Cách đo thể tích của một vật

Thể tích là gì? Người ta sử dụng đơn vị nào để đo thể tích? Công thức tính thể tích như nào? Tất cả những câu trả lời đó sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu nhé!

Thể tích là gì?

Thể tích là gì? Đây là thắc mắc của nhiều học sinh hiện nay. Có thể hiểu một cách đơn giản, thể tích của một vật là lượng không gian mà một vật đó chiếm. Đặc biệt, bạn cần phân biệt giữa thể tích và dung tích. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể, dung tích là khả năng chứa đựng tối đa của một vật nào đó. Chẳng hạn như dung tích của một chiếc cốc là khả năng chứa nước tối đa của chiếc cốc đó. Thể tích của một vật được ký hiệu là V. Bạn cần lưu ý viết V [in hoa] để phân biệt với v [thường] là ký hiệu của vận tốc.

Đơn vị đo thể tích

Đơn vị thể tích được biết tới phổ biến đo là mét khối, ký hiệu \[m^{3}\] và lít có ký hiệu l.

Ngoài \[m^{3}\], người ta có thể dùng các đơn vị nhỏ hơn như \[cm^{3}\] hay \[dm^{3}\]. Tương tự vậy, bên cạnh lít, người ta có thể dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mililít, ký hiệu ml hoặc sử dụng đơn vị lớn hơn là megalít, ký hiệu ML. Các bạn cần để ý kỹ để phân biệt sự khác biệt về ký hiệu giữa hai đại lượng này tránh nhầm lẫn.  

Bảng đơn vị đo thể tích lít

Mối liên hệ giữa các đơn vị đo như sau?

  • 1 lít = \[1 dm^{3}\]
  • 1 ml = \[1 cm^{3}\]
  • 1m3 = \[1000 dm^{3}\]= \[1000000 cm^{3}\]
  • 1 lít = 1000ml.

Dưới đây là bảng đơn vị đo thể tích lít thường được dùng với các chất lỏng như nước, xăng, dầu…

Các công thức tính thể tích

Sau khi đã tìm hiểu xong thể tích là gì, chúng ta cần nắm rõ các công thức đo thể tích để việc thực hành và áp dụng tốt hơn.

Công thức tính thể tích vật lý

Trong vật lý, công thức tính thể tích được xác định như sau;

\[V = \frac{m}{D}\] trong đó: V thể tích, m là khối lượng của vật và D là khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó.

Dựa vào công thức trên, ta cũng có thể xác định được mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa thể tích và khối lượng của vật đó.

Cách tính thể tích chất lỏng

Cách tính thể tích nước hay cách tính thể tích của chất lỏng sẽ phụ thuộc vào vật chứa số chất lỏng đó. Nếu vật chứa chất lỏng là hình trụ thì ta cần áp dụng công thức tính thể tích hình trụ để tính toán. Tương tự nếu đó là hình lập phương hay hình hộp chữ nhật.

Do đó, sẽ không có một công thức tính thể tích chất lỏng cụ thể mà cách tính thể tích nước nói riêng và tính thể tích nói chung sẽ phụ thuộc vào vật chứa.

Một số công thức tính thể tích các hình phổ biến

  • Thể tích hình hộp chữ nhật: V= abc với a là chiều dài, b là chiều rộng và c là chiều cao của hình hộp chữ nhật. Nhiều người thường nhầm hình hộp chữ nhật và cho rằng đó là cách tính thể tích hình chữ nhật. Tuy nhiên, đây là 2 hình học khác nhau và V=abc là công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
  • Thể tích hình lập phương: \[V = a^{3}\] với a là độ dài cạnh của hình lập phương.
  • Thể tích hình lăng trụ đứng: V = Sh với S là diện tích đáy, h là chiều cao
  • Thể tích hình cầu: \[V = \frac{4}{3} \Pi r^{3}\] trong đó r là bán kính.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được thể tích là gì, đơn vị đo thể tích và các công thức tính thể tích. Đây là một phần quan trọng, khi học bạn cần lưu ý và ghi nhớ, đặc biệt là cách đổi các đơn vị đo thể tích. Hãy đến với DINHNGHIA.VN để hiểu thêm thể tích là gì cũng như khám phá nhiều kiến thức hay và bổ ích hơn nữa nhé!

Xem thêm:

Please follow and like us:

Các vật dụng chứa nước phổ biến trong nhà như ấm nước, phích nước [bình thủy] các em có biết chúng chứa chính xác được bao nhiêu nước không?

Bài học đo thể tích chất lỏng sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi trên và biết được đơn vị đo thể tích là gì? và cách đo thể tích chất lỏng ra sao?

I. Đơn vị đo thể tích

Bạn đang xem: Đơn vị đo thể tích là gì? Cách đo thể tích chất lỏng – Vật lý 6 bài 3

1. Đo thể tích chất lỏng là gì?

– Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị.

2. Đơn vị đo thể tích là gì?

– Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối [m3] và lít [l]

– Ngoài ra còn dùng các đơn vị: cm3, ml, cc, dm3,…

 1m3 = 1000dm3 = 1 000 000cm3

 1m3 = 1000lít = 1 000 000ml = 1 000 000cc.

 1 lít = 1 dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc.

II. Cách đo thể tích chất lỏng

1. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng

+ Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Dùng bình chia độ, ca đong, can,…

+ Trên mỗi bình chia độ đều có:

– Giới hạn đo [GHĐ] của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

– Độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia [có thể có hoặc không ĐCNN].

* Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l.

2. Cách đo thể tích

– Các bước đo thể tích:

B1. Ước lượng thể tích cần đo.

B2. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

B3. Đặt bình chia độ thẳng đứng.

B4. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình.

B5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

III. Câu hỏi vận dụng.

* Câu C6 trang 13 SGK Vật Lý 6: Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chính xác?

* Lời giải:

– Cách đặt bình chia độ cho phép đo thể tích chính xác là cách b] vì bình đặt thẳng đứng.

* Câu C7 trang 13 SGK Vật Lý 6: Xem hình 3.4, hãy cho biết cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo?

* Lời giải:

– Cách đặt mắt nào cho phép đọc đúng thể tích cần đo là cách b] vì mắt ngang với vạch chia độ.

* Câu C8 trang 13 SGK Vật Lý 6: Hãy đọc thể tích đo theo các vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ở hình 3.5. Rút ra kết luận.

* Lời giải:

Từ vị trí mũi tên chỉ bên ngoài bình chia độ ta thấy mũi tên chỉ:

– Hình a: 70 cm3.

– Hình b: 50 cm3.

– Hình c: 40 cm3.

* Câu C9 trang 13 SGK Vật Lý 6: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:

a] Ước lượng [1]… cần đo

b] Chọn bình chia độ có [2]… và có [3]… thích hợp.

c] Đặt bình chia độ [4]….

d] Đặt mắt nhìn [5]… với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e] Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia [6]… với mực chất lỏng.

– ngang;     – gần nhất;     – thẳng đứng;    – thể tích;     – GHĐ;    – ĐCNN;

* Lời giải:

a] Ước lượng thể tích cần đo

b] Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.

c] Đặt bình chia độ thẳng đứng.

d] Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e] Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Như vậy, các em đã nắm được đơn gì đo thể tích là gì? và cách đo thể tích của chất lỏng? phải không nào. Nếu vẫn còn những thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới nội dung này để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ nhé, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề