Cách quản lý vốn trong Bitcoin

Trong giao dịch Forex hay bất kỳ thị trường tài chính nào khác có yếu tố rủi ro cao như BO và Trade Coin thì việc quản lý vốn là yếu tố sống còn của trader. Bởi chỉ có những phương pháp quản lý vốn hiệu quả mới giúp trader tiếp tục tồn tại cùng thị trường và kiếm lợi nhuận bền vững được. Tuy nhiên không phải ai cũng thấm nhuần được ý nghĩa của việc quản lý vốn là gì, hay lập ra những công thức quản lý vốn riêng cho bản thân. Do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật những gì liên quan đến quản lý vốn trong Forex, và dĩ nhiên là nó hoàn toàn phù hợp khi áp dụng sang các thị trường tài chính khác bạn nhé!

Quản lý vốn là gì?

Quản lý vốn đề cập đến việc giữ cho tài khoản của bạn không bị thiệt hại, hoặc thiệt hại là thấp nhất, cũng như giữ được mức lợi nhuận khi giao dịch.

Mục tiêu đầu tiên trong quản lý vốn là đảm bảo cho sự tồn tại trong thị trường. Trong những thị trường có độ rủi ro cao như Forex, BO hay Coin, bạn cần tránh các rủi ro khiến bạn bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Mục tiêu thứ hai là kiếm thêm thu nhập và cuối cùng mới là gia tăng mức lợi nhuận lên.

Người thất bại thường thì đặt toàn bộ vốn vào một giao dịch. Họ tiếp tục giao dịch vẫn cùng khối lượng hoặc hơn mức đó. Hầu hết người thua lỗ cố gắng thoát khỏi hố sâu mà họ đã đào. Quản lý tài chính tốt giúp bạn tránh khỏi cái hố đó ngay từ lúc ban đầu.

Nguyên tắc quản lý vốn

Nhìn chung các nguyên tắc quản lý vốn khá dễ thực hiện nếu bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu bạn là một trader non tay thì cần phải lưu ý những điều sau đây:

Đừng quá hung hăng

Hung hăng là một trong những sai lầm lớn nhất mà các trader mới mắc phải. Chúng bao gồm việc giao dịch đòn bẩy cao, vào lệnh ngẫu hứng, đặt quá nhiều rủi ro về vốn… Giả sử chỉ cần một cú đảo chiều nhỏ của thị trường là tài khoản của bạn có thể bị quét sạch. Trong trường hợp này, hãy điều chỉnh kích thước vị thế của bạn và đừng đặt quá nhiều rủi ro trên tài sản.

Hãy thực tế hơn

Hầu hết các trader đều nghĩ rằng họ sẽ được một khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn. Nhưng sự thật luôn là ngược lại. Do đó hãy đặt ra các mục tiêu thực tế và duy trì cách tiếp cận ôn hòa để có được lợi nhuận ổn định.

Xác định điểm chốt lời trước khi mở lệnh

Hãy xác định điểm chốt lời mà bạn đang nhắm tới, cũng như mức thua lỗ mà bạn có thể chịu đựng. Làm như vậy sẽ giúp bạn duy trì kỷ luật dưới sức nóng của việc giao dịch. Nó cũng sẽ giúp bạn chú ý hơn về tỷ lệ Risk và Reward.

Luôn đặt Stop Loss

Quản lý vốn sẽ giúp bạn sống còn với thị trường và việc đặt Stop Loss thế. Bởi trong giao dịch luôn có khả năng thua lỗ, do đó bạn phải đặt lệnh dừng lỗ không vượt quá 3% vốn giao dịch của mình, tính trên tổng toàn bộ khối lượng lệnh đang mở.

Đừng bao giờ báo thù thị trường

Tại một số thời điểm, bạn có thể thua lỗ và việc tìm cách lấy lại vốn là điều tự nhiên. Nhưng nó gọi là sự báo thù và thường dẫn đến tai họa. Làm như vậy sẽ khiến rủi ro của bạn tăng gấp nhiều lần, tại thời điểm khoản dành cho mạo hiểm của bạn vốn đã bị căng thẳng.

Do đó đừng bao giờ tìm cách báo thù thị trường mà hãy xem xét giảm kích thước lệnh của bạn, và chờ thiết lập giao dịch có xác suất thắng cao.

Sẵn sàng cho tình huống xấu nhất

Điều quan trọng là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra. Bởi chúng ta không biết được tương lai. Hãy suy nghĩ và viết ra tất cả các hành động bạn cần thực hiện để bảo vệ chính mình, trong trường hợp kịch bản xấu xảy ra.

Xác định nguồn vốn mạo hiểm

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không mang nhiều hơn 15% số tiền từ khoản tiết kiệm của mình vào thị trường. Thứ hai, bạn chỉ nên mạo hiểm không quá 3% vốn giao dịch của bạn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Cẩn thận với đòn bẩy

Đòn bẩy cung cấp cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận kiếm được từ vốn rủi ro có sẵn, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro thua lỗ cao. Đây chỉ là một công cụ hữu ích nếu bạn biết tác động của việc vào lệnh có đòn bẩy và phơi mình trên thị trường.

Theo nguyên tắc, đừng bao giờ sử dụng đòn bẩy nhiều hơn 7 lần cho bất kỳ giao dịch nào của bạn. Bạn càng ít sử dụng thì càng giữ được vị thế tốt hơn.

Chấp nhận sai lầm

Nguyên tắc vàng của giao dịch là tối đa hóa lợi nhuận và dừng lỗ ngắn. Do đó, việc thoát lệnh nhanh chóng là điều tối cần thiết khi bạn thấy một giao dịch trở nên xấu đi.

Có kế hoạch giao dịch

Bạn phải có một kế hoạch hay chiến lược giao dịch và phải tuân thủ nó trong mọi tình huống. Kế hoạch của bạn phải bao gồm các điểm ra vào lệnh, định cỡ vị thế, chiến lược quản lý vốn… Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình và cũng sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng quá tải. Trải qua thực hành liên tục, điều này sẽ mang lại kỷ luật trong phong cách giao dịch hàng ngày của bạn.

Đừng quá tham lam

Tham lam là tốt nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Nhưng đừng quá tham lam. Lòng tham có thể khiến bạn đưa ra quyết định giao dịch mù quáng. Hãy luôn cố gắng giao dịch một cách có kỷ luật và tuân theo các chiến lược quản lý vốn.

Những phương pháp quản lý vốn phổ biến

Trong thực tế, mỗi trader đều có một phương pháp quản lý vốn khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nó chỉ là biến thể của các phương pháp dưới đây.

Bình quân giá lên

Bình quân giá được hiểu như là một chiến lược nạp thêm lệnh khi đang thắng. Cụ thể, khi lệnh đầu tiên của bạn đã có lợi nhuận thì bạn sẽ vào thêm lệnh vào để nhanh chóng gia tăng số dư của tài khoản hơn.

Ưu điểm:

  • Mức thua lỗ sẽ khá ít bởi vì lệnh đầu tiên mà bạn vào là không lớn. Chỉ khi lệnh đầu tiên có lời chúng ta mới tăng khối lượng.
  • Đặc biệt với các hệ thống giao dịch Trend Following như Turtle Concept. Bình quân giá lên sẽ làm khuếch đại tài khoản. Trend càng dài, lợi nhuận càng cao.

Hạn chế:

  • Bạn khó có thể tìm ra một mức giá hợp lý cho những lệnh tiếp theo. Ngoài ra, một khi giá đảo chiều, lợi nhuận sẽ biến thành thua lỗ khá nhanh.

Nếu bạn muốn giao dịch theo phương pháp này thì lệnh đầu tiên bạn nên đặt khối lượng giao dịch lớn, trong khi các lệnh sau sẽ giảm dần khối lượng lại. Như thế, phần lời của lệnh đầu tiên đủ bù cho phần lỗ của tất cả các lệnh tiếp theo một khi giá đảo chiều lại mà chưa phạm vào lệnh đầu.

Bình quân giá xuống

Phương pháp bình quân giá xuống đang gây rất nhiều tranh cãi cho các trader. Ví dụ khi bạn đã vào lệnh mua nhưng giá lại xuống, bạn nghĩ nó sẽ phục hồi ở mức giá nào đó và bạn tiếp tục thêm ở mức thấp hơn. Khi giá lại tiếp tục xuống thì bạn lại mua thêm ở mức thấp hơn nữa. Sau cùng khi giá tăng thì bạn thắng rất đậm.

Ưu điểm:

  • Bạn có thể ăn đậm khi giá đi theo đúng những gì bạn kỳ vọng.
  • Ngay cả khi không về đúng điểm hoà vốn ban đầu thì những lệnh về sau sẽ cứu được những lệnh trước đó của bạn.
    Hạn chế

Hạn chế:

  • Phương pháp này thường xuyên bị lạm dụng, bởi vì tâm lý của trader khi bị thua lỗ, họ thường có ý định gỡ gạc và kỳ vọng thị trường tăng giá trở lại.

Chiến lược bình quân giá xuống không phải là không tốt nhưng nó không dành cho trader mới hoặc những trader thiếu kỷ luật và bị chi phối bởi những tâm lý tiêu cực.

Martingale

Martingale cũng nhận được nhiều nhận định trái chiều như phương pháp bình quân giá xuống. Về cơ bản, sau khi thua lỗ, trader sẽ gấp đôi khối lượng giao dịch lên để vừa bù lại phần lỗ trước vừa lấy phần lời còn lại. Nếu lệnh thứ 2 cũng lỗ, sẽ có lệnh thứ 3 với khối lượng gấp đôi lệnh thứ 2, và cứ như thế cho đến khi có 1 lệnh lời sẽ lấy lại tất cả những gì đã mất.

Hãy tưởng tượng bắt đầu với rủi ro 1% cho mỗi giao dịch, một trader thua lỗ sau 8 lần sẽ như thế này:

Ưu điểm:

  • Tất cả các lệnh lỗ sẽ được giải quyết hết chỉ bằng 1 lệnh lời.

Hạn chế:

  • Liệu tài khoản của bạn có đủ tiền để vào liên tiếp lệnh hay không? Và chỉ cần một lệnh có khối lượng quá lớn bị stoploss cũng đủ để quét bay số dư trong tài khoản.
  • Nếu trader có sở thích báo thù thị trường và liên tục nhồi lệnh này thì có lẽ sẽ có một kịch bản tồi tệ hơn sẽ xảy ra.

Anti – Martingale

Trong chiến lược Anti-Martingale, khi trader thắng liên tục, họ sẽ gấp đôi khối lượng cho lượt trade tiếp theo, nhưng nếu thua thì họ không được nhồi lệnh gấp đôi. Tư duy đằng sau chiến lược này là khi chiến thắng, trader lại có phần tiền lời để dành bù lỗ cho lệnh trade tiếp theo.

Ví dụ: Một trader có R:R=1:2 và có lợi nhuận $200 khi tuân thủ 1% rủi ro cho tài khoản $10000. Trong lệnh giao dịch tiếp theo, trader đặt rủi ro là $200 [1.96% của $10200]. Giả sử trader tiếp tục thắng và lời được $400, lúc này tài khoản có $10600 và trader lấy $600 [$400 + $200] lời đó đem trade tiếp, lúc này rủi ro là 5.7%.

Rõ ràng, rủi ro của trader đã tăng lên từ 1% lên 5.7% sau 3 lệnh trade. Nếu chiến thắng, trader sẽ được 11800$, còn nếu thua sẽ không mất gì cả.

Ưu điểm:

Trader có thể ăn dày nếu gặp 1 chuỗi lời liên tục.

Hạn chế:

  • Chỉ một lần thua lỗ là quét sạch mọi thành quả trước đó. Để cải thiện hạn chế này, trader chỉ nên gấp rưỡi hoặc 1.2; 1.3 chứ không nên gấp đôi. Ít ra chúng ta vẫn còn thấy được lợi nhuận sau một con “thiên nga đen” chẳng hạn.

Tỷ lệ cố định

Phương pháp tỷ lệ cố định chủ yếu là dựa vào yếu tố lợi nhuận.

Khi xác định được mức lợi nhuận của mình, trader mới biết được nên vào lệnh bao nhiêu.

Ví dụ, một trader có thể bắt đầu giao dịch và chọn Delta là $2000. Mỗi khi tài khoản tăng thêm $2000, trader sẽ tăng khối lượng giao dịch thêm 1 lot chẳng hạn. Đó là phương pháp quản lý vốn dựa trên lợi nhuận.

Ưu điểm:

  • Chỉ khi trader thực hiện có lợi nhuận, anh ta mới chịu tăng khối lượng giao dịch.
  • Bằng cách chọn một số Delta cố định. Trader có thể kiểm soát được mức tăng trưởng tài khoản của mình. Một giá trị Delta cao hơn thì tốc độ tăng khối lượng sẽ chậm hơn và ngược lại.

Hạn chế:

  • Giá trị Delta mang tính chủ quan. Tùy thuộc nhiều vào tính cách mỗi cá nhân chứ không có cơ sở lý luận hợp lý.

Tiêu chuẩn Kelly

Mục tiêu của Kelly là tối ưu hoá lợi nhuận và tái đầu tư lợi nhuận. Tiêu chuẩn Kelly đề cập đến việc xác định tỷ lệ Risk-Reward trong quản lý vốn. Các tỷ lệ phổ biến R:R= 1:1, R:R =1:2, R:R =1:3…

Công thức Kelly như sau:

Khối lượng vào lệnh = Winrate – [ 1 – Winrate / RR]

Ví dụ: Nếu tỷ lệ thắng của bạn là 55% với tỷ lệ Reward : Risk là 1.5

Khối lượng vào lệnh = 55% – [ 1 – 55% / 1.5%] = 25%

Bạn có thể thấy, khối lượng vào lệnh của Tiêu chuẩn Kelly rất cao, cao hơn nhiều so với mức rủi ro có thể cho phép. Vậy, để tiếp cận với Kelly một cách an toàn hơn, chúng ta chia tỷ lệ đó cho 10. Ví dụ ở trên thay vì chúng ta rủi ro 25% tài khoản thì bây giờ chúng ta chỉ rủi ro 2.5% tài khoản mà thôi.

Ưu điểm:

  • Tối ưu hóa khối lượng giao dịch, không quá thấp, cũng không quá cao. Tất cả đều dựa vào tỷ lệ Win/Lost và tỷ lệ R:R của hệ thống giao dịch của bạn. Do đó, nó là một phần không thể tách rời trong hệ thống giao dịch của bạn.
  • Cung cấp cho chúng ta một cơ sở toán học để điều chỉnh khối lượng cho hợp lý.

Hạn chế:

  • Full Kelly vẫn còn quá rủi ro, tài khoản giao dịch nhiều khi không chịu đựng nổi. Do đó, chúng ta nên giao dịch theo tiêu chuẩn Half-Kelly và không được giao dịch quá 25%.

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu việc quản lý vốn là gì, cũng như các nguyên tắc trong quản lý vốn. Cuối cùng, hãy tạo cho mình một file quản lý vốn trong Forex để theo dõi quản lý rủi ro. Một thời gian sau, khi nhìn lại và tiến hành phân tích, bạn sẽ rút ra được nhiều bài học hữu ích.



CẢNH BÁO: Đầu tư vào các sản phẩm tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà có thể không phù hợp với một số nhà đầu tư. Do đó hãy cân nhắc kỹ lưỡng và làm chủ bản thân trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cấu thành từ những nội dung tham khảo tại CryptoViet.com.

Video liên quan

Chủ Đề