Cách tính giờ nghiên cứu khoa học

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Chế độ làm việc của giảng viên được quy định tại Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với giảng viên đại học, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học là 2 nhiệm vụ chính mà mỗi giảng viên đại học trong năm đều phải thực hiện, các nhiệm vụ đó gắn kết, cùng hỗ trợ giảng viên trong giảng dạy và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định: “Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định”.

Như vậy, ngoài thời gian thực hiện nhiệm vụ giảng dạy là 270 giờ chuẩn [Điểm b, Khoản 1, Điều 5] chiếm xấp xỉ 1/2 tổng quỹ thời gian làm việc và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chiếm ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc [Khoản 1, Điều 7], số thời gian làm việc còn lại để thực hiện các nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường.

Do hao phí sức lao động để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy khác với hao phí sức lao động để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học [hao phí sức lao động để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được thể hiện trong các công việc trước, trong, sau giờ giảng và được quy đổi thành giờ chuẩn; nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thể hiện bằng sản phẩm khoa học như: Chương trình, đề tài khoa học công nghệ, công bố các bài báo, báo cáo khoa học,… nên không được quy đổi thành giờ chuẩn].

Vì vậy, Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT không hướng dẫn quy đổi giờ nghiên cứu khoa học ra giờ chuẩn giảng dạy và ngược lại, nhằm khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo.

Do đặc thù của từng trường nên việc quy đổi là do các trường quyết định và được thống nhất trong quy chế hoạt động của nhà trường nhưng phải bảo đảm mỗi giảng viên trong năm học đều phải thực hiệ đồng thời cả nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định.

Đề nghị bà Phạm Thị Vân Nhâm trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng nhà trường để được hiểu rõ hơn.

TT Hoạt động Số giờ quy đổi
1 Trình bày semina 20
2 Tổ chức Hội thảo  
2.1 Hội thảo Học viện 60
2.2 Hội thảo quốc gia 80
2.3 Hội thảo quốc tế 100
3 Tham gia hội thảo  
3.1 Hội thảo cấp Học viện 10
3.2 Hội thảo cấp quốc gia 15
3.3 Hội thảo cấp quốc tế 20
4 Bài tham luận hội thảo được đăng trong kỷ yếu  
4.1 Báo cáo khoa học đăng trên các kỷ yếu khoa học tại Hội nghị quốc tế và trình bày [có phản biện]. 100
4.2 Báo cáo khoa học đăng trên các kỷ yếu khoa học tại Hội nghị quốc gia và trình bày [có phản biện]. 50
4.3 Báo cáo khoa học đăng trên các kỷ yếu khoa học Học viên 25
5 Bài tổng quan  
5.1 Bài tổng quan đăng trên thông tin Khoa, Học viện 30
5.2 Bài tổng quan đăng trên tạp chí tính tương đương với bài báo cùng cấp 50
6 Hướng dẫn kỹ thuật 5
7 + Quy trình, tiến bộ kỹ thuật;  Tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Góp ý văn bản quy phạm pháp luật [dự thảo luật, nghị định...];
50
8 Đề xuất nghiên cứu  
8.1 Đề xuất cấp cơ sở 10
8.2 Đề xuất cấp Bộ và tương đương 30
8.3 Đề xuất cấp Quốc gia và Quốc tế 40
9 Thuyết minh được phê duyệt  
9.1 Nhà nước 250
9.2 Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp 150
9.3 Hợp tác quốc tế 150
9.4 Cấp Học viện Trọng điểm 70
9.5 Cấp Học viện 50
10 Tổ chức hội đồng tư vấn khoa học/tư vấn định hướng nghiên cứu 50
11 Mời chuyên gia Semina 30
12 -  Đề tài NCKH cấp Học viện;  300
Dự án thuộc Chương trình Ươm tạo công nghệ của Học viện
13 -  ĐT cấp Học viện trọng điểm; 350
-Đề tài/dự án có yếu tố nước ngoài  [có KP dưới 15.000$]
- ĐT/ Dự án nhánh cấp quốc gia ;
14 -  Đề tài NCCB Quỹ Nafosted  400
-  ĐT NCKH theo dự án HTQT  [KP từ 30.000$ trở lên]
15 - Đề tài/ Dự án NCKH cấp Bộ;  600
-  ĐT cấp tỉnh và tương đương; 
- Đề tài hợp tác Nghị định thư
16 - Đề tài/ Dự án thuộc chương trình KH&CN cấp Quốc gia; 900
- Đề tài/ dự án độc lập cấp Quốc gia;  
17 Hướng dẫn 1 nhóm SVNCKH 50
18 Hợp đồng KH&CN [tính theo số tiền đóng góp cho Học viện, tính theo phiếu thu của Ban Tài chính - Kế toán] 5 tiết/1 tr.đồng
19 Bài báo tiếng Việt 100
20 Bài báo tiếng Anh đăng trên tạp chí của Học viện 120
21 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế khác 120
BBKH đăng trên tạp chí quốc tế có trong danh mục ISI, Scopus 150
22 Sách xuất bản nước ngoài có ISBN [giờ/chương], 1 chương  tương đương 1 bài báo 120
Giáo trình được xuất bản [giờ/tiết] 10
Bài giảng được xuất bản [giờ/tiết] 5
Sách chuyên khảo [giờ/chương] 60
Sách tham khảo, sách hướng dẫn [giờ/đầu sách] 100
23 Bằng độc quyền sáng chế, giống cây trồng được công nhận chính thức, Giải pháp hữu ích, Qui trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật được công nhận.  300

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay960
  • Tháng hiện tại38,086
  • Tổng lượt truy cập2,877,112

Quy định về giờ giảng của giảng viên đại học

Điều 3 Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc và giờ giảng của giảng viên đại học như sau:

Về thời gian làm việc

Thời gian làm việc của giảng viên trong năm học là 44 tuần [tương đương 1.760 giờ hành chính] để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác, được xác định theo năm học sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định [theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 20]

Giờ chuẩn giảng dạy và thời gian giảng dạy

Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng một công việc nhất định thuộc nhiệm vụ của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết trình độ đại học trực tiếp trên lớp [hoặc giảng dạy trực tuyến], bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

Khoản 3 Điều 3 Thông tư 20 quy định, thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trình độ đại học trực tiếp trên lớp [hoặc giảng dạy trực tuyến] 50 phút được tính bằng 01 giờ chuẩn giảng dạy.

Ngoài ra, đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trình độ đại học trực tiếp trên lớp [hoặc giảng dạy trực tuyến] trên 50 phút, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học sẽ quy đổi giờ chuẩn giảng dạy cho phù hợp.

Về định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm

Khoản 4 Điều 3 quy định:

Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy [tương đương từ 600 đến 1.050 giờ hành chính].

Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp [hoặc giảng dạy trực tuyến] phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị; đặc thù của môn học, ngành học và điều kiện cụ thể của đơn vị để quyết định định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học cho phù hợp.

Các trường hợp được miễn, giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy

Khoản 5 Điều 3 quy định một số trường hợp đặc biệt không cần thực hiện đủ định mức giờ chuẩn giảng dạy, gồm có:

Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy, đồng thời được miễn giảm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học để dành thời gian tham gia dự giờ, trợ giảng và tham gia thực tập, thực tế.

Giảng viên trong thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, nghỉ theo các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành được miễn giảm định mức giờ chuẩn giảng dạy theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ.


Quy định về giờ giảng của giảng viên đại học [Ảnh minh họa]

Việc nghiên cứu khoa học của giảng viên được quy định tại Điều 5 Thông tư 20 như sau:

Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học [tương đương 586 giờ hành chính] để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Trong đó:

- Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên.

- Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm.

- Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên và quy định cụ thể về số giờ nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, đối với giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.

Đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên này.

Trên đây là các quy định về giờ giảng của giảng viên đại học. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chuẩn trình độ đào tạo của giảng viên đại học công lập.

Video liên quan

Chủ Đề