Cách tính khối trong vận chuyển

Cách tính khối lượng hàng hóa như thế nào là một trong những vấn đề quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Bởi chi phí để sử dụng các dịch vụ chuyển phát nhanh đặc biệt chuyển phát nhanh quốc tế không hề rẻ. Nếu biết được các quy định về việc tính cước phí theo khối lượng hàng hóa sẽ giúp khách hàng bảo vệ được lợi ích của mình cũng như hợp lý chi phí và lựa chọn được đơn vị vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, chất lượng.

Tính khối lượng hàng hóa luôn là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp hay các tổ chức. Thông qua việc tính khối lượng hàng hóa bạn sẽ biết dự trù được cước phí cần phải trả cho dịch vụ vận chuyển từ đó cân đối được nguồn tài chính.

Đặc biệt trên thị trường hiện nay có vô số các đơn vị vận chuyển khác nhau, bạn sẽ khó có thể biết được địa chỉ đơn vị nào uy tín để sử dụng dịch vụ. Đã có những trường hợp khách hàng gặp phải những đơn vị vận chuyển không uy tín, lợi dùng lòng tin của khách hàng để thực hiện các chiêu thức nâng giá thành dịch vụ.

Như vậy biết được cách tính khối lượng hàng hóa sẽ là một căn cứ quan trọng giúp bạn xác định nên hay không nên sử dụng dịch vụ của đơn vị vận chuyển và bảo vệ chính quyền lợi của bản thân mình.

Việc tính giá cước vận chuyển dựa trên khối lượng hàng hóa hiện nay đều được quy định theo công thức chung áp dung cho tất cả các đơn vị chuyển phát nhằm tạo sự ổn định, cân bằng trên thị trường.

👉👉 Có thể bạn quan tâm: Cách tính phụ phí xăng dầu trong dịch vụ chuyển phát nhanh

Cách tính khối lượng hàng hóa vận chuyển

Cước phí dịch vụ chuyển phát nhanh hiện nay hầu như đều được tính dựa trên khối lượng hàng hóa hoặc thể tích hàng hóa. Theo đó, khi tính cước phí vận chuyển thì thể tích của hàng hóa sẽ được quy đổi sang cùng đơn vị đo của khối lượng đó chính là kg.

Cách tính cước phí vận chuyển theo khối lượng hàng hóa sẽ khác nhau khi khách hàng lựa chọn những hình thức vận chuyển khác nhau:

- Vận chuyển đường hàng không:

+ Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển theo đường hàng không sẽ được tính theo công thức sau:

  • Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao [cm]/6000
  • Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao [cm]/5000

+ Cụ thể trong đó: Chiều rộng, chiều dài, chiều cao là các đơn vị thể tích đo được cụ thể trên hàng hóa còn các con số 6000, 5000 là số cố định được quy ước theo chuẩn của ngành.

- Vận chuyển bằng đường bộ:

+ Cách tính khối lượng hàng hóa khi vận chuyển theo đường bộ sẽ được tính theo công thức sau:

  • Vận chuyển nội địa: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao [cm]/3000
  • Vận chuyển quốc tế: Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao [cm]/5000

+ Trong đó tương tự như các kí hiệu trong việc tính khối lượng hàng hóa bằng đường hàng không thì Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là các đơn vị thể tích đo được của hàng hóa, các số 3000, 5000 là các số cố định được quy ước.

Công thức tính trên được áp dụng chung cho cả ngành vận chuyển hàng hóa trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra đối với hàng hóa cồng kềnh, cách tính khối lượng hàng cồng kềnh sẽ được thực hiện theo công thức: Chiều dài x chiều rộng x Chiều cao/5000.

PCSPOST nhận vận chuyển hàng hóa với cách tính khối lượng hàng hóa chuẩn

Đến với công ty PCSPOST, khách hàng không chỉ được trải nghiệm một dịch vụ vận chuyển chất lượng cao, phục vụ chuyên nghiệp mà đặc biệt còn luôn yên tâm về giá thành dịch vụ.

PCSPOST thực hiện tính cước phí vận chuyển hàng hóa theo quy định chuẩn của quốc tế, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho khách hàng.

Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, PCSPOST đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và được hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng dịch vụ.

Như vậy, bài viết trên đây đã mang đến cho khách hàng những thông tin cụ thể về cách tính khối lượng hàng hóa trong suốt hành trình vận chuyển. Trong quá trình tính toán cước phí vận chuyển, nếu có bất kỳ vấn đề gì cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm, quý khách hàng có thể liên hệ đến PCSPOST. PCSPOST luôn nhiệt tình và chu đáo hỗ trợ quý khách vào tất cả các thời điểm trong ngày.

PCSPOST - MÃI MÃI SỰ TẬN TÂM

CBM là gì? CBM là đơn vị gì?

CBM là ký hiệu mà mọi người thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu. Gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng. 

CMB là viết tắt của từ tiếng anh “Cubic Meter”. Hay chúng ta vẫn gọi nhanh là mét khối [m3]. CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM [m3] sang trọng lượng [kg] để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.

Cách tính :

Ta có công thức:

CBM = [chiều dài  x  chiều rộng  x  chiều cao]  x  số lượng kiện

Các đơn vị chiều dài, rộng, cao quy đổi sang mét [m] do đó CBM đơn vị là mét khối [m3]

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau

  • Ở đường hàng không: 1 CBM là tương đương 167 Kg
  • Đường bộ: 1 CBM lại bằng 333 kg
  • Còn đường biển thì 1 CBM = 1000 kg

Có lúc ta thấy công ty vận chuyển tính giá cước theo CBM nhưng cũng có lúc tính theo Kg.

Cách chuyển đổi  cbm hàng air/ sea/ road

Cách chuyển đổi đối với hàng air

Để xác định trọng lượng tính cước trong lô hàng air, trước hết bạn phải tính trọng lượng thể tích.

Hãy để tôi giải thích bạn dưới đây từng bước quá trình tính cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước trong lô hàng air dựa trên ví dụ sau:

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông tin dưới đây:

  • Kích thước của mỗi kiện: 100cm x 90cm x 80cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện hàng: 100kgs / trọng lượng toàn bộ

Bước 1: Tính trọng lượng tổng [gross weight] của hàng hóa: Để so sánh với trọng lượng thể tích tính toán, bạn phải biết trọng lượng tổng của hàng.

Lô này, tổng trọng lượng của hàng hóa là 1000kgs.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá: Để tính được trọng lượng thể tích, bạn nên tính thể tích hàng hoá bằng mét khối.

  • Kích thước của một gói theo cm => 100cm x 90cm x 80 cm
  • Kích thước của một gói theo mét => 1m x 0,9m x 0,8m
  • Thể tích của một gói = 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 cbm [mét khối]
  • Tổng lượng hàng hóa = 10 x 0,72 = 7,2 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá: nhân thể tích hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích.

Trong đó, hằng số quy ước trọng lượng thể tích là:

Air shipment volumetric weight constant = 167 kgs / cbm

Trọng lượng thể tích [Volumetric weight] = tổng thể tích của hàng hóa x hằng số trọng lượng thể tích
Volumetric Weight= 7,2 x 167  = 1202,4 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: Bạn nên so sánh trọng lượng tổng [grosss weight] của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá [volumetric weight] và chọn giá trị lớn hơn.

Đây sẽ là trọng lượng tính cước đối với chuyến hàng air đã cho.

  • Trọng lượng tổng của lô hàng là 1000kgs.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng là 1202,4 kg
  • Trọng lượng thể tích cao hơn trọng lượng tổng thực tế nên sử dụng trọng lượng thể tích là trọng lượng tính cước 1202,4 kg.

Xem thêm Dịch vụ Vận chuyển hàng hóa bằng đường Hàng không

Cách chuyển đổi đối với hàng sea

Làm thế nào để tính toán trọng lượng tính phí trong các chuyến hàng biển?

Chúng ta phải làm theo các bước tương tự khi tính toán trọng lượng tính cước trong các lô hàng đường biển với chỉ một ngoại lệ: hằng số trọng lượng tính cước của hàng sea khác với hàng air

Bạn nên lấy hằng số trọng lượng tính cước [volumetric weight constant] bằng 1000 kgs /m3, khi tính toán trọng lượng tính cước trong hàng biển.

Hãy để tôi giải thích bạn dưới đây từng bước quá trình tính toán cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước trong các lô hàng biển dựa trên ví dụ sau:

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs / trọng lượng tổng 1 kiện

Bước 1: Tính toán trọng lượng tổng của hàng hoá: Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000 kg.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá:

  • Kích thước của một gói theo cm => 120cm x 100cm x 150cm
  • Kích thước của một gói theo mét => 1,2m x 1m x 1,5m
  • Thể tích của một kiện hàng = 1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 cbm [mét khối]
  • Tổng thể tích hàng hóa = 10 x 1,8 = 18 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

Nhân thể tích của lô hàng với hằng số trọng lượng thể tích sẽ ra kết quả trọng lượng thể tích của lô hàng

Sea shipment volumetric weight constant = 1000 kgs / cbm
Volumetric Weight= 18 x 1000 = 18000 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của hàng hóa: so sánh tổng trọng lượng tổng của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá sau đó chọn cái lớn hơn. Đây sẽ là trọng lượng tính cước cho lô hàng đang lấy ví dụ

  • Tổng trọng lượng của lô hàng 8000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng là 18000 kg
  • Trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18000 kgs làm trọng lượng tính cước.

Tìm hiểu Ưu thế của Interlink trong Dịch vụ Vận chuyển hàng hóa bằng đường Biển tại Việt Nam

Cách tính đối với hàng road

Với lô hàng đường bộ, chỉ khác hàng air và sea ở hằng số trọng lượng thể tích là 333 kgs /m3
Ví dụ với lô hàng đường bộ gồm 10 kiện có thông số như sau:

  • Kích thước các kiện: 120cm x 100cm x 180cm
  • Trọng lượng mỗi kiện: 960kgs/gross weight
  • Tổng trọng lượng: 9,600 kgs

Tính trọng lượng thể tích [volumetric weight] của lô hàng:

  • Kích thước các kiện bằng cm => 120cm x 100cm x 180cm
  • Kích thước các kiện bằng mét => 1,2m x 1m x 1,8m
  • Thể tích của 1 kiện = 1,2m x 1m x 1,8m = 2,16 cbm [cubic metre]
  • Tổng thể tích của lô hàng = 10 x 2,16 = 21,6 cbm

Road shipment volumetric weight constant = 333 kgs / cbm
Volumetric Weight= 21,6 x 333 = 7192,8 kgs

Vậy trọng lượng tổng [gross weight] lớn hơn trọng lượng thể tích [volumetric weight]. Chúng ta sẽ lấy trọng lượng tổng [gross weight] của lô hàng là 9,600 kgs là trọng lượng tính cước của lô hàng.

Tìm hiểu lý do Interlink luôn là lựa chọn An tâm của các Doanh nghiệp lớn tầm cỡ Việt Nam trong Vận chuyển hàng hóa nội địa 

Video liên quan

Chủ Đề