Cách đánh của khởi nghĩa Lam Sơn

Câu hỏi: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Trả lời:

Chọn đáp án:D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Giải thích:

- Trận Tốt Động – Chúc Động [cuối năm 1426] tiêu diệt hơn 5 vạn quan Minh, bắt sóng nhiều tướng lĩnh và quân giặc.

- Trận Chi Lăng – Xương Giang [tháng 10 – 1427]: Khoảng 15 vạn viện binh từ Trung Quốc kéo sang bị quân ta tấn công tại ải Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang tướng giặc phải xin hàng, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức vềkhởi nghĩa Lam Sơn, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Giới thiệu về Lê Lợi

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 [6-8 năm ất Sửu] tại Lam Sơn [Kẻ Cham], nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương [anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư]. Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

2. Hoàn cảnh lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn

Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên nước Việt, đặt nước Việt trở thành quận Giao Chỉ.Người Việt lập tức nổi lên chống quân Minh, mà lớn nhất là của nhà Hậu Trần, đã có những thời điểm tưởng chừng có thể khôi phục lại giang sơn của người Việt. Tuy nhiên, do sự thiếu đoàn kết giữa các thủ lĩnh quân nổi dậy người Việt, quân Minh vừa mua chuộc gây chia rẽ, vừa khủng bố trấn áp rất tàn bạo [chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...], hòng đè bẹp mọi ý chí phản kháng của người Việt. Mặc dù vậy, dưới sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt rất oán hận, luôn ấp ủ chờ thời cơ nổi dậy.

3. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

4. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.

5. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

-Sau diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết quả thu được là tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan.

-Các tướng Minh như Lương Minh, Liễu Thăng cùng hàng vạn tên giặc đã bị giết.

-Mộc Thạch phải tháo chạy, Vương Thông phải xin hàng và chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan.

-Đến năm 1428, nước ta đã sạch bóng quân Minh. Chấm dứt 20 năm độ hộ phong kiến của nhà Minh => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vẻ vang và mang đến ý nghĩa lịch sử to lớn

6. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

a. Nguyên nhân

- Truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù. Những người lãnh đạo đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Sự thắng lợi của khởi nghĩa đã chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.

-Mở ra một thời kì mới của đất nước ta thời Lê Sơ

-Đập tan những âm mưu xâm lược đô hộ của nhà Minh.

-Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất cũng như tinh thần nhân đạo sáng ngời của dân tộc.

[Bqp.vn] - Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo, được tiến hành trong lúc nội tình đất nước không yên, chính quyền không được lòng dân, do đó không phát huy được sức mạnh của thế trận "cả nước đánh giặc"; nặng về phòng ngự bị động và thiếu linh hoạt trong vận dụng cách đánh nên sớm thất bại.

Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo không chỉ biết khắc phục những hạn chế của cuộc kháng chiến trước đó mà còn có nhiều sáng tạo về nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.

 Việc chọn vùng núi Lam SÆ¡n vá»›i những Ä‘iều kiện về "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", làm căn cứ đầu tiên, là biểu hiện tài nghệ của Lê Lợi trong việc tổ chức phát Ä‘á»™ng cuá»™c khởi nghÄ©a chống Minh. Nghe theo kế của Nguyá»…n Chích, từ tháng 10/1924, nghÄ©a quân bắt đầu tiến công vùng Nghệ An. Trong gần má»™t năm chiến đấu theo phÆ°Æ¡ng hÆ°á»›ng chiến lược má»›i, nghÄ©a quân đã có đất đứng chân vững chắc và má»™t hậu phÆ°Æ¡ng rá»™ng, tạo nên má»™t thay đổi cÆ¡ bản đối vá»›i cục diện chiến trường. Điểm khác căn bản giữa cuá»™c khởi nghÄ©a Lam SÆ¡n vá»›i những cuá»™c khởi nghÄ©a trÆ°á»›c đó là ở chá»—, Lê Lợi, Nguyá»…n Trãi và Bá»™ Tham mÆ°u Lam SÆ¡n đã biết dá»±a vào dân, xây dá»±ng lá»±c lượng nghÄ©a quân từ nhân dân để tiến hành cuá»™c chiến tranh toàn dân đánh giặc.

Đại đa số nghĩa quân là những người "mạnh lệ" - những người nghèo khổ bị bọn xâm lược và phản động áp bức nhiều nhất, theo tiếng gọi khởi nghĩa họ đã đến tập hợp, trở thành những nghĩa binh dũng cảm. Với mục đích chính nghĩa hợp lòng dân nên nghĩa quân Lam Sơn được đông đảo nhân dân ủng hộ, từ đó Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, kết hợp tiến công địch bằng cả sức mạnh của nghĩa quân và sự nổi dậy của quần chúng nhằm tiến công bao vây, diệt địch và giành quyền tự chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tổ tiên ta đã vận dụng phương thức đánh địch bằng sự kết hợp quân sự, chính trị và binh vận, giữa quân sự và ngoại giao. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự cũng như đấu tranh vũ trang, coi đó là mũi tiến công chủ yếu để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Bên cạnh tiến công quân sự là một cuộc chiến tranh rất kiên trì và khéo léo về ngoại giao, nhằm tiến công vào ý chí xâm lược của giặc, tiên tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh một lối thoát "trong danh dự". Những bức thư dụ hàng tướng giặc của Nguyễn Trãi nhằm thực hiện chiến lược "công tâm" [đánh vào lòng người] đã có "sức mạnh bằng mười vạn quân", góp phần làm tan rã tinh thần chiến đấu của giặc.

Trong khởi nghÄ©a và chiến tranh, bá»™ chỉ huy nghÄ©a quân rất coi trọng việc tạo thời, lập thế,từng bÆ°á»›c chuyển hóa lá»±c lượng, xoay chuyển tình thế. Sá»± phát triển của nghÄ©a quân gắn liền vá»›i nghệ thuật từng bÆ°á»›c chuyển thế trận. NghÄ©a  quân càng đánh càng mạnh, "mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lá»›n", còn quân địch càng đánh càng thua "mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy". Vá»›i việc lá»±a chọn rất đúng đắn phÆ°Æ¡ng hÆ°á»›ng và mục tiêu của các cuá»™c tiến công chiến lược, khéo kết hợp giữa vây thành vá»›i diệt viện, bá»™ chỉ huy nghÄ©a quân đã dẫn giải cuá»™c chiến tranh giải phóng Ä‘i hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuối cùng Ä‘i đến thắng lợi hoàn toàn.

Trong khởi nghÄ©a và chiến tranh chống quân Minh xâm lược, nhiều hình thức chiến thuật đã được vận dụng thành công. Phục kích, tập kích là chiến thuật sở trường nhất của nghÄ©a quân, được sá»­ dụng có hiệu quả trong suốt quá  trình khởi nghÄ©a. Chiến thuật vây thành và đánh thành cÅ©ng được vận dụng thành công trong quá trình khởi nghÄ©a và chiến tranh. NghÄ©a quân chủ trÆ°Æ¡ng vây thành là chính, nhÆ°ng khi cần thiết để phục vụ yêu cầu chiến lược và khi có Ä‘iều kiện, nghÄ©a quân cÅ©ng đã thá»±c hiện công thành, hạ thành để tiêu diệt địch, nhất là đối vá»›i những thành nằm dọc trên đường mà viện binh giặc có thể Ä‘i qua. Khi tiến công thành XÆ°Æ¡ng Giang, quân ta đã vây chặt bốn mặt thành, đắp đất thành những cao Ä‘iểm để đặt pháo bắn vào thành, đào đường ngầm để Ä‘á»™t nhập vào trong và dùng thang trèo lên thành rồi ồ ạt tiến công... Trận hạ thành XÆ°Æ¡ng Giang chứng tỏ má»™t bÆ°á»›c trưởng thành của nghÄ©a quân Lam SÆ¡n và cÅ©ng là má»™t Ä‘iển hình của nghệ thuật công thành trong lịch sá»­ quân sá»± dân tá»™c.

[Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân]

Video liên quan

Chủ Đề