Cách cầm máu răng tại nhà

Nếu bạn bị chảy máu khi bạn đánh răng vào buổi sáng hoặc chảy máu nướu răng, có thể bạn sẽ lờ đi hoặc nghĩ rằng điều này là bình thường. Nhưng chảy máu chân răng là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng tiềm ẩn.

Chảy máu nướu răng có thể do chải răng quá mạnh, chấn thương, mang thai và thường gặp nhất là bệnh viêm nướu làm chảy máu nướu răng. Viêm nướu có thể gây đỏ, sưng và đau và chảy máu khi chải răng… là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nha chu nếu không được điều trị. Bệnh viêm nướu do không loại bỏ mảng bám và vôi răng đủ sạch.

Xác định nguyên nhân gây chảy máu khi đánh răng là chìa khóa để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Sau khi biết nguyên nhân, bạn có thể chọn trong số 10 cách có thể giải quyết tình trạng chảy máu khi chải răng:

1/Thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt để loại bỏ chảy máu nướu răng

Chảy máu nướu răng có thể là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém.

Nướu bị viêm và chảy máu khi có mảng bám và vôi răng tích tụ dọc theo đường viền nướu. Mảng bám răng là một lớp màng dính có chứa vi khuẩn bao phủ răng và nướu của bạn. Và nếu bạn không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ, vi khuẩn có thể lây lan và gây sâu răng hoặc bệnh nướu răng.

Hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.

Vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ cũng có thể gây ra bệnh nướu răng và chảy máu khi đánh răng.

2/Súc miệng bằng nước diệt khuẩn

Bạn có thể sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch răng. Thành phần peroxide có thể loại bỏ mảng bám, tăng cường sức khỏe của nướu và cầm máu. Nếu nướu của bạn bị chảy máu khi đánh răng hoặc chảy máu nướu, hãy súc miệng bằng hydrogen peroxide sau khi đánh răng.

Súc miệng bằng hydrogen peroxide được nghiên cứu hiệu quả c trong việc giảm viêm nướu và làm trắng răng.

3/Hạn chế thuốc lá

Ngoài việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc có liên quan đến bệnh nướu răng. Hút thuốc là nguyên nhân gây ra bệnh nướu răng và chảy máu nướu.

Hút thuốc có thể làm giảm sức mạnh của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể bạn yếu đi khi chống lại vi khuẩn mảng bám. Điều này có thể dẫn đến bệnh nướu răng.

Bỏ thuốc lá có thể giúp nướu của bạn lành lại và cầm máu.

4/Giảm mức độ căng thẳng

Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu và mức độ căng thẳng stress của cơ thể. Stresss có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.

Stress còn khiến một số người bỏ bê sức khỏe răng miệng của họ, điều này có thể góp phần tích tụ mảng bám gây ra chảy máu nướu răng.

5/Tăng lượng vitamin C trong khẩu phần ăn

Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng gây chảy máu nướu răng và đánh răng bị chảy máu.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

-Cam

-Khoai lang

-Ớt đỏ

-Cà rốt…

6/Tăng lượng vitamin K.

Uống bổ sung vitamin K cũng có thể làm giảm chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì nó giúp đông máu, ngăn chặn việc chảy máu khi đánh răng. Sự thiếu hụt có thể gây dễ chảy máu hơn

Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

-Rau bina

-Collard xanh

-Cải xoăn

-Mù tạt xanh

7/ Chườm túi lạnh

Chảy máu nướu không phải lúc nào cũng do bệnh nướu răng. Nướu của bạn cũng có thể bị chảy máu do chấn thương hoặc chấn thương mô nướu.

Nếu chảy máu nướu do chấn thương bạn có thể sử dung một miếng gạc lạnh áp vào đường viền nướu có thể làm giảm sưng tấy và hạn chế máu chảy để cầm máu. Chườm một túi đá hoặc một miếng vải lạnh lên nướu nhiều lần mỗi ngày, 10 phút chườm và 10 phút nghỉ.

8/ Giảm lượng đường [carbonhydrate] trong chế độ ăn

Giảm lượng carbohydrate có thể cải thiện sức khỏe nướu và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Carbohydrate và thực phẩm có đường tạo điều kiện cho mảng bám răng và vi khuẩn phát triển. Càng nhiều mảng bám tích tụ trên nướu, bạn càng dễ bị chảy máu nướu.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể làm giảm sự tích tụ này, cắt giảm lượng đường giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.

 

9/Uống trà xanh:

Uống trà xanh hàng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu nướu răng. Trà xanh chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng.

Trà xanh cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe nha chu. Một người uống càng nhiều trà xanh, sức khỏe nha chu của họ càng tốt.

10/Súc miệng bằng nước muối:

Do vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm trong miệng gây ra các bệnh về nướu, nên thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm cũng có thể làm giảm vi khuẩn và cầm máu nướu.

Đây là cách đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả cao được áp dụng từ rất lâu

Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối cũng giúp miệng sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Khám, tư vấn và điều trị chảy màu nướu tại Nha Khoa uy tín:

Đi khám nha sĩ nếu tình trạng chảy máu nướu không cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày.

Bạn có thể cần làm sạch răng sâu để loại bỏ mảng bám, cạo vôi răng và và điều trị bệnh nha chu nếu mắc phải.

Bảng Giá Cạo Vôi Răng Và Điều Trị Viêm Nướu, Chảy Máu Nướu Răng:

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ GIÁ [VNĐ]
BẢNG GIÁ CẠO VÔI RĂNG THEO CẤP ĐỘ
- Cao Răng Ít 2 hàm  150,000 
- Cao Răng Nhiều 2 hàm   200,000
 Điều trị viêm nướu, hôi miệng, chảy máu răng...:

-Cạo vôi 2 lần

-Bơm rửa nướu

-Kê toa thuốc

Video Cạo Vôi Răng Tại Phòng Khám Nha Khoa 3T:

Mọi thắc mắc về giá cạo vôi răng, thông tin về dịch vụ cạo vôi răng giá rẻ, xin liên hệ qua:

 NHA KHOA 3T - địa chỉ cạo vôi răng uy tín tại TP.HCM

[Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng]

Hotline tư vấn và đặt lịch: 0913121713

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Cửu Đàm P.Tân Sơn Nhì Q.Tân Phú

Thời gian làm việc : thứ 2- thứ 7 , 8-20h, CN nghỉ

10 Cách Loại Bỏ Chảy Máu Nướu Chân Răng & Đánh Răng Bị Chảy Máu

[Giảm 10% trên hóa đơn]

NHA KHOA 3T

Tận Tâm-Tiên Tiến-Tin Tưởng

Giấy Phép Hoạt Động

Số 03359/HCM-GPHĐ

Tình trạng chảy máu trong khoảng 8 giờ sau khi nhổ răng là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt là đối với răng số 8 [răng khôn]. Do răng là bộ phận gắn liền với rất nhiều mạch máu và dây thần kinh nên việc nhổ răng gây tác động đến những bộ phận nhạy cảm này và dẫn đến tình trạng chảy máu.

Hãy cùng Hello Bacsi học ngay 6 mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và đơn giản, giúp vết thương bạn nhanh lành nhất có thể nhé!

Cố định băng gạc ở đúng vị trí: Phương pháp cầm máu sau khi nhổ răng nhanh nhất

Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc ngay vị trí răng được nhổ. Điều này giúp thấm bớt phần máu từ vết thương và giúp máu đông nhanh hơn. Nếu sơ ý làm rơi, bạn cần thực hiện các bước sau để cầm máu bằng băng gạc:

  • Lấy một miếng băng gạc sạch, cuộn tròn lại hoặc gấp thành hình vuông cho vừa ổ răng – điều này giúp băng gạc cố định chắc chắn hơn
  • Làm ẩm băng gạc và đặt lên vị trí răng vừa bị nhổ
  • Cắn giữ miếng gạc trong khoảng 45-60 phút.
  • Đảm bảo gạc luôn được đặt ở vị trí ổ răng và đủ lớn để có thể tạo áp lực trực tiếp lên vị trí nhổ răng.

Một mẹo khác bạn có thể áp dụng để cầm máu sau khi nhổ răng là sử dụng túi lọc trà thay thế cho băng gạc. Bởi một trong những thành phần chính của trà chính là axit tannic, giúp thúc đẩy quá trình hình thành cục máu đông. Cách thức thực hiện tương tự như trên:

  • Làm ẩm túi lọc trà
  • Đặt túi lọc trà ẩm lên vị trí răng vừa bị nhổ
  • Cắn giữ vào túi lọc, tránh để cho túi bị lệch sang vị trí khác trong khoảng 45-60 phút.

Tuyệt đối không tác động lên vị trí cục máu đông

Hiện tượng cục máu đông hình thành tại vị trí răng vừa bị nhổ là một quá trình quan trọng trong việc hồi phục sau khi nhổ răng. Vì thế, hãy cẩn thận và không được tác động tránh tình trạng cục máu đông bị vỡ ra, ít nhất là trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng. Để giúp cho máu đông được giữ nguyên, giúp vết thương nhanh hồi phục. Do đó, sau khi nhổ răng, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tránh súc miệng quá mạnh, khạc nhổ
  • Tránh sử dụng ống hút vì nó tạo áp lực lên vị trí cục máu đông đang hình thành
  • Tránh xì mũi và hắt hơi khi miệng mở
  • Tránh chơi nhạc cụ tiếp xúc trực tiếp với miệng [kèn, sáo…] trong vòng vài ngày sau khi nhổ răng

Nghỉ ngơi sẽ giúp cầm máu sau khi nhổ răng

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có tâm trí thoải mái, tạo điều kiện cho vết thương sau khi nhổ răng mau lành. Việc nằm lòng những nguyên tắc sau và thực hiện ít nhất 1-2 ngày sau khi nhổ răng sẽ giúp bạn cầm máu hiệu quả:

  • Tránh làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sức
  • Tuyệt đối không được cúi người hoặc khiêng đồ nặng
  • Kê gối nằm cho đầu cao hơn tim trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi sẽ giúp huyết áp ổn định và kiểm soát chảy máu.

Không hút thuốc sau khi nhổ răng

Để vết thương sau nhổ răng nhanh lành, bạn tuyệt đối không được hút thuốc. Việc hút thuốc sẽ khiến bạn gặp nhiều biến chứng hơn sau khi nhổ răng, làm cho vết thương chảy máu nhiều hơn. Do đó, nếu có thói quen hút thuốc, bạn hãy cố gắng tránh hút thuốc ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng nhé!

Ăn uống hợp lý sẽ giúp cầm máu sau khi nhổ răng

Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ việc hình thành cục máu đông giúp vết thương nhanh lành. “Bỏ túi” ngay những điều cần nhớ để xây dựng một chế độ ăn hợp lý sau khi nhổ răng:

  • Chỉ ăn thức ăn dạng lỏng hoặc mềm trong ít nhất 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng.
  • Không nhau kẹo cao su, tiêu thụ rượu bia.
  • Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi và kỹ.
  • Tránh thức ăn cứng hoặc giòn vì nó có thể làm tổn thương thêm vết thương nơi vị trí nhổ răng và gây chảy máu trầm trọng.
  • Tránh thực phẩm nóng hoặc lạnh. Chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai.

Muốn cầm máu sau khi nhổ răng? Hãy vệ sinh răng miệng đúng cách!

Cách thức vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng sẽ khác biệt so với trước. Sau khi nhổ răng khoảng 1-2 ngày đầu, đừng dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh răng miệng và giúp vết thương mau lành.

Sau 1-2 ngày đầu, hãy sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không đánh ở vị trí mới nhổ răng vì nó sẽ tác động đến máu đông. Cuối cùng, dùng nước muối sinh lý như nước súc miệng sau khi hoàn tất việc đánh răng. Hãy tuân thủ cách vệ sinh răng miệng này khoảng 4 – 7 ngày để vị trí nhổ răng được hồi phục hoàn toàn.

Trên đây là những cách cầm máu sau khi nhổ răng đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hãy liên hệ ngay nha sĩ nếu vết thương trở nặng, không ngừng chảy máu và có mùi hôi nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề