Loai thuốc nhúng trái cây chín là thuốc gì năm 2024

Sau đây là bài viết ghi lại chi tiết cảnh sử dụng hoá chất “ép” trái cây chín của bạn đọc gửi đến toà soạn:

Một ngày đầu tháng 7, từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP.HCM, tôi và một anh bạn tài xế quen lâu năm tên Kiên bắt đầu hành trình đi thu gom trái cây ở Dăk Lăk để xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến vựa trái cây nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thị xã Buôn Hồ, Dăk Lăk, những ngày ở lại vựa chờ gom đủ chuyến xe hơn 20 tấn, chúng tôi có dịp tận mắt chứng kiến quy trình bảo quản trái cây mà không khỏi giật mình.

Theo những người làm tại vựa, thông thường, sầu riêng chỉ thu hoạch khi trái chín rụng xuống, nhưng lâu nay, để gom đủ một xe hàng vài chục tấn các chủ vựa không thể ngồi đợi. Ý tưởng dùng thuốc “ép” trái chín được những thương lái Trung Quốc phổ biến từ nhiều năm trước, khi họ đến các vựa đặt hàng.

Loai thuốc nhúng trái cây chín là thuốc gì năm 2024

Nhúng nước đùng đục

Sầu riêng, sau khi thu mua ở khắp nơi chở về vựa sẽ được phân loại theo kích cỡ, trọng lượng, làm sạch đất bám trên bề mặt trái. Sau đó, các công nhân sẽ cầm cuống từng trái sầu riêng nhúng vào những thùng nước màu đùng đục, làm chín trái. Bà chủ vựa tên Oanh thật thà bảo những trái sầu riêng ở kho đã được nhúng thuốc “ép” chín, ăn không đảm bảo an toàn.

Theo tiết lộ của cánh tài xế và chủ vựa, trước đây, những chất làm chín trái cây thường được gửi trực tiếp từ bên kia biên giới về, nhưng nay trong nước cũng sản xuất được một phần, còn lại là hàng từ Thái Lan hay Trung Quốc đưa qua. Qua quan sát, chúng tôi phát hiện chất dùng để nhúng sầu riêng không đơn thuần có một loại, mà nó gồm ba loại khác nhau được các công nhân tự phối trộn.

Ngoài loại thuốc “ép” trái chín là thành phần chính còn có loại bột màu vàng (những người tại vựa gọi đó là bột nghệ) có tác dụng làm nóng trái cây, kích thích quá trình trái chín nhanh và một loại dạng dung dịch đặc sánh, màu hung vàng có tác dụng chống thối và làm bề mặt trái bóng, đẹp.

Sau khi nhúng vào hỗn hợp chất này, sầu riêng sẽ được hệ thống quạt gió thổi cho khô trước khi dán tem và đóng thùng xuất đi. Theo lời bà Oanh, sầu riêng sau khi nhúng thuốc, bảo quản trong xe lạnh di chuyển lên biên giới mất chừng hai ngày một đêm. Thời gian này, đủ để trái chín trước khi đến điểm giao hàng. Với cách làm này, bất kỳ loại trái nào sau khi nhúng thuốc khoảng hai ba ngày cũng sẽ chín hoàn toàn.

“Không chỉ sầu riêng, một số loại trái cây khác như: mít, chuối, chôm chôm, xoài… tại những vựa trái cây lớn đều được áp dụng quy trình làm chín như vậy”, tài xế Kiên khẳng định.

Không biết chất gì!

Mẹ tôi vẫn thường mua trái cây ở chợ về ăn. Trái sầu riêng là món mà tôi rất nghiền. Một dạo báo chí cũng phản ánh nông dân “thúc” chín trái sầu riêng, nhưng tôi không tin lắm. Một dạo, cũng có tin thương lái Trung Quốc đặt mua sầu riêng chở về bên kia biên giới tiêu thụ mới sử dụng thuốc làm chín trái, nhưng nay, khi chứng kiến cảnh này tôi mới hiểu ngay, trái sầu riêng đã được làm chín ngay tại vựa ở Việt Nam.

Những lô sầu riêng nào xuất sang Trung Quốc không hết, chúng cũng được chở đi Hà Nội, Sài Gòn hay bất cứ vùng miền nào trong nước để tiêu thụ. Những ngày lân la ở các vựa trái cây, chúng tôi còn phát hiện không chỉ có sầu riêng mà ngay cả mít, chuối… cũng bị nhúng thuốc. Các chủ vựa thường biện minh do nhu cầu cần lượng hàng lớn, đồng đều nên đòi hỏi các vựa phải nhúng thuốc đại trà.

Điều ngạc nhiên là trong những chất dùng để nhúng trái cây, ngoài bột nghệ, chất chống thối được chủ vựa và tài xế cho biết phải nhập từ Trung Quốc, chất còn lại hoàn toàn không nhãn mác bằng tiếng Việt được một doanh nghiệp tại quận 12 sản xuất và phân phối. Theo thông tin công bố trên bao bì, đây lại là sản phẩm “núp bóng” một loại phân bón lá với thành phần chính là etylen (0,5%), còn lại chỉ ghi chung chung “phụ gia ổn định” (?).

Cho đến nay, như những gì chúng tôi được biết thì chưa có bất kỳ cơ quan nào đánh giá một cách đầy đủ về chất giúp chín trái cây, nhưng trên hành trình theo xe sầu riêng từ Dăk Lăk ra tới cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), thi thoảng, tại mỗi điểm dừng chân, tài xế tên Kiên lại ra sau xe, dùng khăn bịt mũi rồi mở cửa thùng container để kiểm tra hàng và nhiệt độ. Mùi trái cây chín chưa thấy đâu, thay vào đó là sự nồng nặc của hoá chất theo hơi lạnh từ xe phả ra, dễ làm người xung quanh có cảm giác choáng.

Theo các chuyên gia, việc dùng quá liều lượng các hợp chất (như ethephone), thuốc kích thích trái cây chín nhanh, gây những tác hại khó lường.

"Hướng dẫn một đằng, làm một nẻo"

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Thiệt, Phó Chánh văn phòng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT Việt Nam cho hay, qua kiểm tra danh mục thì Cục chưa cấp phép cho một đơn vị sản xuất nào đăng ký tên sản phẩm là thúc trái cây chín nhanh. Trong danh mục của Cục BVTV, hiện hoạt chất ethephon chỉ có tác dụng kích thích mủ cây cao su, kích thích ra hoa đối với các cây xoài, nhãn, thanh long, cây cảnh, chứ hoàn toàn không cho đăng ký thúc cho trái chín nhanh.

Hoạt chất ethephon khi đăng ký phân bón lá được giới hạn ở mức 0,5% thuộc Cục Trồng trọt quản lý. Nếu quá ngưỡng này thì thuộc Cục BVTV quản lý. Qua một số lần kiểm tra thị trường, Cục cũng phát hiện có một số phân bón lá ở Tiền Giang có đề ngoài bao bì là 0,5% ethylen, nhưng khi kiểm tra thì lại vượt quá ngưỡng quy định.

“Chúng tôi cũng từng chứng kiến nhà vườn sử dụng thuốc thúc trái chín nhanh. Trên bao bì sản phẩm hướng dẫn một đằng nhưng nhà vườn làm một nẻo. Ví dụ, 10 ml thuốc pha 10 lít nước nhưng đa số nhà vườn pha quá lên 20-30 ml thuốc cho 10 lít nước, đổ vào bồn lớn, quăng sầu riêng vào đó ngâm 2-3h rồi vớt ra, 2-3 ngày sau là chín hết. Còn đối với chuối, cắt ngang cuống, lấy thuốc đậm đặc không pha, quẹt lên cuống nải chuối thì 3 ngày sau chuối cũng chín đều.

Chúng tôi cũng đã có lần phân tích thành phần ethephon tồn dư trong quả như sầu riêng nhưng không phát hiện. Thế nhưng, không loại trừ trường hợp người bán dùng quá liều lượng cho phép để ngâm, phun, chích thuốc vào trái, chưa để đủ thời gian cách ly đã đem bán ra thị trường, thì cũng có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ khi người tiêu dùng mua phải loại trái cây này. Tuy nhiên, vẫn phải có phân tích có hay không hàm lượng tồn dư hóa chất trong trái cây”, ông Thiệt cho biết.

Loai thuốc nhúng trái cây chín là thuốc gì năm 2024
Phóng viên đã ngâm trái xoài cát vào hóa chất thúc chín trái nhanh sau khi pha trong 30 phút. Sau 24h, trái xoài cát đã ngả vàng.

Tồn dư chất hại gan, thận

Ở góc độ khác, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, chất ethephon là chất kích thích tăng trưởng dùng cho các loại cây trồng. Hóa chất này có chứa ethylen, phốt pho và clo. Trong đó chất ethylen có chức năng kích thích chính. Ethylen là chất khí, vì thế thường được kết hợp với các hợp chất khác để tạo nên hợp chất ở dạng lỏng. Khi cho chất ethephon vào quả sẽ tạo nên phản ứng và ethylen bay hơi. Hiện chất ethylen không được dùng với tư cách là phụ gia thực phẩm mà chỉ là loại thuốc BVTV.

Theo một số nghiên cứu, hợp chất ethephone có thể dùng để dấm hoa quả chín đều trong 2-3 ngày với lượng thấp. Tuy nhiên, vì hám lợi và “đốt cháy giai đoạn” nên người bán hàng đã sử dụng hợp chất ethephon với hàm lượng cao. Với nồng độ này, chất ethylen làm chín nhanh nhưng chưa thể bay hơi hết, vì thế sẽ tồn dư chất clorit gây độc cho người ăn. Ở giai đoạn đầu ngộ độc, con người sẽ bị kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cay mắt... Về lâu dài, chất clorit sẽ tích tụ gây nên các nguy cơ cho gan, thận.

Ông Lê Văn Thiệt cũng cho biết thêm: “Với sầu riêng khi thụ phấn cho tới khi quả chín phải tới 90-100 ngày, qua thời gian 90 ngày thì trái không bị sượng. Trong khi thương lái lại muốn một vườn thu hoạch 2-3 đợt là xong, như vậy những trái chưa tới 90 ngày sẽ bị sượng, do đó người ta sử dụng thuốc thúc trái chín nhanh để trái chín cho đều. Đồng thời, việc ép cây cho 1-2 vụ/năm, vắt kiệt chất dinh dưỡng của cây cũng gây hại tới vườn cây và cả chất lượng quả. Khi chất lượng cây, quả kém dần thì lập tức bị bồi đủ loại hóa học để tăng tốc độ sai, độ chín... thì khả năng tồn dư hóa chất là khó tránh khỏi, chắc chắn ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng.

Theo các chuyên gia, để biết quả xanh dấm ethephon nhằm thúc chín nhanh dựa vào yếu tố chín sượng. Quả chín đủ ngày, muốn vàng đều cũng có thể nhúng nhưng khi ăn vẫn đảm bảo vị ngọt. Còn quả xanh làm chín ép sẽ không ngọt cũng như thấy sượng, thậm chí còn có mùi ngái. Ví dụ, đu đủ chín đủ ngày sẽ ngọt, thơm còn chín ép sẽ sượng, còn mùi mủ, ăn hăng.

Phóng viên đã làm thực nghiệm dùng hóa chất được cho là tác dụng thúc trái chín nhanh với trái xoài cát Hòa Lộc 0,5 kg ở trạng thái xanh cứng bằng cách pha 10ml hóa chất cùng 1,5 lít nước. Sau 12h, trái xoài cát đã ngả chín màu vàng nhạt, sau 24h quả chín mềm.

http://kienthuc.net.vn/song-khoe/thuoc-kich-thich-trai-cay-chin-nhanh-hai-suc-khoe-the-nao-473466.html