Cần dụng thuốc kháng sinh như thế não là dụng nguyên tắc

Bài viết có sử dụng một số từ ngữ, hình ảnh nhạy cảm. Bạn đọc cân nhắc trước khi xem!

Việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam hiện nay đã tăng vọt trong những năm gần đây và Việt Nam được đưa vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giời. Vì vậy, hãy cùng Youmed tìm hiểu các nguyên tắc sử dụng kháng sinh nhé!

1.     Lựa chọn đúng kháng sinh và liều lượng

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ bao gồm vi khuẩn, virus, nấm… là những tác nhân gây ra bệnh cho con người. Những bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì sử dụng kháng sinh mới có hiệu quả. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh là lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào 2 yếu tố là người bệnh và vi khuẩn gây bệnh.

Các yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét khi sử dụng bao gồm:

  • Độ tuổi
  • Tiền sử dị ứng
  • Chức năng gan – thận
  • Tình trạng suy giảm miễn dịch
  • Mức độ nặng của bệnh
  • Bệnh mắc kèm
  • Nếu là phụ nữ: có thai hoặc đang cho con bú để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

Các yếu tố liên quan đến vi khuẩn, bao gồm:

  • Loại vi khuẩn
  • Độ nhạt cảm với kháng sinh của vi khuẩn

Sử dụng kháng sinh có ý kiến bác sĩ với mục đích giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Với kháng sinh mới, phổ rộng chỉ định sẽ bị hạn chế trừ khi bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh cũ.

Đối với các bệnh do virus gây ra như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phế quản thì sử dụng kháng sinh không có tác dụng.

Liều dùng của kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tuổi người bệnh
  • Cân nặng
  • Chức năng gan – thận
  • Mức độ nặng của bệnh

Việc sử dụng không đủ liều sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị và tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

Bên cạnh đó đối với một số kháng sinh có độc tính cao cần phải đảm bảo nồng độ thuốc trong máu nằm trong khoảng cho phép để tránh gây độc cho người sử dụng.

2.     Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm

Theo nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm khi chưa có bằng chứng về vi khuẩn học do không có điều kiện nuôi cấy hoặc không phát hiện được nhưng có bằng chứng lâm sàng rõ rệt về nhiễm khuẩn

Sử dụng kháng sinh phổ hẹp nhất gần với hầu hết tác nhân gây bệnh hoặc các vi khuẩn  gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đó

Kháng sinh phải đến được vị trí nhiễm khuẩn và nồng độ hiệu quả nhưng không gây độc.

Luôn phải cập nhật tình hình dịch tễ và độ nhạy cảm vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh phù hợp

Lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh

3.     Lựa chọn đường sử dụng thuốc

Đường uống là đường dùng được sử dụng và ưu tiên hàng đầu vì tiện dụng, an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn kháng sinh ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn

Đường tiêm chỉ được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa bị ảnh hưởng
  • Khi nồng độ kháng sinh trong máu cao, nhiễm khuẩn trầm trọng và phát triển nhanh

4.     Độ dài đợt sử dụng thuốc kháng sinh

Độ dài đợt điều trị phụ thuộc theo nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn và sức đề kháng người bệnh

  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả qua 7 – 10 ngày
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, ở vị trí kháng sinh khó thâm nhập thì điều trị kéo dài hơn.
  • Một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị ngắn ngày: nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục.
  • Một số thuốc có tác dụng điều trị kéo dài cũng được dùng trong thời gian ngắn

5.     Dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ

Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh cần có đơn của bác sĩ và phải tuân theo yêu cầu như

  • Dùng đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo
  • Không bỏ sót liều
  • Dùng đủ thời gian như bác sĩ đã yêu cầu kể cả khi bạn thấy khỏe hơn.

Không được tự ý sử dụng kháng sinh

  • Để sử dụng kháng sinh phù hợp, bác sĩ cần xem xét nhiều yếu tố mới lựa chọn được vì vậy hãy ngưng tự ý sử dụng kháng sinh
  • Không chia sẻ thuốc với người thân và bạn bè vì mỗi loại kháng sinh phù hợp với mỗi bệnh khác nhau
  • Sử dụng sai thuốc làm chậm trong việc điều trị và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng
  • Không được để dành kháng sinh và tự ý sử dụng lại khi không có lời khuyên của bác sĩ

    Dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ

Trên đây là nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh mang lại an toàn và hiệu quả không những cho người bệnh mà còn cho cộng động. Hãy cùng nhau nâng cao kiến thức, tăng cường sự hiểu biết về sử dụng kháng sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với đội ngũ bác sĩ Youmed nhé!

Khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn thực sự, nếu có chỉ định dùng thuốc kháng sinh thì sẽ gặp nhiều khó khăn do kháng thuốc.

Tác dụng diệt vi khuẩn và cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn

Các loại kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn nhờ những tác dụng chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, cản trở tổng hợp protein và chuyển hóa acid nucleic của vi khuẩn.

Khả năng diệt khuẩn và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có liên quan trực tiếp đến nồng độ kháng sinh ở trong máu hoặc trong ổ nhiễm khuẩn. Do đó việc sử dụng kháng sinh phải đúng liều lượng và đúng thời gian cho liệu trình điều trị và phải dựa vào kháng sinh đồ để biết tình trạng nhạy cảm hoặc kháng thuốc của từng loại vi khuẩn đang gây bệnh. Như vậy bán thuốc kháng sinh nhất thiết phải có đơn thuốc của bác sĩ.

Vi khuẩn sau khi tiếp xúc với một loại kháng sinh, một số bị tiêu diệt, một số có thể thay đổi trong quá trình đấu tranh sinh tồn để trở nên kháng kháng sinh đó. Sau khi có sự đề kháng xuất hiện, nó sẽ lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, tạo nên một quần thể kháng kháng sinh và từ đó việc dùng kháng sinh trong những lần sau có thể không có kết quả hoặc ít hiệu quả.

Vi khuẩn tạo ra sự đề kháng bằng cách làm cho kháng sinh không thấm vào màng để diệt vi khuẩn, làm cho kháng sinh không tiếp xúc được với vi khuẩn để tác động, tạo ra các chất làm mất tác động của kháng sinh và tạo ra các chất phá hủy cấu trúc hóa học của kháng sinh.

Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn một phần là do tự nhiên vì quá trình đấu tranh để sinh tồn của vi khuẩn, một phần là do sử dụng kháng sinh không đúng cách. Trong thực tế điều trị hiện nay, có một số nguyên nhân gây nên sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn như:

- Dùng thuốc kháng sinh không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.

- Việc lạm dụng thuốc kháng sinh thành thói quen và phổ biến như không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.

- Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Nguyên tắc quan trọng nhất trong sử dụng kháng sinh là theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối hợp các kháng sinh hợp lý... Ngoài ra cũng nên lưu ý một số nguyên tắc lớn đối với bệnh nhân khi dùng kháng sinh như:

+ Thời điểm uống thuốc

- Để thuốc kháng sinh có tác dụng tối đa, nên uống thuốc vào lúc đói như uống thuốc xa bữa ăn, trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no. Một số bệnh nhân uống thuốc pefloxacin có thể bị cảm giác cồn cào trong bụng, vì vậy có thể uống thuốc vào lúc no.

- Thường các loại thuốc kháng sinh được uống 2 lần trong ngày, cách nhau khoảng 12 giờ, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định uống kháng sinh 1 lần trong ngày như kháng sinh chống lao, chỉ uống 1 lần vào buổi sáng.

+ Liều lượng và thời gian dùng thuốc

- Liều lượng thuốc hàng ngày phải được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc. Trường hợp tương đối khá phổ biến là bệnh nhân dùng thuốc một vài ngày, mặc dù chưa hết liều nhưng thấy bệnh đỡ nên tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc. Điều này có thể sẽ làm bệnh nặng lên trong đợt điều trị đó và gây kháng thuốc trong tương lai.

- Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh cũng phải đảm bảo đúng quy định. Thông thường kháng sinh được dùng từ 7 đến 10 ngày. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày; cá biệt chỉ có loại dùng trong 3 ngày như thuốc azithromycin chỉ dùng trong 3 ngày là đủ liều. Cũng có những trường hợp kháng sinh được dùng nhiều ngày hơn để điều trị tỉnh trạng nhiễm trùng huyết, bệnh lao, bệnh thương hàn, bệnh giang mai…

+ Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc

Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh thường gặp là:

- Tiêu chảy là phản ứng hay gặp nhất do khi uống kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt làm cho rối loạn tiêu hóa và thường biểu hiện bằng tiêu chảy. Tiêu chảy do dùng kháng sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi uống thuốc và chỉ ở mức độ nhẹ, tự hết sau khi uống hết liều thuốc nên không cần điều trị.

- Buồn nôn, đau bụng… có thể xảy ra với nhóm thuốc tetraxyclin, nhóm quinolon…

- Sạm da có thể xảy ra với nhóm thuốc quinolon và bệnh nhân được khuyên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian uống thuốc.

- Đau đầu, mất ngủ, bồn chồn hay xảy ra với nhóm thuốc quinolon.

- Cảm giác có vị kim loại ở trong miệng hay xảy ra với thuốc metronidazol.

Trước khi dùng một loại kháng sinh nào đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Khi có tác dụng không mong muốn, nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn cách xử trí.

+ Theo dõi các phản ứng dị ứng của thuốc

- Phản ứng dị ứng quan trọng và nguy hiểm nhất là sốc phản vệ thường xảy ra với nhóm thuốc betalactam. Phản ứng được biểu hiện bằng dấu hiệu tím tái, đau bụng dữ dội, khó thở, da nổi vân tím. Bệnh nhân nhanh chóng bị rơi vào tình trạng trụy tim mạch và tử vong nếu không được điều trị tích cực tại bệnh viện. Cách phòng tránh hiệu quả nhất là hỏi tiền sử dị ứng thuốc trước đây của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thuốc nào của nhóm thuốc betalactam thì không được dùng thuốc của nhóm này.

- Các phản ứng dị ứng khác cũng giống như các phản ứng dị ứng thông thường, được biểu hiện bằng triệu chứng sốt, nổi sẩn đỏ ngoài da, viêm da cấp tính như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell; phù Quinck, ngứa mắt, khó thở, lên cơn hen suyễn... Cách xử trí là ngừng ngay thuốc đang dùng và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

+ Theo dõi các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh

Khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể bị các biến chứng hay tai biến do độc tính của thuốc, vì vậy cần theo dõi để cung cấp thông tin cho bác sĩ xử trí như:

- Tổn thương thần kinh thính giác do dùng thuốc streptomycine hoặc một số thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid;

- Tổn thương thần kinh thị giác do sử dụng cloramphenicol kéo dài;

- Viêm đa rễ thần kinh do sử dụng rimifon kéo dài

- Nhiễm độc thận làm viêm thận kẽ, suy thận... khi dùng thuốc gentamycine, vancomycine, colistin, amphotericin B, rifampicin…

- Tổn thương gan có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tetracycline, rifampicin, rimifon, amphotericin B…

- Tai biến về máu như thiếu máu huyết tán, giảm bạch cầu-tiểu cầu, suy tủy khi dùng các loại kháng sinh như sulfamid, streptomycin, cloramphenicol liều cao…

Một trong những cách để làm hạn chế các tai biến do độc tính của thuốc kháng sinh là chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ.

Khuyến cáo cần thiết

Để kháng sinh thực sự là loại thuốc phát huy được tác dụng, hiệu quả trong điều trị các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cần phải bảo đảm các nguyên tắc quy định, sự hiệu quả, an toàn và hợp lý... để khắc phục tình trạng kháng kháng sinh khá phổ biến hiện nay do sự lạm dụng quá mức của người bệnh, kể cả bác sĩ, nhân viên y tế và nhân viên nhà thuốc. Khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn mà không còn hoặc không có thuốc kháng sinh để chữa sẽ gây nên những hệ lụy tai hại có thể không lường trước được.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Video liên quan

Chủ Đề