Cách viết văn tế

Văn tế chữ Nho là tế văn [祭文], còn có tên gọi là, [1] văn hoặc chúc văn là một thể loại trong văn học Việt Nam.

Thời xưa, trong thủ tục tế lễ trời đất, núi sông thường có bài văn cầu chúc. Về sau, khi chôn cất người thân người ta cũng dùng văn tế để tưởng nhớ người đã mất.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nội dung văn tế cũng ngày một phong phú thêm. Đó là sự uất ức về cảnh nước mất nhà tan, xót thương cho những người dám hi sinh vì nghĩa lớn, lên án bất công như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế đồng bào chết vì nạn bão lụt ở Nghệ - Tĩnh của Phan Bội Châu...; hay bộc lộ nỗi đau thương có pha lẫn tiếng cười trong Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương, mỉa mai giễu cợt trong Văn tế thuốc phiện, Văn tế xôi thịt của tác giả khuyết danh, châm biếm và đả kích trong Văn tế Cutxô của Nguyễn Văn Từ...

Văn tế nói chung là loại văn đọc khi tế, cúng người chết [trong một số trường hợp đặc biệt cũng dùng để tế lễ người sống]; bởi vậy nó có hình thức tế - hưởng.

Về hình thức, văn tế có thể là văn vần, văn xuôi và biền văn[2].

Một bài văn tế thường có các phần:

  • Lung khởi: luận chung về lẽ sống chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "Than ôi", "Than rằng", "Thương ôi"...
  • Thích thực: kể phẩm hạnh, công đức, cuộc đời của người đã chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ " Nhớ cha [linh, ông] xưa"...
  • Ai vãn: nói lên niềm thương tiếc đối với người đã chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "Hỡi ôi" hoặc "Ôi"...
  • Kết: bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện, lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết, thường bắt đầu bằng mấy chữ "con [tôi, chúng tôi, bản chức…] nay" và kết lại bằng mấy chữ "Phục duy", "Thượng hưởng"...

Tuy nhiên, do văn tế có thể được viết theo nhiều lối, cho nên tùy theo người viết chọn thể loại nào đấy, sẽ phải tuân thủ tính quy định của thể loại đó.

Thí dụ:

  • Song thất lục bát: Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du.
  • Văn xuôi: "Văn tế chị" của Nguyễn Hữu Chỉnh.
  • Tán': "Văn tế một công chúa"' của Mạc Đĩnh Chi.
  • Văn vần có đối: "Văn tế Trương Quỳnh Như" của Phạm Thái.
  • Phú cổ thể hoặc lưu thủy: tức làm theo kiểu "Bài phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu...

Nhưng thông dụng nhất là lối văn tế làm theo thể phú, nhất là phú Đường luật như Văn tế Võ Tánh và Ngô Tùng Châu và biến thể của lối này.

Bài văn tế phỏng theo phú Đường luật về cách thức hiệp vần [thường dùng một vần], đặt câu bằng trắc giống như phú; riêng lối đặt câu [kiểu: cách cú, gối hạc, song quan...] có phần uyển chuyển và linh hoạt hơn, như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu...

Văn tế làm theo lối văn xuôi:

Than ôi! Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hay là nơi bồng hồ lãng uyển, hay là nơi tứ phủ thành đô, ao vàng khơi thẳm, biết là thăng giáng ở nơi nào, bụi còn một chút hình hài đưa về đất cố hương, muôn nước nghìn non, xa khơi cách trở Ôi! Kiếp nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như lửa đá, như chiêm bao, giây phút nên không, dù nhẫn trăm năm cũng chẳng mấy... ...Giang đình một lá, quải biệt đôi nơi. Chín suối là đâu? Có linh xin hưởng. [Trích bài Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh]

Văn tế làm theo lối tán: Thanh thiên nhất đoá vân Hồng lô nhất điểm tuyết Thượng uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu Hoa tàn, nguyệt khuyết 青天一朵云, 烘炉一点雪。 上苑一枝花, 瑶池一片月。 唏!云散雪消, 花残月缺。

Dịch nghĩa:

Một đám mây trên trời xanh, Một giọt tuyết trong lò trời, Một cành hoa trong vườn nhà vua, Một vầng trăng ở dưới ao tiên. Than ôi! Mây tản, tuyết tan, Hoa tàn, trăng khuyết. [Văn tế một công chúa của Mạc Đĩnh Chi]

  1. ^ Kì: tế lễ
  2. ^ Biền văn tức văn biền ngẫu. "Biền" nghĩa đen là hai con ngựa đi song song nhau, "ngẫu" là chẳn đôi. Như vậy, đây là loại văn chương gồm nhiều vế đối nhau thành từng cặp, mỗi cặp gọi là một "liên", và cũng có thể ngay trong một vế cũng có hai đoạn đối...Thể loại này được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế...

  • Ngữ văn 11 [nâng cao], Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, tr. 35.
  • Ngữ văn 11 [cơ bản], Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 60.
  • Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1968, tr. 144-145.
  • Từ điển Văn học [bộ mới], Nhà xuất bản Trẻ, 2004, tr. 1070-1971.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Văn_tế&oldid=33317965”

Văn tế chữ Hán Nôm gọi là tế văn [祭文], câu đối viếng, điếu văn đã trở thành một lĩnh vực văn chương không thể thiếu trong nền văn học và cuộc sống cộng đồng của cư dân Việt Nam.

Trong mỗi đám tang bài “văn điếu” luôn được mọi người chú ý.

Ai cũng rơi lệ khi Ông Lê Duẩn đọc bài điếu văn ông Hồ chí Minh do ông Đống Ngạc chắp bút…

Những bài “Văn tế Nghĩa sỹ Cần Duộc “ của Nguyễn Đình Chiểu. Văn tế đồng bào bị lụt của Phan Bội Châu …có nhiều giá trị kinh điển.

Tìm hiểu về lĩnh vực này hiện nay chúng ta còn quá ít tư liệu.

Còn mươi ngày nũa là đến ngày giỗ bà Nội [29 tháng 8 âm lịch] tôi đưa bài Viếng Thông gia của cụ Nguyễn Văn Hoản là ông nội của anh Nguyễn Văn Trí [Nội Linh – Tiên Lữ – Hưng Yên] để mọi người tham khảo.

Tôi có hai bà nội. Bà nội cả tôi hay gọi là bà Đẻ

Tên bà là Đào thị Lý hiệu Mộc Hương quê làng Đại Tài- huyện Văn Lâm- Hưng Yên

Bà là con cụ Lý Bào, là chị của bà Đào Thị Quỳ [sinh ra bố tôi]. Chị em với bà còn có Mẹ ông Ba Nùng [Hoa] , Mẹ ông Thành [ Bà Thẩm] và bà Thái ở Thái nguyên. Cụ Lý Bào không có con trai. Hậu duệ lo thờ cúng là con trai ông Đài, [có vợ là cháu gái ông Tô Tỉnh – Xuân Cầu]

Bà làm dâu làng Canh, lấy nghề Nông làm nghiệp chính. bà trồng cây thuốc Nam trong vườn. Bà còn trồng dâu nuôi tằm.

Bà mất ngày 29 tháng 8. [Trong gia phả ghi năm mất là 1955 nhưng tôi cho rằng không đúng vì ngay sau khi bà mất, gia đình có đánh điện xuống Phòng cho cậu tôi biết tin. Cậu tôi không dám về vì theo hiệp định Giơneve – Hải phòng còn  trong sự quản lý của người Pháp 200 ngày? Đến ngày 13 tháng 5 năm 1955 Hải Phòng mới giải phóng. Hơn nũa khi bà chết, cụ tôi còn sống. 11 tháng sau cụ tôi mất]

Tôi mới 8-9 tuổi và được chứng kiến sự ra đi thanh thoát của Bà. Bà bình tĩnh nói với mọi người xung quanh: “chết đến bàn chân rồi.. đến đầu gối rồi. bà còn căn dặn : “ một điều nhịn là chin điều…” chưa hết câu bà thở hắt ra trong tiếng khóc than thương tiếc của mọi người…

Bài văn tế thông gia của cụ Linh Tiên Nguyễn Văn Hoản là một mẫu mực của một bài “điếu văn” ….

Bài viếng của cụ Đồ Hưng Yên [Thông gia]

Vầng trăng 12 tháng, cũng chẳng qua đôi nhẽ khuyết tròn

Con người 3 vạn 6 ngàn ngày, ai tránh khỏi một lần sống chết

Dẫu niên tuế hoặc ngắn hoặc dài là số định, mong sao cho tồn thuận nhất sinh.

Nhưng Châu Trần chung con, chung của lại thân tình, thêm cảm nỗi sinh ly tử biệt

Nhớ Bà Giác xưa:

Yểu điệu hình dung hiền hòa tính nết.

Khi bé nhỏ tại gia tòng phụ, cũng theo đòi đèn sách bút nghiên.

Lúc lớn khôn xuất giá tòng phu, cũng so sánh khoa danh thế phiệt.

Trông nom mọi việc NÔNG TANG GIÁO DƯỠNG lành nghề.

Làm thuốc bấy lâu, hoàn tán cao đơn cũng biết

Chị em cùng sửa túi nâng khăn, gái trai đếu đọc thông viết thạo.

Vẫn tưởng 65 tuổi trời, hưởng thọ càng cao,

Ngờ đâu 29 trọng thu là ngày vĩnh quyết.

Hình về chốn giai thành 2 thước đất, theo tiền nhân xuống cõi tuyền đài.

Thần cưỡi nơi cơ vị 9 tầng trời, bỏ hạ giới lên chầu kim khuyết.

Gương Bạch Phát năm nay ngoài 8 chục, rầu rĩ thay xanh rụng vàng còn

Mần tư kinh gốc đó có hai chồi, ngao ngán nhẽ hoa nhiếu quả ít

Đàn cháu u ơ, mươi chút nỉ non bạn sớm chiếu hôm,

Bà hai vò võ một mình năn nỉ đường hơn lẽ thiệt.

Con đàn cháu đống những ngậm ngùi,

Trong họ ngoài làng thảy đều thương tiếc,

Tôi nay một lòng thân quý thông gia

Hiềm vì muôn dặm quan san cách biệt

Tế tử xa nhà vắng mặt, niềm luân thường bồi rối sao khuây,

Thân gia trâm gãy bình rơi, tình khế nghị thở than khôn xiết

Nay: sắm sửa lễ thường, giãi bày lòng thiết

Than ôi !

       Nhân sinh đã đến lúc này

Thôi là hết tháng hết ngày còn chi

Chữ rằng “sinh ký, tử quy”

Trăm năm dài vắn thôi thì là đây.

Cùng nhau ở thế gian này

Xa nhau văng vẳng từ nay thật là

Vậy tôi tình thuộc thân gia

Đọc bài văn điếu gọi là viếng nhau

Châu Trần trong bấy nhiêu lâu

Giao đề đã thấy trước sau vẹn tuyền

Nào hay là số Hoàng Thiên

Cõi trần chưa mấy, cõi Tiên đã vời

Trông ra những đất cùng Trời

Biết bao giờ lại thấy người cố nhân

Nghĩ tình tương ái tương thân

Đầy vơi giọt lệ khôn ngăn sụt sùi

Non sông tháng rộng ngày dài

Tuổi người sao lại khó ngoài trăm năm ?

Nghĩ ra luống những thương tâm

Cùng nhau chưa được bao năm đã già

Thôi, thôi, thôi thế cũng là

Cũng là Trời Phật rước bà về Tiên

Phong quang lắm vẻ thiên nhiên,

Bồng Lai, Bát Nhã con thuyền càng êm

Gió trăng đợi khách ngày đêm

Chúc hồn giấc mộng êm đềm ngàn Thu

Linh Tiên Nguyễn Văn Hoản

Kính viếng

[Hình chụp đầu năm 1954 tại ngôi nhà gần hồ Bảy mẫu- Cong viên Thấng nhấ ngày nay… ]

Vinh Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề