Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024

Nhiều bạn còn thắc mắc sự khác nhau giữa Đại học và Học viện, Đại học và Cao đẳng... Tuyển sinh số xin giải thích đơn giản giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về các bậc đào tạo này.

Học viện và Đại học khác nhau thế nào?

  • Học viện (tiếng Anh là Academy) sẽ có phần dạy và phần nghiên cứu. Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học (tiếng Anh là University) sẽ chuyên về giảng dạy.
  • Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Về cơ bản, bạn đều phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể học tại Đại học hoặc Học viện. Khi ra trường, bằng cấp của Học viện và Đại học đều giống nhau do Bộ GD&ĐT quy định. Sinh viên tốt nghiệp đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư.

Một số trường Học viện tốt tại Việt Nam:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Hàng không Việt Nam

Một số trường Đại học tốt tại Việt Nam:

  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024

Đại học và Cao đẳng khác nhau như thế nào?

Thường các trường Đại học sẽ có điểm trúng tuyển cao hơn so với trường Cao đẳng. Giáo dục cao đẳng thường diễn ra trong các trường Cao đẳng và nhiều trường Đại học cũng sẽ có cả hệ cao đẳng.

  • So với Đại học, bậc Cao đẳng đào tạo kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành một ngành nghề ở mức độ thấp hơn.
  • Thời gian đào tạo của Đại học thường là từ 4-6 năm tùy yêu cầu của từng trường. Nếu bạn đã có bằng Cao đẳng và muốn học lên, thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm.
  • Thời gian đào tạo của Cao đẳng thường từ 2-3 năm tùy theo ngành và trường. Nếu bạn đã có bằng Trung cấp, thời gian đào tạo cũng sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm.
  • Học phí của Đại học thường cao hơn so với Cao đẳng do thời gian học lâu hơn, số tín chỉ nhiều hơn.

Như vậy, đối tượng phù hợp với Đại học là những người có học lực khá trở lên và không phải chịu nhiều áp lực về kinh tế.

Phân biệt Cao đẳng và Cao đẳng nghề

Cao đẳng chính quy:

  • Cao đẳng chính quy thuộc bậc giáo dục đại học có trình độ đào tạo gọi chung là cao đẳng thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học.
  • Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
  • Hình thức học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn kỹ năng thực hành
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân trình độ cao đẳng và có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết so với hệ đại học.

Cao đằng nghề:

  • Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề.
  • Do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.
  • Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hàng hơn lý thuyết
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ cao đẳng, phôi bằng do Bộ Lao động, thương binh và Xã hội cấp.
  • Chuyên môn tốt, vững tay nghề khi ra trường.

Trung cấp là gì?

Trình độ trung cấp đứng sau cấp bậc Đại học và Cao đẳng. Đây là hình thức đào tạo giúp học viên có thể xin việc làm ngay sau khi học xong. Có 2 loại hình trung cấp là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Trung cấp chuyên nghiệp

  • Có bằng tốt nghiệp THCS: thời gian học từ 3 đến 4 năm.
  • Có bằng tốt nghiệp THPT: thời gian học từ 1- 2 năm.

Trung cấp nghề

Tuyển sinh từ bậc THCS trở lên. Theo học trung cấp nghề bạn sẽ được đào tạo ngành nghề bài bản với hệ thống đào tạo chính quy từ bộ Giáo Dục.

Đối với những bạn vừa hoàn thành xong chương trình trung học phổ thông, thì đã bắt đầu có những băn khoăn về việc chọn trường. Đa số cho rằng các trường Đại học đều sẽ tốt hơn trường Cao đẳng. Điều này có đúng hay không thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: Bằng Cao đẳng khác bằng Đại học như thế nào?

Tìm hiểu chung về Hệ Cao đẳng

Cao đẳng là hình thức đào tạo các kiến thức chuyên ngành với mức độ thấp hơn Đại học. Khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân.

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024

bằng cao đẳng có phải là cử nhân không

Hiện nay, sẽ hệ Cao đẳng đang được chia ra làm các loại sau:

✪ Hệ Cao đẳng chính quy

  • Sinh viên sẽ học theo phương pháp tập trung được quy định bởi Bộ Giáo dục và đào tạo.
  • Trong quá trình đào tạo, thì các kiến thức phần lý thuyết sẽ được chú trọng và học kĩ hơn so với các bài thực hành.
  • Thời gian học kéo dài từ 2 – 3 năm, sinh viên phải hoàn thành đủ lượng kiến thức và số lượng tín chỉ tổng của cả khóa học.
  • Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân, có thể ra làm trong những môi trường có liên quan tới chuyên ngành mình đã học, nhưng không quá phức tạp.

✪ Hệ Cao đẳng nghề

  • Sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức theo hệ thống của trường nghề, được quy định và quản lý bởi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
  • Trong quá trình đào tạo, các phần kiến thức về thực hành sẽ được chú trọng và chuyên sâu hơn là lý thuyết.
  • Thời gian đào tạo kéo dài từ 2 – 3 năm đối với những sinh viên tốt nghiệp Trung học phổ thông. Thời gian từ 1 năm đối với sinh viên có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành nghề và 1 năm rưỡi đối với sinh viên tốt nghiệp Trung cấp nghề khác ngành đào tạo.
  • Sinh viên sau khi ra trường đều có thể đi làm ngay bởi vì đã được đào tạo chuyên môn và tay nghề vững chắc.

✪ Hệ Cao đẳng chuyên nghiệp

  • Các kiến thức đào tạo đều được Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, quản lý và cấp bằng.
  • Thời gian học kéo dài từ 2 năm rưỡi đến 3 năm, tùy vào ngành đào tạo. Thời gian kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm đối với những sinh viên có bằng Trung cấp cùng ngành, và liên thông lên Cao đẳng chuyên nghiệp.
  • Sau khi ra trường, các sinh viên sẽ có tay nghề vững chắc, cùng với lượng kiến thức cần thiết, có khả năng giải quyết, tính toán các vấn đề trong ngành nghề.

Tìm hiểu chung về Hệ Đại học

Đại học là hệ đào tạo theo hình thức tập trung, thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Ngoài chương trình Đại học, các sinh viên vẫn có thể lựa chọn học lên Cao học để được cấp bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Hệ Đại học cũng được chia làm 2 loại:

✫ Đại học công lập

Là hình thức đào tạo từ các trường đại học được nhà nước hoặc các trung ương, địa phương đầu tư tài chính, cơ sở vật chất. Chủ yếu các hoạt động của trường sẽ dựa vào kinh phí được tài trợ hay các khoản đóng góp phi lợi nhuận.

  1. Tuyển sinh đầu vào khó, dựa vào kì thi quốc gia để xét điểm từ cao nhất trở xuống.
  2. Học phí thấp hơn so với trường dân lập.
  3. Các giảng viên của trường là những người có kiến thức rộng và kinh nghiệp dày dặn.
  4. Các chương trình đào tạo được sắp xếp một cách khoa học và bài bản.

✫ Đại học dân lập

Là hình thức đào tạo dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, thuộc các hệ thống giáo dục quốc dân, giá trị ngang với trường công lập.

  1. Trường được xây dựng bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó và được cấp phép từ Bộ.
  2. Đầu tư cơ sở hạ tầng mạnh tay, các trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy hiện đại.
  3. Học phí khá đắt.
  4. Tuyển sinh thông qua học bạ và điểm thi của Trung học phổ thông.
    Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024
    Tìm hiểu chung về Hệ Đại học

Định nghĩa bằng Cao đẳng và bằng Đại học

Bằng Cao đẳng là loại chứng chỉ học vấn được cấp sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo cao đẳng, thường kéo dài từ 2 đến 3 năm. Chương trình này nhấn mạnh vào việc phát triển kỹ năng thực hành và kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Người học được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể nhập cuộc làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Định nghĩa bằng đại học

Bằng Đại học còn được biết đến như là bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư là loại bằng được cấp sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo đại học, thường kéo dài từ 4 đến 5 năm. Chương trình này cung cấp một kiến thức toàn diện về lĩnh vực chuyên môn và nhấn mạnh vào việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích vấn đề và phát triển tư duy phê phán.

Bằng Đại học mở ra nhiều cơ hội việc làm và cơ hội để tiếp tục học lên trình độ cao hơn như thạc sĩ và tiến sĩ.

Sự khác nhau giữa trường Đại học và Cao đẳng

✺ Đại học:

+ Điều kiện đầu vào: Tuyển chọn điểm cao nhất.

+ Thời gian học: Từ 4 – 6 năm đối với học viên có bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Trung cấp. Từ 2 năm rưỡi- 4 năm đối với học viên có bằng Trung cấp cùng ngành. Từ 1 năm rưỡi – 2 năm đối với học viên có bằng Cao đẳng cùng ngành.

+ Đối tượng đăng kí: Học sinh có học lực tốt, có đủ khả năng tài chính.

+ Lượng kiến thức: Chú trọng về chuyên môn và lý thuyết, phù hợp với những nghiên cứu khoa học.

+ Ngành nghề: Những công việc đòi hỏi kiến thức rộng, sử dụng tư duy nhiều.

+ Bằng cấp: Bằng Cử nhân, bằng kĩ sư, có thể học lên bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

✺ Cao Đẳng:

+ Điều kiện đầu vào: Điểm thấp hơn đầu vào của Đại học (cùng ngành).

+ Thời gian học: Đối với học viên có bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Trung cấp thì kéo dài từ 2 – 3 năm. Đối với học viên có bằng tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.

+ Đối tượng đăng kí: Học sinh có học lực ở mức trung bình đến khá.

+ Lượng kiến thức: Kiến thức chuyên môn của ngành nghề nhưng lược bỏ bớt những lý thuyết chuyên sâu, chú trọng vào việc thực hành hơn.

+ Ngành nghề: Phù hợp với những công việc vừa sức, ổn định. Có thể thăng tiến nếu có năng lực hoặc liên thông lên Đại học (khi được doanh nghiệp yêu cầu).

+ Bằng cấp: Bằng Cao đẳng.

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024

học cao đẳng ra bằng gì

Hệ Cao đẳng và Hệ đại học, hệ nào tốt hơn?

Sự lựa chọn giữa hệ Cao đẳng và hệ Đại học phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân và mục tiêu học tập của từng người. Cả hai hệ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, và không thể nói rằng một hệ tốt hơn hệ khác. Dưới đây là một số khía cạnh để bạn có cái nhìn tổng quan về hai hệ đào tạo này:

Đối với hệ Cao đẳng

  1. Thời gian đào tạo ngắn: Hệ cao đẳng có thời gian đào tạo ngắn hơn so với đại học, giúp sinh viên ra trường sớm hơn và có cơ hội nhanh chóng tìm việc làm phù hợp.
  2. Sự lựa chọn vừa sức: Đối với những bạn trẻ có lực học trung bình, lựa chọn cao đẳng là hợp lý. Cao đẳng cũng phù hợp cho những ai yêu thích học nghề hơn là nghiên cứu.
  3. Khả năng cạnh tranh cao: Hiện nay, nhà tuyển dụng đánh giá cao kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong công việc hơn là bằng cấp. Sinh viên cao đẳng có khả năng cạnh tranh vượt trội trong môi trường làm việc.
  4. Tiết kiệm chi phí: Thời gian đào tạo cao đẳng ngắn hơn, giúp tiết kiệm chi phí học tập và sinh hoạt. Ngoài ra, một số trường cao đẳng có học phí thấp hơn đại học.
  5. Thu nhập ổn định: Người có trình độ cao đẳng có thu nhập không kém so với người có trình độ đại học. Thậm chí, nếu bạn có năng lực và tận dụng tốt cơ hội rèn luyện, thu nhập có thể cao hơn.
  6. Được cấp bằng Cao đẳng và dễ dàng liên thông: Sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng, bạn có thể tiếp tục học liên thông lên đại học để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Những lợi thế này cho thấy bằng cao đẳng có nhiều ưu điểm và có thể là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn nhanh chóng học nghề, tiết kiệm chi phí và có cơ hội nhanh chóng tham gia vào thị trường lao động.

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024
Hệ Cao đẳng và Hệ đại học, hệ nào tốt hơn?

Đối với hệ Đại học

  1. Tiêu chí tuyển chọn: Chương trình tuyển chọn những thí sinh có điểm cao nhất trong kỳ thi đầu vào.
  2. Thời gian học: Thời gian học tùy thuộc vào trình độ học viên trước khi tham gia chương trình. Thông thường, học viên có bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Trung cấp sẽ học trong khoảng từ 4 đến 6 năm. Học viên có bằng Trung cấp cùng ngành sẽ học trong khoảng từ 2 năm rưỡi đến 4 năm. Còn học viên có bằng Cao đẳng cùng ngành sẽ học trong khoảng từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.
  3. Đối tượng đăng ký: Chương trình đại học dành cho học sinh có học lực tốt và đủ khả năng tài chính để theo học.
  4. Phạm vi kiến thức: Chương trình đào tạo đại học tập trung vào việc cung cấp kiến thức chuyên môn và lý thuyết phù hợp với các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tương ứng.
  5. Cơ hội nghề nghiệp: Bằng cấp đại học mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực yêu cầu kiến thức rộng và sự sáng tạo tư duy.

Bằng cấp: Sau khi hoàn thành chương trình đại học, học viên sẽ nhận được bằng cử nhân hoặc bằng kỹ sư. Bằng này cũng tạo điều kiện cho học viên tiếp tục theo học lên trình độ cao hơn như thạc sĩ và tiến sĩ.

Bằng Cao đẳng có được thi công chức không?

Đối với những người có bằng Cao đẳng và muốn thi công chức, thì cần tìm hiểu các quy định sau dành riêng trong Luật viên chức:

+ Không phân biệt giới tính, tín ngưỡng, dân tộc, thành phần xã hội,… chỉ cần đủ điều kiện dự tuyển.

+ Đang mang quốc tịch Việt Nam và sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

+ Tuổi từ 18 trở lên. Những ngưỡi tham gia các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao, văn hóa thì số tuổi có thể thấp hơn, nhưng phải có người đại diện đồng ý và viết bằng văn bản.

+ Làm đơn đăng kí để dự tuyển.

+ Sơ yếu lý lịch rõ ràng.

+ Có chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp và hành nghề hoặc năng khiếu phù hợp với vị trí ứng tuyển.

+ Có sức khỏe tốt.

+ Có đủ những điều kiện khác (tùy vào vị trí ứng tuyển).

+ Có hạnh kiểm tốt, phẩm chất chính trị.

Những trường hợp không được xét tuyển công chức:

+ Không có khả năng hoặc hạn chế các hành vi dân sự.

+ Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị xử lý hành chính, đang chấp hành bản án, đang bị xử lý trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh.

+ Không sinh sống tại Việt Nam.

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024

\>Có thể xem thêm:
  • Mua bằng cao đẳng giá rẻ cả nước – bảo hành trọn đời
  • Có bằng cao đẳng dược có mở được nhà thuốc không?

Những tiếp nhận đặc biệt khi tuyển dụng công chức:

+ Đã công tác trong vị trí làm việc yêu cầu ít nhất 5 năm, có trình độ Đại học trở lên, tính từ thời gian làm chính thức.

+ Người đang được hưởng lương quân đội, công an, có thời gian công tác cơ yếu ít nhất 5 năm tính từ thời điểm được làm chính thức.

+ Những người đang có chức vụ lớn trong công ty trách nhiệm hữu hạn được Nhà nước đầu tư vốn 100% như Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng, Tổng giám đốc, Thành viên Hội đồng, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc,….

+ Người được đại diện phần vốn của Nhà nước và đang có các chức danh quản lý, số vốn trên 50%, làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội ít nhất 5 năm.

Đối với những người có bằng Cao đẳng muốn thi công chức, thì có thể lựa chọn phương pháp liên thông lên Đại học. Nếu vậy, bạn sẽ không rơi vào các trường hợp đặc biệt nêu trên.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến chuyên ngành của họ. Dưới đây là một số cơ hội việc làm mà người tốt nghiệp cao đẳng có thể tìm kiếm:

  1. Nhân viên chuyên môn: Sinh viên có thể làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, hoặc tổ chức có liên quan đến lĩnh vực mà họ đã đào tạo. Ví dụ: nhân viên kỹ thuật, nhân viên phân tích, nhân viên bán hàng chuyên môn.
  2. Kỹ thuật viên: Sinh viên có thể làm việc trong các vị trí kỹ thuật, thực hành liên quan đến công nghệ, thiết bị, hoặc quy trình công nghiệp trong ngành của mình. Ví dụ: kỹ thuật viên sản xuất, kỹ thuật viên nghiên cứu và phát triển.
  3. Giáo viên mầm non hoặc giáo viên trung học cơ sở: Sinh viên có thể tiếp tục học lên và trở thành giáo viên mầm non hoặc giáo viên trung học cơ sở sau khi đạt được bằng cao đẳng. Điều này cần tuân thủ quy định và yêu cầu của ngành giáo dục.
  4. Tư vấn viên: Sinh viên có thể làm việc trong các văn phòng tư vấn hoặc tổ chức tư vấn liên quan đến lĩnh vực mà họ đã học. Ví dụ: tư vấn viên tài chính, tư vấn viên nghề nghiệp.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đại học

Cao đẳng và đại học khác nhau ở chỗ nào năm 2024
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp đại học

Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên sẽ có một loạt các cơ hội việc làm trong ngành của mình. Dưới đây là một số cơ hội việc làm mà người tốt nghiệp đại học có thể khám phá:

  1. Chuyên viên chuyên môn: Sinh viên có thể đảm nhận vị trí chuyên môn trong các công ty, tổ chức hoặc lĩnh vực chuyên ngành của mình. Ví dụ: chuyên viên marketing, chuyên viên tài chính, chuyên viên quản lý dự án.
  2. Chuyên gia nghiên cứu và phát triển: Sinh viên có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các công ty, viện nghiên cứu hoặc tổ chức liên quan đến chuyên ngành của họ.
  3. Quản lý cấp trung: Sau khi có bằng đại học, sinh viên có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp và trở thành quản lý cấp trung trong các công ty hoặc tổ chức. Ví dụ: quản lý nhóm, quản lý dự án, quản lý sản xuất.
  4. Giảng viên đại học: Sinh viên có thể tiếp tục học lên và trở thành giảng viên đại học sau khi có bằng đại học. Điều này cần tuân thủ quy định và yêu cầu của trường đại học.

Hi vọng bài viết sau đã giúp bạn hiểu thêm về giá trị của hệ Cao đẳng và Đại học. Nếu có nhu cầu làm bằng cấp, vui lòng liên hệ đến Bao xin việc thông qua các phương thức sau:

Cao hơn bằng đại học là gì?

Cao học chính là chương trình học thạc sĩ bậc sau đại học để học viên có cơ hội được nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.nullCao học là gì? Cao học và thạc sĩ có khác nhau? - LuatVietnamluatvietnam.vn › linh-vuc-khac › cao-hoc-la-gi-883-96420-articlenull

Cao đẳng nghề và trung cấp nghề khác nhau như thế nào?

Trung cấp nghề: Tập trung đào tạo kiến thức chuyên sâu về ngành nghề, hướng tới ứng dụng thực tế, không chú trọng lý thuyết học thuật. Cao đẳng nghề: Cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Hơn trung cấp, có mức độ lý thuyết cao hơn, nhưng không sâu như trung cấp.nullTrung cấp và cao đẳng khác nhau như thế nào?www.hncc.edu.vn › post › trung-cap-va-cao-dang-khac-nhau-nhu-the-naonull

Học cao đẳng tốn bao nhiêu tiền?

Trong năm học 2023 - 2024, Trường Đại học Tôn Đức Thắng thông báo rằng học phí trung bình sẽ dao động từ 28.000.000 VNĐ đến 51.000.000 VNĐ/năm học tùy thuộc vào từng chương trình học, khoa và ngành học.nullHọc phí Tôn Đức Thắng mới nhất dành cho sinh viên năm 2023cellphones.com.vn › sforum › hoc-phi-ton-duc-thangnull

Học cao đẳng tại chức mất bao lâu?

Như vậy, học tại chức cũng chính là hệ vừa làm vừa học. Theo đó, tùy vào chương trình đào tạo cũng như chuyên môn sẽ có thời gian học tương đương, thường thì khi học tại chức mọi người sẽ mất từ 2 – 6 năm đối với ngành mà mình đang theo học, số năm còn phụ thuộc vào bằng cấp hiện có của người học là gì.nullHọc đại học tại chức là gì? Học tại chức mấy năm? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull