Cách chuyển đổi công thức Vật lý 11

🔭 GIA SƯ LÝ

Các đơn vị đo lường cơ bản.– Kí hiệu, tên gọi, đơn vị đại lượng vật lý.

– Công thức bổ trợ toán – lý.

Chương I: Điện tích – Điện trường

1. Vật nhiểm điện_ vật mang điện, điện tích_ là vật có khả năng hút được các vật nhẹ.Có 3 hiện tượng nhiễm điện là nhiễm điện do cọ xát, nhiễm điện do do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng.2. Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét được gọi là điện tích điểm.3. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái [ngược] dấu thì hút nhau.

4. Định luật Cu_Lông [Coulomb]: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đạt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

5.Lực tương tác của các điện tích trong điện môi [môi trường đồng tính]Điện môi là môi trường cách điện.

Các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng, lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong một điện môi đồng chất, chiếm đầy không gian xung quanh điện tích, giãm đi  lần khi chúng được đặt trong chân không:

[1]  

ε : hằng số điện môi của môi trường. [chân không thì ε = 1]

6. Thuyết electron [e] dựa vào sự cư trú và di chuyển của các e để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. Trong việc vận dụng thuyết e để giải thích các hiện tượng nhiễm điện [do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng], ta thừa nhận chỉ có e có thể di chuyển từ vật này sang vật kia hoặc từ điểm này đến điểm kia trên vật.7.chất dẫn điện là chất có nhiều điện tích tự do,chất cách điện[điện môi]8. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

– Quy tắc tổng hợp lực: Quy tắc hình bình hành

ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH.PP ChungKhi khảo sát điều kiện cân bằng của một điện tích ta thường gặp hai trường hợp:

. Trƣờng hợp chỉ có lực điện:

– Mật độ năng lượng điện trường:

[2]  

1. Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau. Tụ điện dùng để tích điện và phóng điện trong mạch điện. Tụ điện thường dùng là tụ điện phằng.Kí hiệu của tụ điện:2. Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện thì tụ điện sẽ bị tích điện. Độ lớn điện tích hai bản tụ bao giờ cũng bằng nhau nhưng trái dấu. Người ta gọi điện tích của tụ điện là điện tích của bản dương.

3. Đại lượng đặc trưng của tụ điện là điện dung của tụ. Điện dung C của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được đo bằng thương số của điện tích Q của tụ với hiệu điện thế U giữa hai bản của nó.

– Nếu trong bài toán có nhiều tụ được mắc hổn hợp, ta cần tìm ra được cách mắc tụ điện của mạch đó rồi mới tính toán.– Khi tụ điện bị đánh thủng, nó trở thành vật dẫn.– Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn và vẫn giữ tụ điện đó cô lập thì điện tích Q của tụ đó vẫn không thay đổi.ø Đối với bài toán ghép tụ điện cần lưu ý hai trường hợp:+ Nếu ban đầu các tụ chưa tích điện, khi ghép nối tiếp thì các tụ điện có cùng điện tích và khi ghép song song các tụ điện có cùng một hiệu điện thế.+ Nếu ban đầu tụ điện [một hoặc một số tụ điện trong bộ] đã được tích điện cần áp dụng định luật bảo toàn điện tích [Tổng đại số các điện tích của hai bản nối với nhau bằng dây dẫn được bảo

toàn, nghĩa là tổng điện tích của hai bản đó trước khi nối với nhau bằng tổng điện tích của chúng sau khi nối]. 

CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
ø Khi hạt mang điện được thả tự do không vận tốc đầu trong một điện trường đều thì dưới tác dụng của lực điện , hạt mang điện chuyển động theo một đường thẳng song song với đưởng sức điện.Nếu điện tích dương [q >0] thì hạt mang điện [q] sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.Nếu điện tích âm [q

Chủ Đề