Cách dọn bàn thờ cúng ông công ông táo

An Bình   -   Chủ nhật, 12/01/2020 17:16 [GMT+7]

23 tháng Chạp hàng năm vốn được dân gian lưu truyền là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo lên bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp ban thờ trong nhà để đón năm mới.

Nhiều người có quan niệm rằng phải chờ sau ngày 23 tháng Chạp, tức là khi ông Công ông Táo đã về chầu trời thì mới được dọn dẹp bàn thờ, nếu không sẽ gây kinh động đến thần linh. Theo các chuyên gia văn hóa thì hiện nay không có một tài liệu nào ghi chép về điều này. Trong năm, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào dịp cuối năm, kết hợp dọn ban thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo.

GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bàn thờ thường tiến hành vào sáng 23 tháng Chạp hằng năm. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương, đọc văn khấn để xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Giáo sư Nguyễn Chí Bền cũng cho rằng không nên để bát hương từ năm này qua năm khác. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Ngoài ra, người dân cũng cần phải phân biệt hai khái niệm là thay bát hương và tỉa chân hương. Để chuẩn bị cho lễ ông Táo về trời, ta chỉ tiến hành tỉa bớt chân hương mà không làm xê dịch hay xoay chuyển vị trí của bát hương. Việc tỉa chân hương vào thời điểm này nên tiến hành cả ở bàn thờ tổ tiên lẫn bàn thờ ông Công ông Táo.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, cũng có một số ý kiến cho rằng bài vị và bát hương gia tiên không được xê dịch vì sợ “động” sẽ ảnh hưởng đến con cháu. Do vậy chỉ nên lấy tay giữ và dùng khăn sạch nhúng vào rượu pha với gừng giã nhỏ lau cho sạch.

4 lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

- Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng [hoặc nước vang – nước ngũ vị hương] để lau sạch bàn thờ.

- Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.

- Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Các gia đình nên tiến hành tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ sau khi cúng tiễn ông Táo về trời. Cần tránh xê dịch, làm đổ vỡ bát hương, tượng đồng hay đồ thờ cúng khi dọn dẹp.

Cúng tiễn ông Công ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là phong tục văn hóa lâu đời của mỗi gia đình Việt, với mong muốn cuộc sống ấm no, sung túc.

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, Táo quân - vị thần cai quản việc bếp núc, đất đai - sẽ trở về thiên đình, báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc gia đình đã làm được trong cả một năm.

Trong ngày lễ quan trọng này, các gia đình sẽ tiến hành rút chân hương, bao sái bàn thờ, khu vực cúng kiếng, đồng thời dọn dẹp toàn bộ nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, các gia đình tiến hành tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ. Ảnh: Quỳnh Trang.

Sau khi cúng tiễn [trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp], thời điểm các vị thần về trời báo cáo công việc được cho là lúc thích hợp để gia chủ lau dọn khu vực bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Việc lau dọn bàn thờ sau khi tiễn ông Công ông Táo cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà [Viện nghiên cứu bảo tồn Văn hóa và phát triển phương Đông], thông thường người dân sau khi cúng ông Công ông Táo mới rút tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ.

Cúng tiễn Táo quân có thể làm sớm từ ngày 17 tháng Chạp. Nếu gia đình cúng vào đúng ngày 23/12 âm lịch thì sau khi làm lễ nên để bàn thờ an yên.

Đến sáng 24 hoặc 25, gia chủ mới nên rút tỉa chân hương. Việc này nên thực hiện vào ban ngày, tránh rút chân hương vào đêm tối.

Trước khi tiến hành lau dọn, chủ nhà cần thắp hương khấn để thành tâm xin phép. Người lau dọn nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, kiêng ăn những món hôi tanh như cá chép, thịt chó, thịt mèo, uống rượu rắn trước khi thực hiện nghi lễ.

Nên tránh xê dịch bát hương, đồ thờ cúng khi lau dọn bàn thờ. Ảnh: Việt Linh.

Trước khi lau dọn cần chuẩn bị khăn mềm, nước sạch, thìa sạch, chậu, pha ngũ vị hương.

Khi rút tỉa chân hương nên chú ý một tay rút, một tay giữ chặt bát hương để tránh xê dịch, đổ vỡ, phạm vào phong thủy. Rút chân hương từng ít một đặt lên giấy sạch.

Sau khi rút xong, gia chủ có thể lấy chiếc thìa sạch xúc bớt tàn hương đầy trong bát hương và nén lại gọn gàng.

Theo các chuyên gia phong thủy, gia chủ nên tiến hành lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Nên dùng khăn mềm để lau chùi tượng đồng thờ cúng, tránh dùng những chất tẩy như cồn, hóa chất vì sẽ làm xỉn màu tượng đồng.

Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định rồi lấy khăn sạch, ẩm, pha ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ và lau nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, gia chủ cần chú ý không để bát hương hay bức tượng bị xê dịch.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, nếu có bất kỳ sự cố hay buộc phải xê dịch bát hương, tượng hay đồ thờ, sau khi làm xong phải sám hối và đặt lại đúng vị trí ban đầu.

Năm mới gần kề, ngoài việc mua sắm, tân trang lại nhà cửa để chuẩn bị đón chào một năm mới tốt đẹp hơn; việc lau dọn và bày biện lại không gian thờ cúng cũng là một trong những điều mà gia chủ cần chú ý và quan tâm đặc biệt. Ngày tiễn ông Công ông Táo về chầu cũng chính là dịp để mọi người thu xếp, lau dọn ban thờ sạch sẽ, tinh tươm, sẵn sàng cho một khởi đầu mới. Công việc lau dọn tuy không quá phức tạp nhưng luôn cần sự cẩn trọng, thành kính, trang nghiêm. Vậy cách dọn ban thờ ngày ông Công ông Táo như thế nào là đúng và dễ thực hiện nhất ? Mời gia chủ cùng tìm hiểu qua bài viết này !

Cách dọn ban thờ ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người xưa, công việc lau dọn ban thờ chỉ dành cho người đàn ông trụ cột của gia đình, nhưng ngày nay, chỉ cần có lòng thành kính thì người phụ nụ cũng có thể thực hiện công việc này.

Ban thờ được lau dọn sạch đẹp trong ngày ông Công ông Táo

Công việc lau dọn ban thờ trong ngày ông Công ông Táo không quá khó khăn, phức tạp, chỉ cần chú ý một vài điều là có thể dễ dàng thực hiện. Khi lau dọn cần thể hiện sự trang nghiêm, thành kính và cẩn trọng để tránh làm đổ vỡ các món đồ thờ cúng.

Cùng với đó, trên bàn thờ ngoài sự xuất hiện của những bộ đỉnh đồng thờ cúng, lọ hoa, hay mâm bồng,... thì bát hương cũng được xem là món đồ thờ vô cùng quan trọng, gia chủ cần hết sức lưu ý khi dọn dẹp. Trái với các món đồ khác thì việc lau dọn bát hương được xem có phần khó khăn hơn và cần hết sức cẩn trọng. Đây là nơi giáng ngự của các hương linh, thần thánh, tổ tiên…là hình thức hội tụ tâm thức, là sợi dây vô hình liên kết giữa cõi âm với cõi trần gian nên vì thế khi lau dọn gia chủ cần tránh để bát hương bị di chuyển. Vì khi bát hương bị di chuyển, sợi dây liên kết đó có thể bị đứt, khiến lòng thành của gia chủ không được chứng giám và gây ra xui xẻo, tai ương cho gia chủ.

Khi lau dọn bát hương, chỉ nên để lại 3 - 5 chân hương cũ, còn những chân hương cũ khác thì gia chủ cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ,... Khi làm sạch bát hương cần lấy tay để giữ rồi lấy khăn đã tẩm nước sạch, rượu trắng pha với gừng để lau. Và cũng cần chú ý tránh việc đổ tro bên trong, nên gia chủ cần dùng thìa để xúc. Sau khi bát hương đồng khô ráo, gia chủ cần đốt 7 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương thần phật và 3 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương tổ tiên, sau đó đổ lại tro vào.

Việc giữ lại cho và một ít chân nhang theo quan niệm người xưa là giữ lại tài lộc cho gia chủ nên vì thế gia chủ nên tránh đổ hết tro và rút hết chân nhang.

Bát hương là món đồ vật thờ đòi hỏi sự cẩn trọng nhất khi lau dọn

>> Xem thêm cách thắp hương ông công ông táo ở đâu chuẩn nhất

Thời điểm thích hợp để lau dọn bàn thờ ngày ông Công ông Táo 

Với các gia đình, thời điểm được xem là thích hợp nhất để lau dọn bàn thờ trong ngày ông Công ông Táo được bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp [tức 23/12 Âm lịch], công việc lau dọn này có thể kéo dài đến hết ngày 30 tết và hoàn tất muộn nhất là trước giao thừa. Bởi theo phong tục Việt, đầu năm mới người ta rất ngại việc quét dọn sợ rằng sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần được thực hiện trước đêm giao thừa.

Đây là thời điểm tiễn các Táo lên chầu trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt năm vừa qua, lúc mà các vị thần không còn an tọa tại bàn thờ trong nhà. Mọi người sẽ thu xếp thời gian lựa chọn ngày đẹp để lau dọn, bao sái ban thờ mà không làm kinh phạm tới những vị thần tiên hay những người đã khuất.

Ý nghĩa của việc lau dọn ban thờ trong ngày ông Công ông Táo 

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt ta, ban thờ được xem là nơi linh thiêng, thể hiện sự tôn kính tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên của mình nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là nơi để con cháu kết nối với ông bà tổ tiên cầu mong phù hộ độ trì bảo vệ con cháu khỏi những điều xui xẻo, khó khăn trong cuộc sống.

Việc lau dọn ban thờ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Được xem là công việc cần thiết và quan trọng với mỗi gia đình, việc lau dọn bàn thờ trong ngày ông Công ông Táo không chỉ là cách để bạn tạo một không gian linh thiêng, tốt lành đón chào năm mới và việc giữ gìn sạch đẹp cho ban thờ còn thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với tổ tiên.

Qua những thông tin hữu ích trên, Đồ đồng Dung Quang Hà chúng tôi hi vọng sẽ phần nào giúp được mọi gia chủ, mọi gia đình có thể dễ dàng hơn trong cách dọn ban thờ ngày ông Công ông Táo.

Có thể gia chủ cũng quan tâm: 

>> Trọn bộ đồ thờ cúng chuẩn đẹp nhất hiện nay

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

      • Số 9 B1 đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

      • Số 661 - 663 đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    • Hotline/Zalo: 0967.23.7777        Telephone: 02466.747.666

    • Website: //dongmynghe.com.vn

    • Email:

Tags:

  • ngày ông công ông táo
  • cách dọn ban thờ ngày ông công ông táo

Video liên quan

Chủ Đề