Tiên phát chế nhân là cách đánh của ai

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo.

B. Nho giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Hồi giáo.

C. Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Nho giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo.

Xem đáp án » 04/07/2020 530

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 10
  • Ngữ văn lớp 10
  • Tiếng Anh lớp 10

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Thực chất là hành động tiến công trước để chế áp địch giành quyền chủ động trên chiến trường, phá vỡ thế chủ động, tiêu hao lực lượng và sức mạnh của đối phương. Trong cuộc chiến tranh tự vệ của nhà Lý chống quân xâm lược nhà Tống [1075-1077], Lý Thường Kiệt đưa ra chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc”.

Sau khi nhà Tống đã làm chủ Trung Quốc nhưng luôn luôn bị uy hiếp xâm lấn từ phía bắc bởi hai nước Liêu, Hạ, nhà Tống chủ trương thực hiện chính sách “trước Nam sau Bắc” âm mưu tiêu diệt nước ta ở phía nam trước để gây thanh thế, tạo sức mạnh đánh thắng Liêu, Hạ ở phía bắc sau. Thực hiện âm mưu này, nhà Tống gấp rút xây dựng ba châu Ung-Khâm-Liêm [thuộc tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay] thành những căn cứ quan trọng tập trung quân đội, lương thực, khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược.

Nắm được âm mưu của giặc, nhà Lý ra sức chuẩn bị về mọi mặt. Đi đôi với những biện pháp kinh tế để phát triển sản xuất nông nghiệp, triều Lý nới rộng luật lệ, giảm thuế khóa, tranh thủ nhân dân miền núi. Về quân sự: tích cực luyện binh, tập trận, tăng cường lực lượng phòng thủ biên giới cả hai mặt bắc, nam. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, hậu đãi các lão thần, mở khoa thi tuyển nhân tài...

Sang năm 1075, dân tộc ta ở tư thế sẵn sàng. Nhằm lúc nhà Tống đang gặp nhiều khó khăn lớn, trong thì nhân dân chống đối, ngoài thì Liêu, Hạ uy hiếp, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Lý Thường Kiệt chia quân làm hai mũi, trước tiên dùng 4 vạn quân [gồm phần lớn thổ binh] tiến công dọc biên giới để thu hút lực lượng địch. Mũi thứ hai gồm 6 vạn đại quân vượt biển bất ngờ đổ bộ đánh chiếm các cảng Khâm [Khâm Châu], Liêm [Hợp Phố] rồi tiến về phía thành Ung [Nam Ninh] hợp với đạo quân từ phía biên giới theo hướng Vĩnh Bình đánh sang.

Ngày 15-9 [26-10-1075], suốt dọc biên giới từ Quảng Uyên [Cao Bằng] tới Vĩnh An [Móng Cái] quân ta bất ngờ tiến công phá hủy các đồn trại, tiêu diệt nhiều binh lính, tướng lĩnh địch, làm cho triều đình Tống không kịp đối phó.

Ngày 20-10 [30-12-1075], đại quân ta bất ngờ đổ bộ lên cảng Khâm tiêu diệt toàn bộ quân địch tại đây. Chỉ 4 ngày sau, một cánh quân khác bất ngờ đổ bộ vào cảng Liêm và hạ ngay thành này. Từ châu Liêm, một bộ phận quân ta tiến lên Ung Châu nhằm chặn viện binh của địch từ phía đông kéo tới. Tiến quân với danh nghĩa chính đáng chỉ đánh quân Tống giữ nước, đưa quân tới cứu dân, nên đi đến đâu quân đội Đại Việt cũng tranh thủ được sự ủng hộ và cảm tình của nhân dân Tống.

Trên hai hướng, 10 vạn quân Đại Việt tiến sâu vào đất Tống nhằm hướng chung là thành Ung. Ngày 10 tháng Chạp [18-1-1076], đại quân ta đã vây chặt thành Ung. Trận chiến đấu ở thành Ung diễn ra hết sức ác liệt. Đến ngày 23 tháng giêng, sau 42 ngày vây hãm và tiến công quyết liệt ta hạ thành Ung, diệt và bắt sống nhiều quân địch.

Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, nhiều lực lượng địch bị tiêu diệt, nhiều thành lũy lớn nhỏ bị san bằng, lương thực, khí giới bị hủy hoặc bị tước đoạt, sự chuẩn bị xâm lược của giặc bị phá vỡ nghiêm trọng. Lý Thường Kiệt quyết định lui quân về nước. Cuộc lui quân đúng lúc của ta không những đã bảo toàn được lực lượng mà còn phá luôn được kế hoạch nham hiểm của giặc định đánh úp nước ta, góp phần quan trọng vào chiến thắng tiêu diệt gần 30 vạn quân xâm lược Tống từ tháng 10 năm 1076 đến tháng 2 năm 1077.

HOÀNG QUÝ TỚI

Vấn đề chung Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Tổng kết thực tiễn Bình luận - Phê phán

Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược [1075 - 1077], thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Tư tưởng nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh đặc sắc đó thể hiện trí sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta, cần tiếp tục được nghiên cứu, phát huy trong điều kiện mới.

Bạn đang xem: Tiên phát chế nhân là gì

Lược đồ trậnchiến tại phòng tuyếnsông Như Nguyệt [Ảnh tư liệu]

Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất [năm 981], triều đình nhà Tống, đứng đầu là Tống Thần Tông không cam chịu và từ bỏ mưu đồ, ráo riết chuẩn bị mọi mặt để thôn tính nước ta một lần nữa. Một mặt, nhà Tống thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước Liêu, Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc để ổn định tình hình trong nước. Mặt khác, huy động lực lượng từ phương Bắc với hàng vạn kỵ binh, bộ binh tinh nhuệ và quân địa phương ở các tỉnh Nam Trường Giang; đồng thời, xuất chi một lượng lớn công khố bảo đảm cho huấn luyện, xây dựng các căn cứ quân sự, hậu cần giáp biên giới để tập kết lực lượng, tích trữ lương thảo, phục vụ trực tiếp cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Thấy được mưu đồ của giặc thôn tính nước ta ngày càng lộ rõ, triều đình nhà Lý đã chủ động tăng cường phòng bị, củng cố lực lượng, nắm chắc mọi động thái của địch ở phương Bắc; mở cuộc tiến công đánh bại lực lượng quân sự, đập tan mối uy hiếp xâm phạm lãnh thổ từ phía Nam [năm 1069]. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”1. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu2. Với tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, quân Đại Việt đã giành thắng lợi lớn, đẩy giặc vào thế bị động ngay từ đầu, tạo tiền đề cho thắng lợi toàn cục của cuộc chiến tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là một điển hình về trí sáng tạo cùng sự phát triển vượt bậc về tư tưởng chỉ đạo chiến tranh với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.

1. Nắm vững và đánh giá đúng tình hình, tương quan so sánh lực lượng để đề ra kế sách tiến công táo bạo, giành thắng lợi. Ngay sau khi nhà Tống có kế hoạch xây dựng các căn cứ sát biên giới nước ta, nhà Lý đã cử lực lượng theo dõi “nhất cử, nhất động” của địch. Đặc biệt, khi Lý Thường Kiệt nhận được mật thư của Bá Tường [một nho sĩ đậu tiến sĩ không chịu làm quan cho nhà Tống] thì âm mưu xâm lược của nhà Tống càng được khẳng định. Theo đó, triều đình nhà Lý vừa tăng cường do thám nắm tình hình ở vùng biên giới và sâu trong nội địa của địch; đồng thời, bí mật chuẩn bị lực lượng và kế sách chống giặc. Nhằm đảm bảo quyền chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động và dẫn tới thất bại, Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” - tiến công địch trước. Đây là tư tưởng chiến lược rất táo bạo, nhưng đúng đắn, tạo sự bất ngờ và phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ. Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, chủ động tiến công đánh bại ý chí xâm lược của địch ngay trên đất nước chúng để bảo vệ giang sơn, xã tắc, gây bất ngờ, hoảng loạn đối với địch là nét độc đáo trong lịch sử dân tộc. Điều đáng nói là, tư tưởng ấy được nhà Lý thực hiện rất đúng thời cơ nên đã tạo được sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt địch. Mặc dù Lý Thường Kiệt biết được ý đồ của giặc từ lâu và tư tưởng “tiên phát chế nhân” cũng sớm được hình thành, nhưng Ông chưa tiến quân vội, bởi nếu tiến công sớm, lực lượng ta chưa đủ sức để giành thắng lợi nhanh gọn, lực lượng địch tuyển mộ ở các căn cứ còn ít, lương thảo của chúng tích trữ chưa nhiều thì hiệu suất và tác động của cuộc tiến công sẽ không cao. Còn nếu tiến công muộn, khi đó lực lượng địch đã mạnh lên, thành trì thêm vững chắc thì khó có thể giành thắng lợi. Ở đây, Lý Thường kiệt đã tổ chức tiến công vào thời điểm lực lượng ta tương đối mạnh, trong khi đó, lực lượng địch tập trung ở Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn nhưng chất lượng chiến đấu chưa cao vì mới tuyển mộ; việc rút lực lượng tinh nhuệ của địch ở phía Bắc chưa hoàn thành nên đã giành thắng lợi nhanh gọn và có tác động mạnh mẽ làm nhụt ý chí xâm lược của địch.

Xem thêm: Mô Tả Công Việc Nhân Viên Tư Vấn Website Là Gì ? Nhân Viên Tư Vấn Là Gì

2. Tạo lập tư tưởng, quyết tâm cho binh sĩ và sự ủng hộ của dân chúng nước địch đối với cuộc tiến công chiến lược. Phải nói rằng, đánh thắng địch trên đất nước mình đã khó, giành thắng lợi ngay trên đất địch lại càng khó hơn. Song dưới sự chỉ đạo, chỉ huy tài tình của Bộ thống soái triều Lý, điều khó khăn tưởng như không thực hiện được ấy đã được quân, dân Đại Việt thực hiện thành công. Mặc dù phải cơ động tiến công các mục tiêu ở xa trên đất Tống, địa hình mới lạ, hiểm trở; việc bảo đảm cơ động và lương thảo rất khó khăn, nhưng Lý Thường Kiệt đã kịp thời cử người truyền hịch cho tướng sĩ, trong đó nói rõ tính chính nghĩa của cuộc tiến công. Đó là, tiêu diệt quân Tống chính là nhằm bảo vệ non sông, bờ cõi Đại Việt. Qua đó, nhà Lý đã xây dựng tư tưởng, củng cố quyết tâm cho binh sĩ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đánh bại quân thù. Thực tiễn cho thấy, với quyết tâm cao, quân Đại Việt đã lần lượt hạ các thành Khâm Châu, Liêm Châu nhanh chóng. Đặc biệt, khi tiến công thành Ung Châu - nơi kiên cố nhất của địch - quân ta đã kiên trì chiến đấu ròng rã hơn 40 ngày đêm liên tục, thậm chí đã bỏ nhiều công sức, xương máu đắp những núi đất cao để vượt thành giết giặc. Sau trận này, nhiều tù binh giặc đã thú nhận rằng, chính lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm tiến công mãnh liệt của quân ta đã khiến quân Tống nhanh chóng tan rã, Tô Giám [viên tướng chỉ huy trấn thủ thành Ung Châu] phải tự vẫn. Cùng với đó, việc tạo dựng và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân nước Tống cũng là nét nghệ thuật đặc sắc trong thực hiện tư tưởng “tiên phát chế nhân” của quân Đại Việt. Theo đó, trên đường tiến quân, do nắm chắc tình hình và hiểu được tâm lý bất mãn của người dân nước Tống với các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên với các nước Liêu, Hạ, cùng với chế độ đàn áp, bóc lột hà khắc của vua quan triều Tống, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết và phân phát rộng rãi Lộ bố văn để tố cáo tội ác của vua quan nhà Tống, âm mưu gây chiến tranh, nô dịch Đại Việt và nói rõ mục đích cuộc tiến quân của ta sang đất Tống là đánh bọn thống trị tàn ác; là hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Đây thực sự là một kế sách đúng đắn, sáng tạo, sự nhạy bén, sắc sảo của Bộ thống soái triều Lý khi sử dụng hiệu quả biện pháp tác động trực tiếp vào tư tưởng, tinh thần của người dân nước Tống. Nhờ vậy, khi quân đội triều Lý đi tới đâu trên đất Tống, không những không bị người dân địa phương chống lại, mà còn được hoan nghênh, ủng hộ.

Cuộc tập kích chiến lược sang đất Tống thể hiện tư tưởng “tiên phát chế nhân” không chỉ là dấu ấn của chiến công vang dội trong trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn trở thành nét nghệ thuật độc đáo trong chiến tranh giữ nước của dân tộc ta. Tư tưởng quân sự truyền thống - “tiên phát chế nhân” - còn nguyên giá trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Đại tá, TS. NGUYỄN THÀNH HỮU______________

1 - Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân - Nxb CTQG, H. 2003, tr.18.

2 - Quân ta đã tiêu diệt gần 10 vạn quân Nam Tống, thu và phá huỷ hàng chục vạn tấn lương thảo, chiến cụ, khí giới... của địch.

Video liên quan

Chủ Đề