kCal/g.

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng không hết sau 7 ngày.

Hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu đau kèm theo sốt hoặc nôn.

Quá liều: Uống nhiều thuốc có thể gây táo bón thậm chí tắc ruột. Quá liều thường gây ảnh hưởng trên những bệnh nhân suy chức năng thận.

Chống chỉ định Phosphalugel

Không dùng Phosphalugel nếu:

  • Bệnh thận nặng
  • Dị ứng với aluminium phosphate hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phosphalugel có dùng được cho phụ nữ cho con bú?

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Phosphalugel cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thuốc Phosphalugel tương tác với thuốc nào?

  • Thuốc kháng acid có thể làm giảm tác dụng của nhiều thuốc khác.
  • Nên thận trọng không uống thuốc kháng acid cùng lúc với thuốc khác. Nên uống các thuốc khác riêng biệt với thuốc kháng acid [ví dụ trước 2 giờ].

Tác dụng phụ của thuốc Phosphalugel

Táo bón.

Báo ngày cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trở nên trầm trọng hoặc nếu bị bất kỳ tác dụng phụ nào mà không được nêu trong tờ hướng dẫn.

Phosphalugel giá bao nhiêu?

Giá bán tham khảo: 110.000VNĐ/hộp 25 gói. Giá thuốc có thể khác nhau giữa các nhà thuốc nhưng chênh lệch là không đáng kể.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Phosphalugel mong rằng giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thuốc này, để sử dụng sao cho đúng, an toàn và hiệu quả. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chỉ định của bác sĩ.

E hospital là chuyên trang được thành lập bởi đội ngũ y sĩ , bác sĩ giàu năm kinh nghiệm , làm việc tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam như bệnh viện E, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện quân y 108...

Video liên quan

Chủ Đề