Cách nhận biệt sừng trâu

Cách nhận biệt sừng trâu

Sừng tê giác là một loại thuốc quý, hiếm, là một những thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc nổi tiếng công hiệu cao như an cung ngưu hoàng hoàn…. . Trên thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sừng có nguồn gốc khác nhau. Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương, sừng bò…

Cách nhận biệt sừng trâu

Sừng tê giác thật

Vì sản phẩm hiếm nên nếu người dân không cẩn thận sẽ mua phải sừng giả, hay nhầm nhất là sừng trâu nước

Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật, một đặc điểm mà nhiều người vẫn lầm tưởng để cho là thật. Thậm chí sừng tê giác thật có đoạn hoặc có miếng không có đặc điểm này. Mài xác định mùi vị cũng vẫn không xác định được đâu là thật giả. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này.

Cách nhận biết Sừng tê giác Giả

Cách nhận biệt sừng trâu

Sừng tê giác mọc từ da, do vậy đây là một đặc điểm để loại bỏ nhận biết thật giả với các loại sừng đang được làm giả từ các loại sừng tôi liệt kê ở trên, đều mọc từ xương sụn vì thế sừng tê giác có thể bóc tách được

– Các loại sừng giả thường có các vòng tròn đồng tâm giống như khi chúng ta cắt ngang thân cây gỗ, được nhìn từ tiết diện mặt cắt ngang của chiếc sừng, và đây cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất dù là sừng cắt ngang đoạn thân, hay một miếng, hay đoạn ngọn, sừng tê giác thật không có đặc điểm trên. Khi có sừng tê giác thật rồi thì sừng rụng tại đầm lầy, hoặc trong rừng khi con tê giác chết, cũng có chất lượng rất khác với sừng được cắt tươi trên con tê giác sống, hoặc được săn

Cách nhận biệt sừng trâu

Sừng tê giác giả đang rao bán trên thị trường

Sừng tê giác thật khi xoa 1 ít nước nguội lên toàn bộ bề mặt 1-2 phút sẽ tỏa mùi thơm ngào ngạt

-Phân biệt bằng hóa chất: Sừng tê là hàng tiêu độc cao cấp. Chính vì tác dụng này ta có cách phân biệt như sau: Mài sừng tê ra lát khoảng 5 giọt đặc màu sữa đổ lên mặt đĩa sứ sau đó nhỏ vào đó 3 giọt thuốc trừ sâu. Bỏ ra ngoài phòng khoảng 3-5 phút cho mũi chúng ta hít khí trời. Sau 5 phút trở lại hít ngửi đĩa sẽ không còn mùi hắc  của thuốc trừ sâu vì sừng tê đã phát huy tính khử độc.

Xem thêm: 

  • Làm thế nào để nhận biết nhung hươu Giả ?
  • Phân biệt xạ hương Thật Giả
  • Phân biệt tuổi sâm để nhận biết nhâm sâm Giả

About The Author

Cách nhận biệt sừng trâu

cance

Trả lời 14 năm trước

[b]Công dụng và cách nhận biết sừng tê giác[/b] (ThS. Hoàng Khánh Toàn - Trưởng Khoa YHCT - Bệnh viện 108) Dược liệu sừng tê giác có hình chùy tròn hoặc hơi có cạnh, đầu múp tầy hoặc nhọn và hơi xiên, dài 20-25cm, mặt ngoài màu đen, nhạt dần về phía dưới. Đế sừng có răng cưa nhỏ gọi là “mã nha biên”, lồi lõm không đều. Quanh mã nha ở phần giữa có những vân dọc và gai cứng thẳng chưa gọt hết gọi là “cương mao”. Đầu sừng nhỏ, nhẵn bóng, mặt trước sừng có một rãnh dọc, dài 12 - 16cm, dưới đó có một u lồi gọi là “địa cương” dài khoảng 8cm, cao 4cm. Đế sừng to, hình tròn dài, phía trước hẹp, phía sau rộng hình mai rùa, dài 14 - 24cm, rộng 12 - 16cm, màu xám đen hoặc nâu đen, nhạt dần ra phía ngoài thành màu nâu xám hoặc vàng xám, đáy lõm sâu khoảng 0,4 - 0,8cm, có nhiều chấm tròn dày đặc gọi là “sa đê”. Chất sừng cứng rắn và nặng, thớ dọc đều, không có thớ vặn, chỉ có thể chẻ dọc. Phiến chẻ có màu trắng xám, điểm lấm tấm như hạt vừng hoặc có những đường chỉ nhỏ ngắn. Loại sừng tốt có màu đen bóng, không nứt, sa đê tròn to, mùi thơm nhẹ. Nghiên cứu thành phần hóa học của sừng tê giác người ta thấy chủ yếu là keratin, ngoài ra còn có canxi cacbonat, canxi photphat. Khi thủy phân, sừng tê giác sẽ cho các axit amin như tyrosin, axit tiolactic, cystein. Theo y học cổ truyền, sừng tê giác vị chua mặn, tính lạnh, vào được hai đường kinh tâm và can, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, trấn kinh giải độc, giảm đau và cầm máu, được xếp vào nhóm thuốc thanh nhiệt lương huyết. Sừng tê giác thường được dùng để chữa các chứng bệnh sốt quá hóa điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối. Những người không phải đại nhiệt, không có ôn độc và phụ nữ có thai không được dùng. [b] Sừng tê giác không phải là sản phẩm toàn năng[/b] (BS. Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng cấp đăng ký và chứng nhận, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế) Sừng tê giác thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc. Uống nước mài từ sừng tê giác còn giúp hưng phấn cơ tim. Sử dụng sừng tê giác có tác dụng nhanh, đồng thời đây vẫn là vị thuốc đặc hiệu. Tuy nhiên, dù là vị thuốc gì thì vẫn phải dùng đúng cách mới phát huy hiệu quả. Người dân muốn sử dụng sừng tê giác phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Không sử dụng sừng tê giác chung với những thực phẩm giàu tính hàn. Người ta có thể phân biệt sừng tê giác với sừng trâu vì sừng trâu rất cứng, chỉ có thể mài được chứ không thể bóc tách được. Còn với sừng tê giác người ta có thể bóc tách được, tựa như bóc tách xơ của quả dừa. Khi đi mua sản phẩm, người dân nên lưu ý để không phải bỏ tiền thật mua sản phẩm dởm, vì phải mất một khoản tiền lớn (giá của mỗi lạng sừng tê giác bây giờ khoảng 2.000-3.000USD). [b] Phân biệt sừng tê giác thật, giả?[/b] (TS. Lê Lương Đống – Quyền Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế) Theo sách y văn, sừng tê giác có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng trong các trường hợp sốt cao, vật vã. Người ta thấy sừng tê giác là một trong những vị thuốc rất tốt, chẳng hạn như với các trường hợp viêm não. Người ta không có điều tra cụ thể, nhưng kết quả thực tế cho thấy những trường hợp uống sừng tê giác sức khỏe tốt hơn, giảm hẳn tỷ lệ tử vong, và di chứng. Người bị bệnh bạch cầu (máu trắng) uống cũng có những tiến triển tốt. Trong dược điển ghi nhận, sừng tê giác có một số chất đạm, khoáng tốt và một số vi lượng khác chưa tìm ra. Mọi người sử dụng sừng tê giác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lưu truyền. Tác dụng của sừng tê giác là thật nhưng đó không phải là thuốc chữa bách bệnh. Người mua đừng thần tượng hóa và quá kỳ vọng vào nó. Vì sản phẩm hiếm nên nếu người dân không cẩn thận sẽ mua phải sừng giả, hay nhầm nhất là sừng trâu nước. Chỉ quan sát bằng mắt hoặc thử bằng phương pháp thủ công là mài trên đồ sành sứ thì sừng tê giác và sừng trâu nước rất giống nhau. Khi chiếu dưới đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng màu hồng xanh giống sừng tê giác thật. Chỉ soi dưới kính hiển vi mới phân biệt được vì mô tổ chức xương của sừng tê giác và sừng của các con vật khác nhau. Sừng tê giác xuất phát từ mô lông, còn sừng các loại khác xuất phát từ mô xương, vì thế sừng tê giác có thể bóc tách được. [b]Chưa có kết luận sừng tê giác tốt cho nam giới[/b] (GS. Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam) Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần. Theo thực nghiệm của y học hiện đại, sừng tê giác có tác dụng cường tim, làm giảm sau đó làm tăng bạch cầu, hạ nhiệt, an thần, tác dụng tốt đối với các trường hợp sốt cao, co giật, phát ban, chữa sung huyết, chảy máu cam, sốt vàng da, ung nhọt... Trước đây các lang y thường mang sẵn một miếng sừng để chữa sốt cho trẻ em. Về tác dụng với sức khỏe sinh lý nam giới chưa có kết luận khoa học nào chứng minh sừng tê giác giúp cường dương. Theo quan niệm của đông y, người ta lấy hàn để chữa nhiệt. Như vậy tác dụng giảm sốt của sừng tê giác là rõ ràng, còn tác dụng cường dương thì chưa thuyết phục. Tất nhiên cũng phải lưu ý một số trường hợp ăn các thức ăn, các chất nóng có tác dụng làm giãn mạch và giúp nam giới viên mãn hơn, nhưng do trước đó họ đã uống rượu có sừng tê giác nên nhầm tưởng. Một lưu ý nữa là, hoạt động tình dục một phần là do nội tiết tố nam giới progesteron quyết định. Nên ăn các thực phẩm có chất này thì mới có tác dụng, còn trong sừng tê giác thì không có.

Cách nhận biệt sừng trâu

toi dang co 1 lang kh biet that hay gia ma kg dam uong