Cách chữa nóng trong cho mẹ sau sinh

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Chính vì vậy chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa! Vậy trẻ sơ sinh bị nóng trong mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị nóng trong mẹ nên ăn gì?

Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn nhiều chất béo, chất bột đường. Đồng thời mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hoa quả, rau xanh rất tốt cho mẹ, giúp tạo ra dòng sữa mát cho con.

Một số thực phẩm có tính mát tốt cho mẹ đó là: cam, chanh, rau má, rau dền, rau ngót, giá đỗ, quả sung, chuối tiêu, nước dừa, tôm cá, thịt nạc,… Không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất chúng còn giàu chất xơ tốt cho sữa mẹ.

Ngoài ra, nước cũng góp phần giúp sữa mẹ mát đáng kể. Mẹ hãy bổ sung thêm nhiều nước, giúp tạo ra nguồn sữa mát lành cho trẻ sơ sinh. 

Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa!

Việc trẻ sơ sinh bị nóng trong không chỉ do chế độ ăn uống của mẹ mà còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống của con. Chính vì vậy mẹ cần lưu ý thêm các điểm sau:

– Trẻ sơ sinh bú hoàn toàn sữa mẹ

Mẹ nên xem lại lượng bú của trẻ có đủ không, nên cho bé bú mẹ nhiều để cung cấp đầy đủ nước cho bé. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngoài sữa thì không cần uống thêm nước, nhưng nếu bé bị thiếu nước nghiêm trọng dẫn đến nóng trong người thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nhé! Bác sỹ sẽ tham vấn cho mẹ có nên bổ sung thêm nước cho bé hay không, lượng bao nhiêu là đủ.

– Trẻ sơ sinh dùng thêm sữa bột/sữa công thức

Trong trường hợp mẹ dùng thêm sữa ngoài cho trẻ sơ sinh thì mẹ hãy xem lại cách pha chế đã đúng theo hướng dẫn trên lon sữa chưa. Bởi cách pha sữa không đúng chuẩn sẽ làm trẻ khó tiêu hóa, dẫn đến nóng trong. Vậy nên mẹ phải xem xét lại cách pha sữa của bé về nhiệt độ nước, trình tự pha sữa, tỉ lệ pha sữa như đã đúng chưa. Việc mẹ pha sữa bằng nước quá nóng hay sữa không được ướt đều, vón cục, pha sữa quá đặc đều gây rối loạn tiêu hóa, gây nóng cho bé, bú sữa nhiều mà không tăng cân.

Mẹ đã thực hiện đúng cách pha sữa của bé?

Nếu đã pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất mà trẻ vẫn bị nóng trong thì là do mẹ chọn sữa không hợp với con. Hay đúng hơn là loại sữa mẹ đang cho con bú là loại sữa gây nóng trong, không phải sữa mát.

Lời khuyên cho mẹ là nên đổi sữa đang dùng sang các loại sữa mát khác. Sữa mát là loại sữa có bổ sung chất xơ hoà tan FOS, GOS, INULIN, và chứa những dưỡng chất gần giống với sữa mẹ nhất như: colostrum, 2’FL HMO, tỷ lệ đạm whey/casein hợp lý. Một số loại sữa mát được nhiều bác sỹ khuyên dùng hiện nay đó là: sữa Monilait Newborn, Dexolac Newborn,…. mẹ tìm hiểu thêm nhé! Các loại sữa bột cho trẻ này được sản xuất với nguyên liệu thiên nhiên 100%, bổ sung cả chất xơ hòa tan Fos, sữa non colostrum và 2’FL HMO. Chính vì vậy khi cho trẻ sơ sinh bú không có hiện tượng nóng trong, táo bón như các loại sữa khác.

Sữa mát là loại sữa có bổ sung chất xơ hoà tan FOS, GOS, INULIN

-Trẻ sơ sinh đã ăn dặm

Trẻ trên 6 tháng tuổi thì ba mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ, để giúp phòng tránh tình trạng thiếu nước khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong người. Thêm nữa, với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm thì khả năng bị nóng trong càng cao do chế độ ăn dặm có thể chưa hợp lý mà hệ tiêu hóa của con còn yếu chưa phát triển toàn diện. Mẹ cần đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn dặm của bé sao cho:

+ Bé không ăn quá nhiều chất bột đường, chất đạm và chất béo. 

+ Bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các loại thực phẩm giải nhiệt, làm mát cho bé như: rau má, bột sắn dây, rau ngót, rau mồng tơi, nước cam, chanh,… Đây là những loại thực phẩm tự nhiên có tính mát, thanh nhiệt phù hợp sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi đang ăn dặm và đã biết ăn nhiều loại thực phẩm ngoài sữa.

Mẹ cần đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn dặm của bé

– Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người

Ngoài chế độ ăn uống, khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người có thể dẫn đến bị nhiệt miệng, nổi mẩn ngứa,… Vậy nên mẹ cần lưu ý:

+ Khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, loét miệng gây biếng ăn và biếng bú. Lúc này, mẹ nên cho trẻ uống sữa hơi mát một chút và ăn những thức ăn có vị nhạt để tình trạng đau miệng của trẻ giảm xuống. Nếu tình hình loét ở miệng khá nặng và trẻ không ăn uống được hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.

+ Khi trẻ nổi mẩn ngứa hoặc mụn nhọt, mẹ vẫn tắm rửa vệ sinh cho trẻ mỗi ngày để giúp làm mát và vệ sinh sạch cơ thể trẻ. 

+ Khi trẻ sơ sinh bị nóng đầu, ngứa ngáy khó chịu thì mẹ không nên ủ con quá ấm. Mẹ có thể cho mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh kích ứng đến da của trẻ. 

Mẹ nên tắm rửa vệ sinh cho trẻ mỗi ngày để giúp làm mát và vệ sinh sạch cơ thể trẻ

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng trong người 

Vậy là mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị nóng trong mẹ nên ăn gì rồi đúng không nào? Vậy mẹ đã nắm được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng trong người như thế nào chưa? Tham khảo ngay các biểu hiện dưới đây mẹ nhé:

+ Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn, mẩn đỏ, rôm sảy, mụn nóng ở trẻ sơ sinh.

+ Trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, trằn trọc và đổ mồ hôi trộm.

+ Da môi và da cơ thể trẻ sơ sinh bị khô.

+ Trẻ sơ sinh có vết loét, bị nhiệt.

+ Hơi thở trẻ sơ sinh nóng, hôi.

+ Môi trẻ sơ sinh khô, đỏ và căng mọng.

+ Trẻ sơ sinh  có thể sốt, choáng váng khiến bé quấy khóc.

+ Nước tiểu trẻ sơ sinh vàng, ít đi tiểu.

+ Trẻ sơ sinh bị táo bón kéo dài, chán bú, chậm tăng cân.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nóng trong người

Khi trẻ sơ sinh bị nóng trong người kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ hay ốm sốt, chậm tăng cân, còi cọc,… là những điều mẹ không mong muốn đến với con khi bị nóng trong đúng không nào?

Với những cách xử lý trên đây chắc hẳn phần nào mẹ đã biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng trong rồi! Có thể là do chế độ ăn uống của mẹ, của con, do cơ địa, cách pha sữa,… Hy vọng qua những thông tin mà mẹ và bé shop Dairymart vừa chia sẻ, các mẹ có thể giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bị nóng trong mẹ nên ăn gì đồng thời yên tâm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn!

>> Xem thêm:

– Chuyên gia bật mí những món ăn sáng cho bé đi học TĂNG CÂN nhanh!

– Mùa hè nóng bức khiến bé BIẾNG ĂN quá phải làm sao? [Kinh nghiệm]

– Trẻ bị NÓNG TRONG người nên ăn gì uống gì cho MÁT và TĂNG CÂN?

Với các bà mẹ sau sinh, bị tắc tia sữa tuy là tình trạng khá phổ biến nhưng được xem là cơn ác mộng của chị em. Hiện tượng này là do sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực gây tình trạng đau nhức và ảnh hưởng đến việc cho con bú.

Tắc tia sữa nếu không khắc phục kịp thời còn có thể dẫn đến viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú. Vì thế, nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu nào của việc tắc tia sữa, mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi nhiều và áp dụng một số biện pháp như xoa bóp, chườm nóng để khắc phục tình trạng tắc tia sữa hữu hiệu.

Bị tắc tia sữa không phải là tạm dừng việc cho con bú mà hãy duy trì cho em bé bú đúng cách.

Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên không phải là tạm dừng việc cho con bú mà hãy duy trì cho em bé bú. Tuy nhiên, bạn cần phải có phương pháp đúng cách:

  • Tiếp tục cho bé bú ở bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú bị đau nhẹ, mẹ có thể để con bú ở ngực bị tắc tia trước. Bởi vì lúc này bé sẽ bú bằng lực mạnh và nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
  • Xoa bóp bầu ngực: Với các vùng ngực bị đau hãy xoa bóp thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Mẹ nên làm liên tục từ 10-20 lần và tăng cường nặn sữa ra.
  • Chườm nóng: Hãy dùng khăn xô để đắp lên vùng ngực bị đau tức giúp sữa chảy đều đặn hơn.
  • Có thể dùng máy hút sữa: Trong trường hợp mẹ mới bị tắc tia sữa hoặc tắc ngay gần đầu vú có thể sử dụng máy hút sữa.
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Giữ tinh thần tỉnh táo và sức khỏe ổn định sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa trong thời gian ngắn hơn.

Nếu đã áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà không hiệu quả, trong trường hợp tình trạng tia sữa bị tắc nặng gây đau nhức thường xuyên, hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.

Bổ sung lượng nước đầy đủ vào cơ thể là biện pháp cần thiết nhất cho mẹ bầu ngay khi có dấu hiệu tắc tia sữa.

Thực tế, chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của các nang và ống dẫn sữa, cũng tác động đến việc tăng hoặc giảm lượng sữa tiết ra. Vì thế, mẹ cần lưu ý để các thực phẩm nạp vào người.

  • Nước: Bổ sung lượng nước đầy đủ vào cơ thể là biện pháp cần thiết nhất cho mẹ bầu khi tắc tia sữa. Mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên chia nhỏ và uống từng ngụm. Đặc biệt, khi tắc tia sữa, cơ thể mẹ sốt cao thì việc bù nước là vô cùng cần thiết.
  • Hoa quả: Các loại hoa quả có thể dùng hàng ngày như cam, quýt, bưởi, nho,… mẹ nên ăn nhiều loại hoa quả khi có vấn đề về tắc tia sữa. Mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước. Những loại hoa quả này sẽ giúp làm đẹp da, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bù lượng nước, lượng đường cần thiết cho cơ thể.
  • Rau xanh: Các loại rau xanh, củ quả vô cùng cần thiết cho chế độ ăn hàng ngày của của mẹ để bổ sung chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Với những mẹ tắc tia sữa nặng có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh dễ bị nóng trong người hoặc táo bón, thì việc bổ sung rau xanh là vô cùng cần thiết.
  • Các món từ lá đinh lăng: Theo kinh nghiệm dân gian đinh lăng được coi như một trong những loại lá có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh tắc tia sữa. Các mẹ có thể chế biến các món ăn bổ dưỡng như thịt nạc, sườn non cùng với lá đinh lăng thành món ăn hàng ngày.
  • Cháo bí đỏ: Bí đỏ là thành phần khá tốt cho các mẹ cho con bú. Trong bí đỏ có các loại khoáng chất như vitamin, canxi, chất xơ,… ngoài ra bí đỏ còn hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm sưng và việc tắc sữa. Cháo bí đỏ sẽ là món ăn tuyệt vời dành cho mẹ, đặc biệt nếu mẹ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.

Mẹ bầu nên hạn chế đồ cay nóng trong thời gian cho con bú.

  • Măng khô, măng tươi, măng chua: Trong măng có chứa rất nhiều cyanide có thể gây ngộ độc cao đối với các bà mẹ cho con bú. Nếu thường xuyên sử dụng các món chế biến từ măng có thể gây ra nguy cơ thiếu máu và đầy bụng. Vì thế, phụ nữ có thai và cho con bú được khuyến cáo không nên ăn măng.
  • Đường mạch nha: Các bà mẹ có con nhỏ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, trong đó có đường mạch nha. Sử dụng sản phẩm này sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra hoặc ảnh thưởng đến việc mất sữa sau này của mẹ.
  • Các đồ cay, nóng, tỏi ớt, các chất kích thích: Đây là các loại thực phẩm đầu bảng trong thành phần tuyệt nhiên không nên dùng trong suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ của các bà mẹ. Hầu hết các loại đồ ăn này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các hormone trong cơ thể, từ đó tác động đến nguồn sữa của mẹ. Đặc biệt với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… mẹ tuyệt nhiên nên tránh xa vì có thể những chất nguy hiểm này sẽ thâm nhập vào đường sữa và đi vào cơ thể bé. Các bà mẹ đang tắc tia sữa nên lưu ý tránh các sản phẩm trên, cụ thể đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Tắc tia sữa không phải tình trạng hiếm gặp của các bà mẹ và có thể cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên nếu mẹ gặp phải tình trạng xuất hiện mủ, căng tức kèm sốt thì nên đến cơ sở y tế uy tín để điều trị trước khi gặp biến chứng nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề