Cách học API

返璞归真 – Phản phác quy chân: Lúc đạt đến điểm cao nhất, cũng chính là lúc quay lại điểm xuất phát. Trong võ học, nó có nghĩa là đạt tới cảnh giới “tối thượng” trong truyền thuyết, quay lại như lúc ban đầu, quên đi tất cả võ học trong thiên hạ, bản thân đã không còn chiêu thức cụ thể, chỉ dựa vào ý cảnh mà đơn giản xử lý.

Võ học được thành lập từ các chiêu thức cơ bản, tuyệt thế võ công cũng từ các chiêu thức cơ bản mà ra. Code học cũng tạo thành từ bit/byte cơ bản, chương trình phức tạp cũng được viết thành từ nhiều module, từ từng dòng code.

Đôi khi, ta đã quá quen với việc dùng thư viện, dùng framework mà quên thì những thứ nằm sâu bên dưới, không nắm được bản chất. Có những vấn đề mà phải nắm rõ bản chất của nó ta mới có thể giải quyết được.

Như cái tên “Phản Phác Quy Chân”, series này không giới thiệu công nghệ hay ngôn ngữ mới, mà sẽ tập trung quay lại những cái bản chất, đơn giản, tinh túy nhất mà ít người quan tâm để ý [Bên tiếng Anh có một từ tương tự : Back to Basic, bỏ qua những cái phức tạp, quay lại những cái cơ bản để hiểu tận gốc vấn đề].

Đây là một series khá xưa nhưng rất hay của Code Dạo, nay có hứng thú lại nên mình viết tiếp season 2 của series nha.

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về Separation of Concerns, một nguyên lý thiết kế đã có hơn 35 năm tuổi đời; nhưng vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn, và được áp dụng rất nhiều trong thiết kế hệ thống, trong viết code và design các library.

Continue reading Series Phản Phác Quy Chân – Luận về nguyên lý Separation of Concerns [Chia Để Trị]

Ở bài trước, tụi mình đã tìm hiểu về khó khăn của việc lưu file, cùng những thứ hay ho của Azure Storage rồi.

Ở bài này, tụi mình sẽ cùng tìm hiểu về 2 dịch vụ chính để lưu file của Azure là: Azure Blob và Azure Files nha.

Bài viết này gồm 2 phần:

  • Phần 1: Lưu trữ file có gì khó? Dùng Cloud được lợi gì?
  • Phần 2:  Tìm hiểu về Azure Blobs và Azure Files + Demo

Continue reading Cùng học Cờ Lao – Azure Phần 6.2: Tìm hiểu về Azure Blob và Azure File

Toàn bộ series Nhận diện Idol:

Sau bao ngày chờ đợi thì phần 3 của series cũng được ra mắt các bạn đọc. Lý do phần này bị mình “ngâm dấm” hơi lâu là do… JAV và 18+.

Do blog có nhiều trẻ em và cụ già đọc nên mình không thể thoải mái để link và hình ảnh 18+ trong bài viết được. Vì thế mình thay đổi hướng tiếp cận vấn đề. Thay vì nhận diện JAV Idol, chúng ta sẽ chuyển qua nhận diện… VAV Idol.

Sản phẩm cuối cùng của chúng ta sẽ có tương tự thế này, với kiến trúc đơn giản dễ hiểu hơn “Nhận diện Idol” nhiều: //jav-idol.toidicodedao.com/vav/. Bắt đầu thôi nào!

Continue reading Series Nhận diện Idol: Phần 3 – Cùng đi đào dữ liệu VAV Idol

Series Nhận Diện Idol vẫn đang tiếp tục được viết. Tuy nhiên, trong quá trình code sẽ phải sử dụng khá nhiều RestAPI [Của Microsoft, Imgur,…]. Để đủ kiến thức theo đuổi series, bạn cần hiểu rõ bản chất RestAPI và cách sử dụng chúng.

Nếu các bạn chưa hiểu rõ về RestAPI có thể xem lại ở đây.  Ta thường dùng code để gọi các API này, tuy nhiên việc viết code và chạy code khá lắt nhắt và tốn công. Do vậy, hôm nay mình giới thiệu thêm tool mình hay dùng khi làm việc với RestAPI mang tên Postman.

[Tool này sẽ được sử dụng khá nhiều trong series Nhận diện Idol, các bạn nhớ đọc để biết cách sử dụng nhé]

Continue reading Nghịch ngợm RestAPI với Postman – Gọi API đâu có gì khó?

Gần đây, mình có viết một ứng dụng mang tên “Nhận diện Idol” để nhận diện các diễn viên nổi tiếng Nhật Bản. Ứng dụng hơi bị “nổi” vượt quá mong đợi [đến mức làm mình sạch tiền, phải tạm dừng hoạt động], gây ra bao chuyện dở khóc dở cười.

Hiện tại, ứng dụng đã ngưng hoạt động [Cứ vào thử nếu hữu duyên sẽ chạy được]. Nhiều bạn ngỏ ý muốn xin source code để học hỏi [Quả là bể học vô biên, thiện ***tai]. Anh Thuận bên azurevn.net cũng có đề nghị mình viết vài dòng về  Microsoft Cognitive API.

Do vậy, mình viết luôn một series giới thiệu công nghệ và hướng dẫn viết một chương trình tương tự:

Ngoại trừ phần 1 là kể chuyện nhẹ nhàng giải trí, các phần còn lại đều khá nặng về kĩ thuật, cần kiến thức lập trình cơ bản. Phần 3 tới 6 sẽ hướng dẫn các bạn tự viết một chương trình tương tự Nhận diện Idol.

Các bạn cùng thưởng thức câu chuyện hài hước lý thú trong phần 1 này nhé.

Continue reading Tôi đã viết “Nhận diện Idol” như thế nào – Phần 1 – Chuyện ngày xưa

Gần đây, khi lang thang trên mạng, mình chợt thấy một bài viết về Micorosoft Coginitive Service API. Sau khi test thử và thấy nó quá “ảo diệu”, mình cầm lòng không được nên phải lên blog viết bài này để chia sẻ cho các bạn.

API có thể nhận diện được Maria Oizawa trong ảnh =]]. Nếu không tin các bạn có thể vào đây test

Continue reading Microsoft Cognitive Service API – Phép màu công nghệ

Series gồm 3 phần:

Sau khi đọc và làm theo phần 2, các bạn đã có 1 con bot chạy được. Tuy nhiên, Cloud9 chỉ hỗ trợ các bạn code và deploy để test thứ chứ không hỗ trợ hosting. Sau khoảng 2,3 tiếng không sử dụng, cloud9 sẽ tự tắt server làm bot ngưng hoạt động. Do đó chúng ta phải deploy con bot lên một host khác.

Deploy bot lên OpenShift

Ở đây mình lựa chọn OpenShift vì nó free, tốc độ cũng khá nhanh, lại dễ deploy. Sau 24h không hoạt động thì nó mới cho host ngủ. Một lựa chọn khác là heroku, host heroku cũng sẽ tự ngủ sau 2, 3 tiếng không sử dụng. Các bạn làm theo video để deploy bot lên host nhé nhé.

Continue reading Hướng dẫn viết chat bot cho Facebook – Phần 3: Deploy và submit bot cho Facebook

Series gồm 3 phần:

Thấy các bạn test hộ nhiều quá, mình rất cảm động nên đã thêm chức năng “đàm luận nhân sinh” vào bot để các bạn có người chém gió nhe. Các bạn có thể tiếp tục trò chuyện với bot tại m.me/toidicodedao nhé

Ở phần trước, mình đã giới thiệu cơ chế hoạt động của bot Faceobok, cùng với một số khái niệm các bạn cần nắm rõ. Ở bài này, chúng ta sẽ bắt tay vào tạo fanpage và code nhé. Lần này mình hướng dẫn bằng video, các bạn bật phụ đề lên xem nhé.

Bước 1 – Tạo Fanpage, thêm chức năng Messenger

Các bạn làm theo clip dưới để tạo fanpage nhé. Với bạn nào đã có Fanpage thì xem đoạn sau để tích hợp chức năng Messenger vào fanpage.

Tính mình thích ngắn gọn, không muốn lê thê dài dòng nên video cũng rất ngắn gọn, chỉ khoảng 1-2 phút để không lãng phí thời gian của mọi người.

Continue reading Hướng dẫn viết chat bot cho Facebook – Phần 2: Tạo Fanpage và kết nối với bot

Cách đây 1,2 tháng, Facebook vừa ra mắt Facebook Messenger Platform, cho phép ta viết 1 con bot hỗ trợ tự động trả lời người dùng. Vốn đam mê công nghệ nên mình cũng tò mò viết thử 1 con. Các bạn có thể thử trò chuyện với bot tại: m.me/toidicodedao, hoặc xem video demo tại đây.

Continue reading Hướng dẫn viết chat bot cho Facebook – Phần 1: Kiến thức cơ bản & Cơ chế hoạt động

Video liên quan

Chủ Đề