Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Sắt là một thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, một protein vận chuyển ô-xy trong máu và myoglobin, lưu trữ ô-xy trong cơ. Chính vì vậy, nếu cơ thể bé thiếu chất này sẽ gây thiếu máu khiến con bạn luôn có cảm giác mệt mỏi suy nhược.

Sắt cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của bé. Vì thế, thiếu máu có thể gây nên các vấn đề lâu dài về phát triển nhận thức. Thiếu sắt nặng cũng có thể là một tình trạng đe dọa sự sống của bé.

Bé cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Theo từng lứa tuổi mà nhu cầu về khoáng chất này của bé là khác nhau. Bạn có thể tham khảo một vài trị số sau:

Trẻ còn bú sữa mẹ: Sữa mẹ thường cung cấp đầy đủ sắt cho bé đến khi bé được 4-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn có thể cho bé ăn thêm các loại thức ăn dặm có bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh hoặc uống thêm các loại sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này. Với các bé mới sinh đến 6 tháng tuổi, bạn nên cung cấp một lượng khoảng 0.6 -1 mg/kg mỗi ngày. Trường hợp các bé bị thiếu cân, bố mẹ nên cung cấp cho con 1-2 mg/kg mỗi ngày.

Bé từ 7-12 tháng tuổi: Bé cần khoảng 11 mg sắt mỗi ngày. Ở lứa tuổi này, bạn vẫn có thể cho bé bổ sung bằng các loại thức ăn dặm có chứa sắt hoặc chọn sữa công thức có bổ sung thêm khoáng chất này.

Bé đang tập đi: Cần khoảng 7 mg chất sắt mỗi ngày. Bé từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg và bé từ 9-13 tuổi cần khoảng 8 mg mỗi ngày.

Nguồn sắt từ động vật và từ thực vật có gì khác nhau?

Sắt từ động vật có nguồn gốc chủ yếu từ heme – một cấu phần của hemoglobin, rất dễ hấp thu và có nhiều trong các sản phẩm như thịt, hải sản hay gia cầm. Đối với các loại protein không phải heme, cơ thể khó hấp thu chúng hơn và thường những protein này lại có nguồn gốc từ thực vật, từ các loại cây có lá màu xanh sẫm, các loại đậu, các loại hạt và trái cây sấy khô [lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều protein không phải heme]. Để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại protein không phải heme, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm có chứa heme hoặc các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, dâu tây, cà chua,…

Nếu gia đình bạn ăn chay, bạn cần đặc biệt lưu ý cho bé ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều sắt cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng khả năng hấp thu khoáng chất này của bé.

Thực phẩm chức năng chứa sắt dành cho trẻ

Siro Wellbaby Multi-vitamin Liquid: siro bổ sung chất sắt cho bé

Siro Wellbaby Multi-vitamin Liquid là nguồn cung cấp 14 loại vitamin và khoáng chất quan trọng để hỗ trợ thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của trẻ. Sản phẩm được làm từ công thức chuyên biệt, giúp bổ sung toàn diện cho trẻ. Với thành phần chính là các loại vitamin như: vitamin A, C và D cùng với khoáng chất: sắt, kẽm, axit folic,… rất thích hợp từ 6 tháng đến 4 năm tuổi.

Chất sắt đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Bé thiếu sắt trong một thời gian dài có thể dẫn đến thiếu máu, trí tuệ, thể chất kém phát triển. Mẹ dùng thuốc bổ sung sắt cho trẻ đúng liều lượng sẽ giúp trẻ thông minh, mau ăn chóng lớn.

Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein có chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể và giúp cơ bắp lưu trữ, sử dụng oxy. Nếu chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất sắt sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề khá phổ biến, tùy mức độ mà trẻ có thể bị thiếu máu do thiếu sắt nặng hay nhẹ. Thông thường, trong sáu tháng đầu đời, trẻ được nhận đủ sắt từ sữa mẹ. Nhưng khi trẻ lớn hơn, bắt đầu ăn dặm và ăn thực phẩm, nếu dinh dưỡng bữa ăn không đảm bảo, trẻ sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất sắt. Trẻ bị thiếu sắt nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng của trẻ như: vấn đề hành vi, trầm cảm, kỹ năng vận động kém, yếu cơ. 

Ngoài ra, sắt cũng rất quan trọng với hệ miễn dịch của bé. Vì thế, bạn nên bổ sung sắt cho bé càng sớm càng tốt. Nếu bé bị thiếu hụt chất sắt có thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thường xuyên mắc bệnh cảm cúm.

Bổ sung sắt cho trẻ từ những năm tháng đầu đời

Trẻ nhỏ từ khi sinh ra đã có sẵn một lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Tuy nhiên theo thời gian lớn dần, trẻ dễ gặp tình trạng thiếu hụt chất sắt. Dưới đây là hướng dẫn về liều lượng bổ sung sắt cho trẻ:

  • 7-12 tháng tuổi: 11 mg/ngày
  • 1-3 tuổi: 7 mg/ngày
  • 4-8 tuổi: 10 mg/ngày
  • 9-13 tuổi: 8 mg/ngày
  • 14-18 tuổi [nữ]: 15 mg/ngày
  • 14-18 tuổi [nam]: 11 mg/ngày

Trẻ bị thiếu sắt hay quấy khóc, phát triển chậm

Khi cơ thể trẻ nhận quá ít chất sắt có thể làm giảm khả năng vận động của trẻ. Tuy nhiên, hầu như các dấu hiệu thiếu sắt của trẻ không xuất hiện sớm cho đến khi bị thiếu máu do thiếu sắt.

Các triệu chứng sớm của thiếu máu thiếu sắt có thể là:

  • Da nhợt nhạt
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Tay chân lạnh, thân nhiệt thấp
  • Tăng trưởng chậm hơn các bạn khác
  • Ăn uống khó khăn
  • Thở nhanh bất thường
  • Có những hành vi bất thường như cáu gắt, khó chịu, ít nói, sợ đám đông, có xu hướng bạo lực…
  • Dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, mắc bệnh

Xem ngay:  Bí quyết giúp nguồn sữa mẹ dồi dào và đủ chất cho bé

Bổ sung sắt thông qua những thực phẩm giàu sắt

Bổ sung sắt cho bé bằng thực phẩm là giải pháp an toàn, tiết kiệm. Thực phẩm có hàm lượng chất sắt cao được chia làm 2 loại:

Thực phẩm bổ sung sắt cho bé có trong động vật:

  • Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê
  • Thịt gà tây
  • Thịt gia cầm
  • Gan
  • Pa-tê
  • Trứng

Thực phẩm bổ sung sắt cho bé có trong hải sản:

  • Tôm
  • Sò điệp
  • Nghêu
  • Cá ngừ
  • Hàu
  • Cá tuyết
  • Cá mòi
  • Cá thu

Thực phẩm bổ sung sắt cho bé có trong thực vật:

  • Các loại rau củ: cải bó xôi, đậu hà lan, khoai lang, chanh dây, bông cải xanh, cải rổ, củ cải đường.
  • Các loại ngũ cốc, bánh mì: bánh mì trắng, mỳ ống, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch, bánh mì đen, gạo lứt, gạo trắng.
  • Cá loại trái cây giàu chất sắt: dâu tây, nho khô, dưa hấu, quả sung, chà là, mận, mơ.
  • Các loại đậu giàu chất sắt: đậu hũ, đậu thận, đậu trắng, cà chua, đậu lăng, siro bắp.

Nếu bạn đang cho bé uống sữa với công thức tăng cường chất sắt, bé có khả năng nhận được lượng chất sắt khuyến nghị. Nếu bạn đang cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ của bé về việc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số thuốc bổ sung sắt, giảm tình trạng thiếu máu có thể ở dạng viên nang, thuốc bổ máu dạng nước, thuốc bổ máu dạng ống với liều lượng cụ thể hoặc chất sắt có trong bổ sung vitamin.

Dưới đây là một số khuyến nghị chung:

  • Trẻ đủ tháng: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 4 tháng tuổi. Tiếp tục cho bé ăn bổ sung cho đến khi bé ăn hai hoặc nhiều khẩu phần mỗi ngày các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường chất sắt hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú và cho bé uống sữa tăng cường chất sắt và phần lớn thức ăn của bé là từ sữa công thức, hãy ngừng cho bé ăn bổ sung.
  • Trẻ sinh non: Bắt đầu cho bé bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi. Tiếp tục cho bé ăn bổ sung cho đến tuổi 1. Nếu bạn cho con bú và cho bé uống sữa có bổ sung sắt thì hạn chế cho bé ăn thực phẩm giàu chất sắt.

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt: Khi bạn bắt đầu cho bé ăn dặm – thường ở độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tháng – hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt như: ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu xay nhuyễn. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

Đừng lạm dụng sữa: Từ 1 đến 5 tuổi, bạn không nên cho bé uống hơn [710 ml] sữa mỗi ngày.

Tăng cường hấp thu chất sắt: Vitamin C giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể giúp bé hấp thụ chất sắt bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin C – chẳng hạn như: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm vào chế độ ăn hằng ngày.

Sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bé kén ăn, khó hấp thu: Một số trường hợp bé khó ăn, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh bẩm sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn mua thuốc bổ máu cho trẻ em.

Xem ngay:  Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Có rất nhiều cách để bổ sung sắt cho trẻ

Do tồn tại ở dạng lỏng, nên loại thuốc bổ sung này giúp bé dễ hấp thu. Dạng thuốc bổ sung sắt dạng nước này thường kèm theo ống nhỏ giọt giúp hạn chế tình trạng quá liều. Bạn nên cho trẻ đánh răng sau khi dùng để trắng bị vàng răng.

Sirô vẫn là một loại thuốc dạng lỏng, có vị ngọt, mùi thơm dễ uống. Bạn nên cân nhắc loại thuốc bổ sung sắt này vì chúng thường có chứa thêm nhiều loại vitamin khác nhau. Điều này có thể khiến bé bị thừa một loại vitamin nào đó.

Dạng viên nhai cũng có vị ngọt và hương vị thơm ngon giúp trẻ thích ăn hơn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc loại này vì hàm lượng sắt không cao. Kẹo dẻo bổ sung sắt cũng là một lựa chọn khác cho bé.

Với dạng bột bổ sung sắt, bạn có thể trộn lẫn với thức ăn, sữa, sữa chua để bổ sung sắt cho bé trong trường hợp bé không thích uống thuốc.

Bổ sung sắt cho bé từ khi còn trong bụng mẹ là một cách phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt cho trẻ thông minh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sắt cho bé bằng các loại thực phẩm hằng ngày, thuốc bổ sắt cho trẻ.

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu trong thai kỳ

Phụ nữ nên ăn gì để bổ sung sắt cho cơ thể?

7 triệu chứng bệnh thiếu máu mà nữ giới không nên bỏ qua

Nguồn tham khảo:

Iron deficiency in children: Prevention tips for parents – //www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/iron-deficiency/art-20045634

5 Safe Types of Iron Supplements for Kids – //www.healthline.com/health/parenting/iron-supplements-for-kids#5-Safe-Types-of-Iron-Supplements-for-Kids

Video liên quan

Chủ Đề