Hướng dẫn sử dụng e learning

Giảng viên có thể xem nội dung hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning từ file đính kèm

Skip Navigation

1 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING

[//elearning.due.edu.vn]

2 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

I. GII THIỆU VELEARNING

1. E-learning là gì?

Hiện nay, trên thế giới cho có rt nhiu quan điểm định nghĩa về E-learning. Trong phần

hướng dẫn này, chúng tôi xin trích ra mt số định nghĩa đặc trưng nhất:

E-learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập [William Horton].

E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin

và truyền thông [Compare Infobase Inc].

E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải và quản lý sử dụng nhiều

công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau được thực hiện mức độ cục bộ

hay toàn cục [MASIE Center].

Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kỹ

thuật khác nhau như Internet, TV, băng video, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào

tạo dựa trên máy tính [CBT] [Sun Microsystems, Inc].

Việc truyền tải các hoạt động, quá trình và sự kiện đào tạo học tập thông qua các phương

tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM, băng video, DVD, TV, các thiết bị các

nhân, …[E-learningsite].

Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất quá trình học thông qua các phương tiện

điện tử, quá trình học thông qua mạng Internet và các công nghệ Web. Nhìn từ góc độ kỹ thuật, có thể

định nghĩa E-learning” hình thức đào tạo có sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, quá trình học thông

qua web, qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Nội dung được phân phối đến các lớp học thông

qua mạng Internet, intranet/extranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình, CD-ROM, và

các phương tiện điện tử khác.

Hình 1.1: Hệ thống đào tạo và học tập trực tuyến

3 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Trong hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải đến người đọc

thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.

Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện thông qua các phương tiện truyền

thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ, một file hướng dẫn người học sử dụng Moodle được tạo

lập bằng phần mềm adobe, bài giảng CBT viết bằng công cụ Toolbook, Flash, …

Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện

điện tử. Ví dụ, tài liệu được gởi cho học viên thông qua email, học viên học trên trang web, học

qua đĩa CD-ROM đa phương tiện, …

Quản lý: Quá trình học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ các phương tiện truyền

thông điện tử. dụ như việc đăng học được thực hiện qua mạnghay bằng tin nhắn SMS;

việc theo dõi tiến độ học tập, thi, kiểm tra đánh giá đều được thực hiện qua mạng Internet hay

các phương tiện điện tử…

Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học cũng được thông qua phương tiện truyền thông

điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua email, chatting, diễn đàn trên mạng, …

Với sự phát triển của Viễn thông Công nghệ Thông tin, E-learning được hiểu một cách trực

quan hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ web.

2. Lợi ích từ E-Learning

E-learning được xem là phương thc đào tạo cho tương lai. Về bản chất, thể coi E-learning

cũng một nh thc đào tạo từ xa và nó nhng điểm khác biệt so vi đào tạo truyền thống.

Nhng đặc điểm nổi bật ca E-learningso với đào tạo truyn thống là:

Đào tạo mọi lúc mọi nơi: truyền đạt kiến thức theo yêu cầu. Học viên có thể truy cập các khóa

học từ bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24

giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào và bất cứ ai cũng có thể trở thành học

viên.

Tính linh động: học viên có thể lựa chọn cách học và khoá học sao cho phù hợp với mình.

thể học khoá học có sự hướng dẫn của giáo viên trực tuyến hoặc học các khoá học tự tương tác

[Interactive self –pace course] và có sự trợ giúp của thư viện trực tuyến.

Tiết kiệm chi phí: học viên không cần tốn nhiều thời gian và chi phí cho việc đi lại. Bất cứ lúc

nào muốn học đều thể học được không mất thời gian phải lên lớp cả ngày chi cần

ngồi ở nhà hay trên xe bus cũng được. Học viên chỉ tốn chi phí cho việc đăng khoá học và

cho Internet.

Tối ưu: bạn có thể tự đánh giá khả năng của mình hoặc một nhóm để lập ra hình đào tạo

sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Đánh giá: e-Learning cho phép các học viên tham gia các khoá học thể theo dõi quá trình

và kết quả học tập của mình. Ngoài ra qua những bài kiểm tra giáo viên quản lý cũng dễ dàng

đánh giá mức độ tiến triển trong quá trình học của các học viên trong khoá học.

Sự đa dạng: hàng trăm khóa học chuyên sâu về kỹ năng thương mại, công nghệ thông tin... sẵn

sàng phục vụ cho việc học.

II. THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING

1. Mô hình chức năng

Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường

E-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Học viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa

[ADL - Advanced Distributed Learning] đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ

4 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

[SCORM Sharable Content Object Reference Model] tả tổng quát chức năng của một hệ thống

E-learning.

Hệ thống quản nội dung học tập [LCMS–Learning Content Managerment System]:

một môi trường đa người dùng cho phép giảng viên và cơ sở đào tạo kết hợp để tạo ra, lưu trữ,

sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ một kho dữ liệu trung tâm. Để

cung cấp khả năng tương thích giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế sao cho phù hợp với các

tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền thông nội dung.

Hệ thống quản lý học tập [LMS – Learning Managerment System]: khác với LCMS chỉ tập

trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như là một hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý

quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra, … được tích hợp

vào LMS.

LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng thông tin đăng nhập của người sử dụng

với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ

LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS LCMS tính mở tính tương tác. Mô

hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa

LMS và LCMS cũng như với các hệ thống khác.

Hình 1.2: Mô hình chức năng của E-learning

2. nh hệ thống

Một cách tng thể, một hệ thống e-learning bao gm 3 phần chính [Hình 1.3]:

Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối [người dùng], thiết bị tại các

cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...

Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS [Marcomedia, Aurthorware, Toolbook,...]

Nội dung đào tạo [hạ tầng thông tin]: Phần quan trọng của e-learning nội dung các khoá

học, các chương trình đào tạovà các phần mềm dạy học.

nhóm 3 hệ tiêu chuẩn đặc trưng cho các công nghệ E-learning là ISO/IEC JTC1 SC36, IEEE

LTSC, CEN/ISSS. Ngày nay, tiêu chuẩn E-learning được biết đến nhiều nhất tiêu chun SCORM

được đưa ra bởi ADL. hình SCORM mt tập hợp các tiêu chuẩn thích ng với nhiều nguồn

khác nhau để cung cấp một hệ thống toàn diện về các khả năng học E-learning, cho phép tiếp cn,

5 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

tái sử dụng lượng kiến thc học trên web.

Hình 1.3: Mô hình hệ thống của E-learning

3. Hoạt động của hệ thống E-Learning

Một hệ thống đào to hiệu quả, chất lượng cao phải đượcy dng da trên các yếu tố: nhu

cầu của học viên và kết quả dự kiến của khóa học. Dựa vào nhng yếu tố này, thể đưa ra một

hình cấu trúc điển hình E-learning cho các trường đại học, cao đẳng như sau:

Hình 1.4: Mô hình hệ thống E-learning

6 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Giảng viên [A]: Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học cho phòng xây dựng nội dung [C]

dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo [D]. Giảng viên cũng tham gia

tương tác với học viên [B] qua hệ thống quản lý học tập LMS [2].

Học viên [B]: Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên qua hệ

thống quản lý học tập LMS [2] và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập [3].

Phòng quản lý đào tạo [D]: Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS [2], tập hợp các nhu cầu,

nguyện vọng, kiến nghị của học viên để cải thiện nội dung, chương trình giảng dạy, tổ chức lớp

học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.

Cổng thông tin người dùng [user’s portal]: Giao diện chính cho học viên [B], giảng viên [A]

cũng như các bộ phận [C], [D] truy cập vào hệ thống đào tạo, hỗ trợ truy cập qua Internet từ

máy tính cá nhân hay thậm chí từ các thiết bị di động thế hệ mới.

Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS [1]: cho phép giảng viên [A] và phòng xây dựng

chương trình [C] cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảng điện tử. LCMS kết nối với các ngân

hàng kiến thức [I] và ngân hàng bài giảng điện tử [II].

Hệ thống quản lý học tập LMS [2]: là giao diện chính cho học viên học tập cũng như phòng

quản lý đào tạo quản lý việc học của học viên.

Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên [3]: như thư viện điện tử, phòng thực hành ảo, …tất

cả đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS.

Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử [4]: như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, các

phần mềm chuyên dụng trong xử đa phương tiện, …để hỗ trợ y dựng, thiết kế bài giảng

điện tử. Đây là những công cụ hỗ trợ chính cho phòng xây dựng chương trình [C].

Ngân hàng kiến thức [I]: sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức bản, thể tái sử

dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng xây dựng chương trình [C] sẽ thông qua

hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật và quản lý ngân hàng dữ liệu này.

Ngân hàng bài giảng điện tử [II]: cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử. Học viên sẽ

truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.

7 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

II. HỆ THỐNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN BẰNG MOODLE

1. Giới thiệu về Moodle

a. Moodle là gì?

Moodle là một hệ thống quản lý học tập [Learning Management

System - LMS hoặc người ta còn gọi Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning

Environment] nguồn mở [do đó miễn phí thể chỉnh sửa được nguồn], cho phép tạo các

khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến. Moodle [viết tắt của Modular Object-

Oriented Dynamic Learning Environment] được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp

tục điều hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại

WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ thống LMS mã nguồn

mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút

được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới ngay cả những công ty bán LMS/LCMS

thương mại lớn nhất như BlackCT [BlackBoard + WebCT] cũng có các chiến lược riêng để cạnh tranh

với Moodle.

Moodle một nền tảng cho học trực tuyến nguồn mở. Moodle một số lượng rất lớn

người sử dụng với 87.085 website đã đăng ký tại 239 quốc gia với 73.753.209 người sử dụng hơn

1.300.207 giáo viên [số liệu thống đến tháng 11 năm 2013]. Moodle nổi bật thiết kế hướng tới

giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực

quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể

tự cài đặt và nâng cấp Moodle. Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao

diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.

Moodle một gói phần mềm để tạo các trang chủ các khóa học trên nền mạng toàn cầu.

Moodle được cung cấp một cách miễn phí như phần mềm nguồn mở, trên sở giấy phép của

GNU Public License. Moodle được viết bằng PHP và sử dụng các kiểu cơ sở dữ liệu SQL. Nó thể

chạy trên hệ điều hành Windows hay Mac, các hệ điều hành kiểu như Linux. Tài liệu hỗ trợ của

Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. Moodle phù hợp với nhiều

cấp học hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công

ty.

Moodle phát triển dựa trên PHP [Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo,

Flickr, Baidu, Digg, CNET] có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến cáctrường đại học lớn trên 50 000

sinh viên [ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc đại học mở Anh - Open University

of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, đại học mở Canada, Athabasca

University].

Như đã giới thiệu, Moodle là một công cụ dựa trên web, chúng ta có thể truy cập thông qua một

trình duyệt web. Điều đó nghĩa để sử dụng Moodle, chúng ta cần một máy tính với một trình

duyệt web được cài đặt và kết nối Internet. Chúng ta cũng cần địa chỉ trang web [gọi là URL -

Uniform Resource Locator] của một máy chủ đang chạy Moodle. Nếu tổ chức của bạn hỗ trợ Moodle,

sẽ có một máy chủ được cài đặt và chạy Moodle. Bạn có thể lấy địa chỉ trang web từ người quản trị hệ

thống.

b. Các tính năng của Moodle

Tạo lập và quản lý các khóa học;

Đưa nội dung học tới người học

Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý khóa học: Các đánh giá, trao

đổi thảo luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline, các bài học, các bài kiểm cuối khoá,

các bài tập lớn…

Quản lý người học.

8 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Quản lý tài nguyên từng khóa học: Bao gồm các file, website, văn bản.

Tổ chức hội thảo: Các học viên có thể tham gia đánh giá các bài tập lớn của nhau.

Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian.

Báo cáo tiến trình của người học: báo cáo về điểm, về tính hiệu quả của việc sử dụng phần

mềm.

Trợ giúp tạo lập nội dung khóa học.

c. Lợi ích của Moodle

Đây là hệ thống mã nguồn mở, nên ta hoàn toàn có thể can thiệp vào hệ thống để hiệu chỉnh, bổ

sung sao cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Cộng đồng người sử dụng lớn, nên có thể

trợ giúp chúng ta khi vận hành hoặc phát triển. Moodle thể tương tích với nhiều công cụ tạo bài

giảng: Reload Editor, Lectora, thể trao đổi với các hệ thống LMS khác như: webCT,

blackboard…Moodle tập trung vào các khả năng dễ quản trị, dễ cấu hình, tập trung vào kế hoạch giảng

dạy và các kiểu bài tập hết sức phong phú, tuy nhiên nó không hổ trợ các chuẩn xây dựng bài giảng vì

nó là LMS.

2. Giao diện hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến E-learning

a. Đăng nhập vào hệ thống E-learning

Yêu cầu hệ thống

o Máy vi tính có kết nối mạng

o Trình duyệt Internet [Internet Explorer, Mozila FireFox, Google Chrome,…]

Đăng nhập vào hệ thống

Để đăng nhập vào hệ thống elearning, cần thực hiện theo các bước như sau:

o Truy cập vào hệ thống: Quý thầy và sinh viên mtrình duyệt Internet truy cập

vào địa chỉ: //elearning.due.edu.vn. Quý thầy giáo và sinh viên sẽ thấy giao

diện của trang web hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến như sau:

Hinh 2.1. Hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập trực tuyến của Trường Đại học Kinh tế

o Đăng nhập: góc trên bên phải trang Moodle, quý thầy cô hoặc sinh viên sẽ thy một

liên kết Đăng nhập. Chọn liên kết này s xuất hiện màn hình đăng nhập, như trong hình

9 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

trên. Quý thầy sinh viên sử dụng hệ thống tài khoản trùng với tài khoản của hệ

thống truy cập vào trang web trường [sử dụng chung cho tất cả nội dung] thông qua

username và mật khẩu mà quý thầy cô giáo và sinh viên đã đăng ký. Đối với giảng viên

thì username số thẻ của giảng viên mật khẩu riêng cho từng giảng viên. Đối với

sinh viên thì các tài khoản của sinh viên đã được khởi tạo và cấp cho mỗi sinh viên khi

bắt đầu vào trường. Ví dụ như sinh viên có tài khoản 2130789 và mật khẩu truy cập

xxxxxx, thì học viên đó sẽ sử dụng tên truy cập là 2130789 và mật khẩu là xxxxxx để

đăng nhập vào hệ thống E-learning.

o Giao diện sau khi đăng nhập: y vào vai trò của người sử dụng mà khi đăng nhập,

quý thầy cô hoặc sinh viên sẽ thấy được vai trò của mình. Quý thầy cô sẽ có vai trò

giảng viên và sinh viên sẽ nhận vai trò là học viên. Sau khi đăng nhập vào hệ thống học

tập trực tuyến thì tên của quý thầy cô giáo hoặc sinh viên sẽ xuất hiện như hình 2.2.

Hình 2.2: Giao diện đăng nhập

o Không đăng nhập được: Khi quý thầy cô hoặc sinh viên không đăng nhập được thì sẽ

xuất hiện như hình 2.3. Nếu quý thầy cô hoặc sinh viên đã thử đúng với tài khoản

nhân mà vẫn không thể đăng nhập vào hệ thống được thì quý thầy cô hãy vui lòng liên

lạc với bộ phận phụ trách hệ thống để giải quyết.

Hình 2.3: Giao diện khi đăng nhập sai

10 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

o Cập nhật hồ nhân: Khi truy cập vào trình đơn nhân, quý thầy hoặc sinh

viên dịch chuyển đến phần chỉnh sửa hồ mục “SETTINGS” bên trái như hình

2.4

Hình 2.4: Giao diện cập nhật hồ sơ cá nhân

Quý thầy cô chọn th Sửa hồ cá nhân trong mục My profile settingscủa quý thầy

hoặc sinh viên. Trang cập nhật hồ sẽ hiện ra n hình 2.5. Các mục thông tin với dấu sao đỏ [*]

bên cạnh các trường yêu cầu bắt buộc phải điền vào. Quý thầy thể chỉnh sửa “Họ tên,

email cũng ncác thông tin cá nhân khi quý thầy cô kéo xuống trang cập nhật phần cuối trang.

Quý thầy ng thtải một hìnhnh đại diện lên trang web. Tuy nhiên để cho hệ thống vận

hành tối ưu, quý thầy n chuẩn bị nh ảnh quý thầy cô muốn sử dụng bằng cách chuyển đổi

sang định dạng JPG hoặc PNG nếu chúng không định dạng này. Quý thầy lưu ý kích thước

hình ảnh phải nhỏ hơn kích thước tối đa được phép tải n. Cuối cùng quý thầy cô kích vào nút “Cập

nhật hồ sơ” để hoàn tất [ở hình 2.6].

Hình 2.5: Cập nhật hồ sơ cá nhân

11 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2.6: Lưu nội dung cập nhật hồ sơ cá nhân

Thay đổi mật khẩu: Nhà trường đã sự thống nhất đồng bộ tài khoản giữa trang đào tạo và

trang giảng dạy và học tập trực tuyến elearning. Vì l ý do đó, hệ thống elearning không cho phép

tự thay đổi mật khẩu. Tuy nhiên đối với giảng viên, quý thầy cô có thể thay đổi mật khẩu tại trang

//daotao.due.edu.vn , hệ thống sẽ tự động đồng bộ tài khoản.

b. Tạo một khóa học

Sau khi đăng nhập vào hệ thống E-learning, quý thầy cô sẽ thấy mục “Quản trị hệ thống” nằm kế

bên dưới phần “My profile settings” [Phần này đã được giới thiệu ở mục trên]. Quản trị hệ thống là tùy

chọn dùng để tạo hoặc chỉnh sửa khóa học như ở hình dưới.

Hình 2.7: Quản trị hệ thống khóa học

12 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Để tạo môn học mới, trên giao diện chính danh mục khóa học, quý thầy vui lòng chọn Bộ

phận hoặc Khoa chuyên môn của mình để tạo khóa học cho đối tượng giảng dạy là “ĐẠI HỌC” hoặc

“SAU ĐẠI HỌC”. Danh mục các học phần giảng dạy đã được Nhà trường tạo sẵn cho từng Khoa căn

cứ vào số các học phần Khoa quản lý. Ví dụ sau tạo khóa học mớitrong bộ phận quản lý là

Phòng Đào tạo và thư mục con là E-learningm như ở hình sau

Hình 2-8: Tạo một khóa học

Quý thầy vào “Mục” để chọn học phần theo từng Khoa chuyên môn. Khi chọn xong phần

này, tên đầy đủ sẽ tự động hiện thị. Trong ví dụ trên thì khi quý thầy cô chọn mục Đại học/Phòng đào

tạo/E-Learning thì “Tên đầy đủ” sẽ tự động gán giá trị là “E-Learning” cho khóa học này. Thầy cô

thể sử dụng tên viết tắt “Course short name” để thuận tiện cho việc quản lý môn học [ở dụ trên có

tên viết tắt “Hướng dẫn Moodle”. Quý thầy cô có thể chọn định dạng cho khóa học khi kích chuột

vào menu “Định dạng” và các nội dung liên quan khác trong phần tạo lập khóa học như hình 2-9.

Hình 2-9: Định dạng cho khóa học

13 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Quý thầy cô có thể trang trí khóa học của mình bằng cách chèn ảnh cũng như mô tả về khóa học.

Khi quý thầy cô tạo dựng xong khóa học, chế độ chỉnh sửa sẽ tự động bật lên. Trong trường hợp chế

độ tự động không hiển thị, quý thầy cô vui lòng bật chế độ chỉnh sửa bên phải thanh công cụ như

hình 2-10.

Hình 2-10: Tạo và trang trí khóa học

c. Chỉnh sửa nội dung khóa học

Tạo một bài tập

o Khởi tạo bài tập

Sau khi bật chế độ chỉnh sửa ở khóa học mà mình muốn soạn thảo, quý thầy cô nhấp chuột vào

phần “Thêm một hoạt động hoặc tài nguyên”. Quý thầy “click” vào mục “Bài tập” để tạo bài tập lớn và

hoàn tất việc này qua nút “Thêm” như hình 2-11 2-12.

o

Hình 2-11: Kiến tạo nội dung khóa học

14 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-12: Tạo bài tập trong khóa học

o Định dạng và tả bài tập

Quý thầy cô tạo dựng tên bài tập tả lược về bài tập vừa tạo ra. Trong phần thông tin

chung, quý thầy cô xác định tên của bài tập cũng như mô tả sơ lược về bài tập này. Quý thầy cô có thể

thiết lập các nội dung liên quan đến bài tập như thời hạn nộp bài, có cho phép nộp bài trễ hay không,

hoặc cho phép nộp file hay không…Một tiện ích đối với E-learning quý thầy sẽ nhận được

thông báo một khi sinh viên nộp bài bằng cách chọn chức năng này khi soạn thảo bài tập kết thúc

với “Lưu và trở về khóa học” hoặc “Lưu và cho xem” ở phần cuối của trang.

Hình 2-13: Định dạng bài tập

Giao diện trang khóa học khi tạo bài tập thành công như hình 2-14.

15 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-14: Tạo dựng bài tập thành công

o Đánh giá bài tập

Khi sinh viên nộp bài tập theo hạn định, quý thầy cô có thể xem báo cáo nộp bài bằng cách nhấp

vào bài tập cần đánh giá, ví dụ như hình sau:

Hình 2-15: Báo cáo bài tập đã nộp

Hình 2-15: Giao diện đánh giá bài tập

16 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Tạo một bài giảng

Quý thầy cô nhấp chuột vào phần “Thêm một hoạt động hoặc tài nguyên”. Quý thầy “click” vào

mục “Bài học” để tạo bài tập lớn và hoàn tất việc này qua nút “Thêm” kết quả như hình 2-16. Tại

đây, quý thầy thiết lập các nội dung liên quan đến bài học từ tên Bài học, thời lượng của bài học,

thời gian học trên mang [thiết lập để mở và đóng bài học]. Nếu quý thầy cô sử dụng bài kiểm tra, thầy

cô thiết lập số lượng đáp án cho mỗi câu hỏi. Đối với chức năng “Số đáp án đưa ra lớn nhất cho mỗi

câu hỏi” thì giá trị này quyết định số tối đa các đáp án giáo viên có thể sử dụng. Moodle đã thiết lập

nhiều phương án cho mỗi câu hỏi, quý thầy lựa chọn số lượng đáp án tùy theo yêu cầu của mình.

Nếu bài học chỉ sử dụng câu hỏi “ĐÚNG” hay “SAI” thì nên thiết lập giá trị này là 2. Tham số này

cũng thiết lập số tối đa các phân nhánh có thể được sử dụng trong 1 Bảng Phân Nhánh. Thay đổi giá trị

của tham số này trong một bài học với nội dung đang có thì an toàn. Sự thật nếu bạn muốn thêm một

câu hỏi với nhiều lựa chọn hoặc 1 Bảng Phân Nhánh dài thì việc thay đổi tham số này là cần thiết. Sau

khi 1 câu hỏi [không thường xuyên] hoặc Bảng Phân Nhánh được thêm tham số này có thể được

giảm tới 1 giá trị "chuẩn" hơn.

Bài học [Lesson]- Bài học thực chất một loại hoạt động mang tính tổng hợp quan trọng

nhất. Bản chất của bài học giúp cho người học ôn tập hệ thống lại kiến thức đã học. Dựa vào

câu trả lời của sinh viên mà sinh viên đó có thể được chuyển tới một trang khác. Một câu trả lời

đúng sẽ đưa sinh viên tới trang tiếp theo, và đi sâu hơn vào chủ đề của bài học. Một câu trả lời sai, thì

sinh viên phải hoàn thành lại các câu hỏi trên trang đó.

Thầy cô cũng có thể tải file nội dung bài giảng lên khi chọn nút “Kết nối tới file hoặc trang web”

và tải file mình cần lên theo chỉ dẫn.

Hình 2-16: Tạo bài giảng trong Moodle

Khi đã hoàn thành việc thiết lập ban đầu, quý thầy cô sẽ thấy giao diện bài học khi nhấp chuột

vào bài học như hình sau [hình 2-17]. Khi quý thầy cô soạn thảo mục “Các câu hỏi quan trọng”, xin

quý thầy cô vui lòng soạn câu hỏi word hoặc dùng plain text lưu các câu hỏi dạng “*.txt”, tải

file này lên hoặc có thể kéo và thả theo chức năng thiết kế cho tạo lập các câu hỏi.

o Các câu hỏi quan trọng

Các câu hỏi quan trọng thực chất là đưa lên những file câu hỏi với các đinh dạng khác nhau được

thiết lập trên một số công cụ hỗ trợ, dụ như file định dạng aiken, GIFT, Hot Potatoes….Trong quá

trình soạn thảo bài học, thầy cô có thể sử dụng các câu hỏi quan trọng để tương tác và kiểm tra kiến

thức của sinh viên liên quan đến môn học hoặc có thể dẫn dắt sinh viên vào bài học. Đối với nội dung

này, quý thầy cô chọn mục “Các câu hỏi quan trọng” như ở hình 2-17 và thực hiện chức năng thiết lập

17 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

với nội dung này từ “tên, các đáp án…”. Quý thầy có thể upload một bảng câu hỏi được soạn sẵn

lên E-learning qua thao tác đính kèm ‘File”. Việc này kết thúc khi thầy cô click vào nút “lưu”. Thầy cô

cũng có thể lựa chọn dạng câu hỏi mà mình dự định sử dụng như câu hỏi so sánh, câu hỏi nhiều lựa

chọn, câu hỏi đúng sai…Tuy nhiên, khi thầy cô thiết lập nhiều câu hỏi gợi mở trong mục này, chằng

hạn với khóa học Demo về hướng dẫn E-learning, thầy cô sẽ thấy có 2 dạng câu hỏi là đúng sai [có tên

gọi là “câu hỏi đúng sai”] nhiều lựa chọn [với tên gọi “Trắc nghiệm kiến thức về E-learning”].

Khi đó, thầy cô sẽ thiết lập chuyển tới câu hỏi kế tiếp nếu trả lời đúng ở câu hỏi đầu tiên. Trong khóa

học này, thầy cô sẽ chọn mục “chuyển sang câu trả lời đúng” là tên câu hỏi kế tiếp, trong hình là “Trắc

nghiệm kiến thức về E-learning”.

Hình 2-17: Thiết lập nội dung bài học

Với cách thiết lập này, thầy cô thể ôn lại thuyết buổi học trước đó hoặc dẫn dắt sinh viên

vào mục bài học hoặc thảo luận trong tuần. Ưu điểm của kiểu này trong bài học là yêu cầu sinh viên

phải nắm được lý thuyết cần thiết cho buổi học vì nếu không trả lời đúng các câu hỏi thì sinh viên sẽ

không thể tham gia sâu hơn vào các nội dung kế tiếp qua phần chọn mục “trang này” thay vì chọn câu

hỏi kế tiếp hoặc nội dung kế tiếp như thầy vừa thực hiện. Thầy vẫn thể sử dụng chức năng

18 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

này khi muốn ôn lại kiến thức của sinh viên qua từng nội dung giảng dạy. Tùy thuộc vào yêu cầu của

từng thầy cô cũng như đặc điểm của từng môn học mà thầy cô sử dụng chức năng này.

o Nhập fiel PowerPoint

Thầy cô có thể tải tài liệu đính kèm cho mỗi bài học bằng file PowerPoint khi chọn mục “Nhập

file powerpoint”. Tất cả các PowerPoint slides được nhập vào bài học dưới dạng Bảng Phân

Nhánh với các nút hiển thị Trước [Previous] và Tiếp theo [Next]. Thủ tục để thực hiện như sau:

Bước 1. Mở trình chiếu PowerPoint presentation.

Bước 2. Lưu dưới dạng trang web thông thường [no special options].

Bước 3. Sau bước thứ 2 thu được một file đuôi html một folder với tất cả các thành

phần khi chuyển trình chiếu slides sang dạng một trang web. Sau đó chỉ nén folder dưới dạng ZIP.

Bước 4. Cuối cùng ta chỉ việc tải file zip lên.

Tạo bài học dạng scorm

o Yêu cầu về kỹ thuật

Để học được giáo trình này trên máy tính cá nhân chúng ta cần phải cài đặt các chương trình ứng

dụng sau:

- Phần mềm Reload Editor [//www.reload.ac.uk/download/Reload_Dist256.zip]

- Phần mềm Reload Player [//www.reload.ac.uk/download/ReloadScormPlayer1.2.2.zip]

- Phần mềm Runtime Environment [//www.java.com]

Ghi chú:

- Phần mềm Java Runtime Environmet thì cần phải cài đặt

- Phần mềm Reload Editor và Reload Player không cần cài đặt, thầy chỉ cần download theo

địa chỉ trên rồi về tự chạy trên máy của bạn.

- Phải cài chương trình Java Runtime Environtment trước thì các chương trình Reload Editor và

Reload Player mới chạy được.

o Hướng dẫn cài đặt reload editor.

- Sau khi cài đặt Java Runtime Environment, thầy cô giải nén thư mục Reload_Dist256.zip sau

đó quý thầy cô chạy file reload-editor.jar màn hình Reload Editor sẽ hiện lên như sau:

Hình 2-18: Giao diện Reload Editor

19 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Lưu ý: Vì đây là chương trình tự chạy, thầy cô không cần cài đặt chỉ có điều mình phải cài Java

Runtime Environment trước thì chương trình Reload Editor mới chạy được.

o Hướng dẫn cài đặt reload player.

Sau khi cài đặt Java Runtime Environment, thầy giải nén thư mục

ReloadScormPlayer1.2.2.zip sau đó thầy cô chạy file reload-scorm-player.jar, màn hình Reload Player

sẽ hiện lên như sau:

Hình 2-19: Giao diện Reload Scorm

Lưu ý: Cũng như chương trình Reload Editor đây là chương trình tự chạy, thầy cô không cần cài

đặt chỉ điều mình phải cài Java Runtime Environment trước thì chương trình Reload Editor mới

chạy được.

o Hướng dẫn sử dụng công cụ reload editor.

Để tạo một giáo trình điện tử theo chuẩn SCORM thì đầu tiên thầy phải dùng chương trình

Reload Editor để ta đóng gói tài liệu của mình theo chuẩn SCORM trước đã. Trong phần hướng dẫn

này, tôi sẽ mô phỏng cho các thầy cô và các bạn từng bước tạo ra gói SCORM.

Công tác chuẩn bị [lấy tài liệu mẫu]

Bước 1: Chúng ta thể download gói tài liệu mẫu địa chỉ sau:

//www.reload.ac.uk/ex/test-src.zip

Bước 2: Sau đó ta dùng winrar giải nén thư mục này ra.

Công tác thực hiện

Bước 1: Đầu tiên chúng ta mở công cụ Reload Editor lên:

Bước 2: Vào New\ADL SCORM 1.2 Package

20 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Bước 3: Sau đó chọn gói test-scr mà ta giải nén lúc nãy rồi chọn “Open”

Màn hình sẽ hiện lên như sau:

21 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Bước 4: Click phải Organization chon Add Orginazation

Bước 5: Đổi tên Organization thành Main

22 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Bước 6: Sau đó dùng chuột kéo thả các file đuôi html chẳng hạn như

[one.html,two.html….] qua mục Main như hình dưới đây.

Bước 7: Kiểm tra: Quý thầy thể xem nội dung ta vừa làm ta vào View\Preview Content

Packages

23 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Khi đó nội dung sẽ hiện lên để thầy cô có thể kiểm tra trước khi đóng gói.

Khi chúng ta xem thử nếu hiển thị font chữ không đúng thì chúng ta cũng không nên lo lắng vì

khi chạy trên các chương trình giảng dạy trực tuyến vấn đề này sẽ không xảy ra

Bước 8: Đóng gói lại theo chuẩn SCORM. Thầy cô vào File\Zip Content Package và lưu với thư

mục với tên files là BaigiangchuanScorm, đây là thư mục đã được đóng gói theo chun SCORM, sau

này các thầy cô có thể upload tài liệu của mình lên hệ thống giảng dạy trực tuyến mà hệ thống đó có hỗ

trợ upload file dưới dạng SCORM 2.1.

24 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hướng dẫn chia nhóm, phân công bài tập độc lập cho mỗi nhóm trong Moodle

Trong mỗi khóa học nếu bạn muốn chia nhóm ra để phân công công việc cho mỗi nhóm.

nhóm này không thấy được công việc của nhóm kia các bạn làm như sau:

Bước 1: Quý thầy cô chọn khóa học muốn thành lập nhóm, vào mục “Thiết lập” và chọn chức

năng “Nhóm” ở gần cuối trang thiết lập. Khi muốn tạo nhóm tách biệt, quý thầy cô chọn kiểu “Nhóm

tách biệt” trong trình đơn “Nhóm” và chấp nhận thiết lập như ở hình 2-20 [a và b]:

Hình 2-20a: Phân chia nhóm cho khóa học

Bước 2: Trong mỗi khóa học quý thầy cô đã tạo, thầy có có thể tiến hành tạo nhóm bằng cách

truy cập vào mục “Thiết lập” chọn “Thành viên” và đến chức năng “Nhóm” như hình sau:

Hình 2-20b: Tạo nhóm trong khóa học

25 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Kế tiếp quý thầy cô click vào chức năng “Tạo nhóm” để tạo nhóm. Sau đó quý thầy cô sẽ thiết lập và

chọn thành viên của từng nhóm căn cứ vào danh sách sinh viên đã đăng cho khóa học về các nội

dung như tên nhóm, tả nhóm…Thầy còn thể đặt mật khẩu cho từng nhóm. Sau khi đã tạo

được nhóm, thầy cô sẽ chọn thành viên cho từng nhóm căn cứ vào số lượng các sinh viên đã đăng ký

môn học khi click vào nút “Nhập/loại bỏ thành viên”.

Hình 2-20: Tạo danh sách thành viên của nhóm

Dựa trên số lượng thành viên đăng ký và danh sách của mỗi nhóm mà thầy cô chọn lựa thành viên từ

danh sách để nhập vào từng nhóm. Tuy nhiên, để làm được việc này, trước hết quý thầy cô phải chọn

nhóm cần nhập danh sách trước ở bên trái, sau đó lựa chọn thành viên từ danh sách để cho vào nhóm

như ở hình 2-21. Sau khi hoàn tất việc này, thầy cô sẽ thấy danh sách các thành viên của nhóm.

26 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-21: Tạo lập thành viên trong nhóm

Tạo một diễn đàn

Tương tự như việc tạo lập một bài học hoặc bài tập, quý thầy thể tạo một diễn đàn bằng

cách chọn “Thêm một hoạt động hoặc tài nguyên” giao diện của Khóa học quý thầy đang

giảng dạy qua E-learning. Moodle không quy định các quy tắc đặt tên cho diễn đàn do vậy quý thầy cô

có thể chọn tùy ý [quy tắc này áp dụng với tất cả các môđun của Moodle].

27 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-22: Tạo một diễn đàn

o Các kiểu diễn đàn

Kiểu diễn đàn: Diễn đàn dành cho việc sử dụng thông thường, mỗi người gửi lên một chủ đề

thảo luận, một cuộc thảo luận đơn giản: Nếu chọn kiểu diễn đàn là một cuộc thảo luận đơn giản thì

chỉ hiện thị cả diễn đàn như một cuộc thảo luận. Ngược lại diễn đàn hiển thị toàn bộ bài các bài

phúc đáp tùy thuộc quy định về cách thức thảo luận. Quý thầy thể tạo lập nhiều kiểu diễn đàn

khác nhau như:

Một cuộc thảo luận riêng đơn giản - chỉ một chủ đề, tất cả nằm trong một trang. Kiểu thảo luận

này có thuận lợi là ngắn gọn, các cuộc thảo luận tập trung.

Diễn đàn chuẩn để dùng chung - là một diễn đàn mở cho tất cả mọi người thể bắt đầu chủ

đề mới bất cứ lúc nào. Đây là diễn đàn có mục đích chung tốt nhất.

Mỗi người gửi một thảo luận - Mỗi người có thể gửi chính xác một chủ đề thảo luận mới [mọi

người thể phúc đáp]. Việc này ích khi bạn muốn mỗi học viên bắt đầu một thảo luận, những

phản ánh của họ về chủ đề trong tuần, và những người khác phúc đáp chúng.

28 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Diễn đàn Q & A [hỏi đáp] - Diễn đàn Q & A yêu cầu học viên gửi bài trước khi xem được bài

của người khác. Sau khi đã gửi bài đầu tiên, học viên có thể xem và phúc đáp bài viết của người khác.

Chức năng y cho phép hội gửi bài bằng nhau đối với các học viên, như vậy động viên những

người lập dị và những người độc lập suy nghĩ.

o Quy định cách thức đăng ký diễn đàn:

- Không: Không bắt buộc mọi người phải đăng ký để tham gia diễn đàn.

- Tùy chọn tham gia [Đồng ý tạm thời]: Đồng ý đăng ký nhưng sau này có thể hủy đăng ký.

- Bắt buộc tham gia: Đồng ý đăng ký, sau này không thể hủy được đăng ký.

o Kiểu theo dõi diễn đàn

Quý thầy cô có 3 lựa chọn cho thiết lập này:

Tùy chọn [mặc định]: học viên có thể bật tắt việc theo dõi này trong diễn đàn tùy thích.

Bật: luôn bật theo dõi.

Tắt: tắt theo dõi.

o Kích thước tối đa của file đính kèm

Các file đính kèm có thể được giới hạn một kích thước xác định do người tạo diễn đàn thiết lập.

Đôi khi có thể tải lên file có kích thước lớn hơn nhưng file đó sẽ không được lưu trên máy chủ và

thầy cô sẽ thấy thông báo lỗi.

o Đánh giá

Thầy cô có thể thiết lập cách thức đánh giá, thời gian đánh giá và các nội dung liên quan đến công tác

đánh giá ở phần thiết lập diễn đàn. Với tùy chọn nhóm, thầy cô có thể quản lý các học viên theo nhóm.

o Thêm chủ đề thảo luận

Quý thầy cô chọn diễn đàn vừa tạo sẽ thấy giao diện như hình trên. Quý thầy cô nhấp chuột vào

“Thêm một chủ đề thảo luận mới” để thiết lập nội dung và yêu cầu cho ‘Chủ đề thảo luận mới”. Quý

thầy cô có thể đính kèm tập tin ở phần cuối trang như hình 2-23 và xác nhận qua nút “Gửi bài viết lên

diễn đàn”. Với tùy chọn này cho quý thầy hạn chế học viên gửi nội dung mới trong diễn đàn này.

Đối với hầu hết các diễn đàn, quý thầy toàn quyền tuyết định. Tuy nhiên, quý thầy nên để

không giới hạn và chọn tùy chọn đầu tiên cho phép học viên bắt đầu các chủ đề thảo luận mới, và cũng

cho phép gửi các phúc đáp trong chủ đề đó. Khi thầy cô muốn vô hiệu hóa khả năng này, thầy cô chọn

“Không thảo luận, không phúc đáp". Đôi khi thầy cô có thể chỉ muốn cho phép giáo viên bắt đầu cuộc

thảo luận mới, nhưng chỉ cho phép học viên phúc đáp bên trong những chủ đề đó [chẳng hạn bên trong

diễn đàn tin tức trên trang chủ]. Trong trường hợp này bạn chọn tùy chọn thứ hai là 'Không thảo luận,

nhưng phúc đáp được phép ".

Với chủ đề thảo luận vừa tạo, thầy cô có thể tùy chọn đính kèm một file từ máy tính của bạn đến

bất kì bài gửi nào trong diễn đàn. Tập tin này được tải lên máy chủ và được lưu với bài gửi của bạn.

File được tải lên có thể là bất cứ loại nào, tuy nhiên Moodle khuyến cáo file nên được đặt tên sử dụng

chuẩn 3-mẫu tự hậu tố internet như .doc cho tài liệu Word, .jpg hoặc .png cho một hình ảnh, và v.v....

Điều này sẽ dễ dàng hơn cho các file tải xuống khác xem phần đính kèm của mình trong trình

duyệt. Nếu quý thầy cô chỉnh sửa đính kèm file mới, thì các file đính kèm trước đó trong bài gửi

này sẽ bị thay thế. Trong trường hợp thầy cô chỉnh sửa nội dung bài gửi với phần đính kèm và bỏ phần

này trống, thì phần đính kèm ban đầu sẽ được giữ lại.

29 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-23: Thêm chủ đề thảo luận và định dạng chủ đề

o Phúc đáp thảo luận

Khi sinh viên thảo luận theo chủ để đã được tạo ra, quý thầy cô có thể theo dõi, đánh giá và phúc

đáp thảo luận. Để thực hiện việc này, thầy cô chọn học viên mà mình muốn phúc đáp ở cột “phúc đáp”

như hình bên dưới [hình 2-24a và 2-24b]. Quý thầy cô có thể phúc đáp về nội dung và cũng có thể tải

file đính kèm cho phần phúc đáp.

Hình 2-24a: Phúc đáp thảo luận

30 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-24b: Phúc đáp thảo luận

o Xóa một bài phúc đáp

Trong một vài trường hợp, quý thầy muốn xóa bài phúc đáp khi bài này không đạt yêu cầu

hoặc không phù hợp. Moodle luôn luôn xác nhận lại để đảm bảo quyết định của quý thầy cô.

Tạo module đề thi

o Khái niệm

Đề thi dùng để đánh giá trình độ của học viên thông qua các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm

đúng/sai, nhiều lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả

lời nhúng với đồ hoạ và văn bản mô tả.

o Các thiết lập cho môđun Đề thi

Trước hết thầy cấu hình chung cho môđun đề thi, chức năng này được thực hiện bởi người

quản trị và giáo viên của môn học. Thầy cô thiết lập các thông số liên quan đến đề thi, các quy định

khi thi và các hình thức thông báo, quản lý kết quả. Các thông số cấu hình gồm có:

Thời gian làm bài: Thời gian cho phép sinh viên làm đề thi. Thầy cô có thể thiết lập thowuif

gian bằng cách nhập thời lượng vào mục “Thời gian làm bài” để quy định về thời gian làm bài.

Số lần làm bài thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó có thể tính điểm

dựa vào các bài làm này. Cách này rất ích cho học viên khi đề thi cho phép xem lại lần làm bài

trước và có các thông tin phản hồi cho sinh viên..

Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi. Thầy cô thể quy định

bài thi trong 1 trang hoặc trong nhiều trang. Ưu điểm của tất cả các câu hỏi trong một trang sinh

viên có thể thấy tất cả các câu hỏi, tuy nhiên số lượng trên trang sẽ nhiều. Nếu quy định nhiều trang thì

sinh viên sẽ nộp từng trang câu hỏi.

Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh trùng lặp

hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.

Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời

trong mỗi câu hỏi.

Thử nghiệm dựa trên bài trước đó [có, không]: Nếu đề thi cho phép thử nhiều lần, Học viên

có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn

các phương án trả lời.

31 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Cách tính điểm: Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần làm thử đề thi.

Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử

nghiệm cuối cùng.

Trừ điểm nếu làm sai [kiểu loại trừ]: Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với mỗi câu hỏi

nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi.

Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.

Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin [đáp án, điểm, thông tin phản hồi, câu

trả lời] theo các hình thức: Ngay sau khi làm bài”; “Sau này, khi đề thi chưa đóng” và “Sau khi đề thi

đóng”.

Các thiết lập khác:

Học viên có thể xem đề thi trong một cửa sổ an toàn: Cho phép xem đề thi trong một cửa sổ

khác.

Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học viên có mật khẩu được quyền tham gia thi.

Yêu cầu địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng máy đang kết nối, cho phép là một nhóm địa chỉ.

o Soạn thảo câu hỏi

Câu hi nhiu la chn

Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu hỏi rất phổ biến trong các kỳ thi được biết đến với tên gọi thi

trắc nghiệm. Đây là dạng câu hỏi mà sinh viên phải chọn một hay nhiều đáp án trong số các đáp án đã

cho. Nếu câu hỏi có một đáp án đúng thì điểm của đáp án đó là điểm tối đa, nếu có nhiều đáp ứng cho

câu hỏi đó thì điểm tối đa sẽ được chia đều cho các đáp án đúng. Đối với câu hỏi loại này ta cần cung

cấp các thông tin sau:

Có một hay nhiều đáp án: Số lượng đáp án học viên phải lựa chọn. Cùng với số lượng đáp

án ta cũng phải thiết lập trong các phương án trả lời của mình với trọng số điểm tương ứng.

Các lựa chọn sẵn: Cung cấp các lựa chọn cho học viên khi trả lời câu hỏi, và điểm tương

ứng khi trả lời câu hỏi với đáp án này và các thông tin phản hồi tương ứng. Thầy cô phải cung cấp ít

nhất 2 lựa chọn.

Các thông tin phản hồi thường là các giải thích cho các lựa chọn tương ứng thường chỉ cung

cấp với các phương án trả lời đúng.

Hình 2-25a: Câu hỏi nhiều lựa chọn

32 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-25b: Son tho câu hi nhiu la chn và kết qu

Câu hỏi đúng/sai

Dây là dạng câu hỏi đơn giản chỉ có hai đáp án đúng/sai. Để tạo câu hỏi dạng này, thầy lựa

chọn dạng “Đúng/sai” khi tạo câu hỏi. Sau đó thầy nhập thông tin câu hỏi cũng như phương án

đúng như hình sau :

Hình 2-26: Câu hỏi đúng sai

33 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Câu hi tr li ngn

Câu hỏi với câu trả lời ngắn” yêu cầu học viên nhập câu trả lời cho một câu hỏi, xem hình 2-27.

Câu trả lời thể là một từ hoặc cụm từ, và phải khớp với một trong những câu trả lời chấp nhận

được mà giáo viên đã soạn. Tốt nhất là giáo viên nên chọn những câu trả lời thật ngắn để tránh những

sai sót khi học viên nhập cụm từ dài, vì những cụm từ có thể đúng về mặt ý nghĩa nhưng không khớp

với những câu trả lời mà giáo viên đưa ra đều được cho là sai.

Phân biệt dạng chữ: Câu trả lời có phân biệt chữ hoa/ thường hay không.

Các đáp án đúng: các đáp án, điểm và các thông tin phản hồi.

Các đáp án có các trọng số điểm tương ứng, và nhỏ hơn 100%.

Các thông tin phản hồi cho từng phương án trả lời, thông thường các thông tin phản hồi chỉ

đi kèm với các phương án trả lời đúng.

Hình 2-27: Câu hỏi trả lời ngắn

Câu hi s

Đây là dạng câu hỏi chờ đợi một câu trả lời bằng số. Các thông tin cung cấp để tạo câu hỏi:

Đáp án đúng.

Sai số chấp nhận: Sai số cho phép so với kết quả, câu trả lời trong phạm vi cho này được cho

là đúng.

34 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Thông tin phản hồi.

Đơn vị: Đơn vị của kết quả trả lời.

Chý ý rằng kết quả có thể không được chấp nhận nếu đơn vị không được so khớp.

Hình 2-28: Câu hi s

Câu hi so khp

Dạng câu hỏi chọn câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi, cho sẵn các câu hỏi, câu trả lời. Thí

sinh kết hợp câu hỏi và câu trả lời thích hợp. Đây là dạng câu hỏi mà trong đó có nhiều câu hỏi nhỏ

bên trong, mỗi câu hỏi nhỏ có một câu trả lời, các câu trả lời này được sắp xếp ngẫu nhiên trong hộp

Combo box thả xuống để sinh viên phải lựa chọn câu trả lời tương ứng với câu hỏi ở dòng đó. Thông

thường số câu trả lời thường lớn hơn số câu hỏi.

Các thông tin cần cung cấp:

Các lựa chọn có sẵn: Cung cấp các câu hỏi và trả lời tương ứng để học viên kết hợp lại trong

câu trả lời cuả mình. Loại câu hỏi này thông thường chọn 3 câu hỏi tương ứng với 3 phương án trả lời.

Xảy ra hiện tượng đúng một phần khi tập câu trả lời phù hợp nhưng thứ tự các câu trả lời

tương ứng với các câu hỏi thì chưa đúng.

35 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Phần tiêu đề nhập tên câu hỏi và nội dung của câu hỏi

Hình 2-29: Câu hi so khp

Câu hi t lun

Câu hỏi tự luận dạng câu hỏi viết tức không sẵn các phương án chọn lựa học viên

phải trả lời theo ý kiến của mình. Các thông tin cung cấp khi tạo câu hỏi này chỉ là các thông tin chung

như: Danh mục, Tên câu hỏi; Câu hỏi và hình ảnh hiển thị. Với kiểu câu hỏi này, thầy cô ra đề thi

sinh viên trả lời vào không gian mà thầy cô thiết lập [số lượng dòng dành để trả lời].

36 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-30: Câu hi t lun

Câu hi so khp ngu nhiên

Là câu hỏi được lấy ngẫu nhiên từ một tập câu hỏi có câu trả lời ngắn trong danh mục.

Các thông tin cung cấp khi tạo câu hỏi:

Số câu hỏi lựa chọn: Số câu hỏi trả lời ngắn để chọn ra một câu hỏi ngẫu nhiên.

Hình 2-31: Câu hi so khp ngu nhiên

37 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Câu hi tính toán

phía bên phải của trang một menu với nhãn Category [Hạng mục] dùng để chọn hạng

mục một nút với nhãn Edit categories [Chỉnh sửa các hạng mục]. Các hạng mục dùng để tổ chức

câu hỏi cho Bài kiểm tra của khóa học, các câu hỏi trong hạng mục thể chia sẻ giữa các khóa

học. Mặc định chỉ có một hạng mục, tên Default [Mặc định]. Nếu chọn menu Category, giáo

viên sẽ nhìn thấy một bảng các chọn lựa.

nh 2-32: Câu hỏi tính toán

Các bước tạo một hạng mục để lưu giữ các câu hỏi cho Bài kiểm tra:

Bước 1: Từ trang Editing quiz, chọn nút Edit categories.

Bước 2: Phía trên danh sách các hạng mục hiện tại, xem Hình 2-32, là một khoảng để thêm

vào một hạng mục mới.

Bước 3: Chọn hạng mục sẽ chứa hạng mục sắp tạo ra. Nếu chưa có hạng mục nào được tạo

ra, thì ở đây chỉ có hạng mục Top để chọn.

Bước 4: Nhập tên của hạng mục câu hỏi mới trong ô văn bản.

38 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Bước 5: Thêm một mô tả mang nh khái quát cho nội dung của hạng mục trong vùng

Category info [Thông tin hạng mục].

Bước 6: Nếu giáo viên muốn chia sẻ những câu hỏi với những giáo viên khác cùng sử dụng

hệ thống, hãy chọn Yes trong cột Publish [Xuất bản].

Bước 7: Chọn nút Add. Hạng mục câu hỏi mới sẽ xuất hiện trong danh sách hạng mục hiện

tại.

Bước 8: Khi giáo viên đã thêm các hạng mục, chọn liên kết Quiz ở dưới các thẻ để quay trở

lại trang Editing quiz.

Quy trình tạo câu hỏi tính toán

Bước 1: Chọn “Câu hỏi tính toán” trong loại các câu hỏi như ở hình 2-32. Câu hỏi này tương tự

như câu hỏi số, hơn nữa nó có thể sử dụng các biến có nhiều tùy chọn dung thứ lỗi. Các thông tin

cung cấp khi tạo câu hỏi này:

Bước 2: Soạn thảo câu hỏi tính toán

Câu hỏi: thể chứa các biến thông thường mỗi biến được đặt trong dấu ngoặc "{}"

tương ứng với các đặc tính dữ liệu. Tức là ta tiến hành gán các biến với các giá trị tương ứng khi thực

hiện câu hỏi. Các giá trị này có thể riêng cho từng câu hỏi tính toán hoặc cũng có thể lấy từ một tập các

giá trị cho một tập các câu hỏi tính toán. Trong dụ này, công thức cần tính toán tìm hiểu xem

thành tích của cá nhân thay đổi như thế nào theo “khả năng” và “động cơ” của họ. [hình 2-33]

Hình 2-33a: Soạn thảo câu hỏi tính toán

Công thức đúng: Công thức đúng. Trong công thức thể sử dụng các biến, các toán tử

thông thường +,-,*,/..cũng thể kết quả của biểu thức. Đối với công thức đúng, quý thầy phải

nhập công thức cần tính toán vào nội dung này. Các biến nhập vào hoặc công thức phải tuân thủ quy

định của biến chẳng hạn trong dụ trên, thì công thức đúng nhập vào “{a}*{b}”. Công thức này

chính là hiện thực hóa nội dung cần tính toán ở mục câu hỏi.

Dung sai: sai số cho phép so với kết quả, câu trả lời trong phạm vi này được cho là đúng.

Kiểu dung sai: Kiểu sai số dùng để tính toán

Sai số tương đối: Là sai số tính theo phần trăm với kết quả thực [%].

Sai số danh nghĩa: Sai số đơn giản nhất, là một số cố định không liên quan tới kết quả thực.

Sai số hình học.

Xem đáp án đúng: Có thể xem theo định dạng thập phân, số chữ số có nghĩa.

39 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-33b: Soạn thảo câu hỏi tính toán

Thông tin phản hồi: Các thông tin từ cho các phương án trả lời.

Đơn vị: Đơn vị của kết quả.

Các đơn vị dẫn suất: các dẫn suất của đơn vị cơ bản.

Hệ thống sẽ tạo ra các giá trị khởi tạo cho các biến: Khoảng giá trị của biến, số chữ số có

nghĩa, hoặc số chữ số thập phân.

Sau khi thiết lập xong, thầy cô sẽ thấy hiện ra biểu sau:

Hình 2-33c: Thiết đặt cho câu hi tính toán

Chọn "lưu những thay đổi" để hoàn thành việc tạo câu hỏi. Đây là câu hỏi được tạo ra:

40 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-34: Câu hi tính toán

Tạo một khảo sát

o Khái niệm

Bản khảo sát cung cấp các công cụ giúp đỡ giảng viên làm cho các lớp học trên mạng thêm

hiệu quả bằng cách cung cấp một tập các điều tra [COLLES, ATTLS], bao gồm cả các điều tra

bất thường, quan trọng. Đặc biệt nó rất hữu ích cho việc đánh giá và kích thích môi trường học tập trực

tuyến.

o Thêm một bản khảo sát mới

Quý thầy cô bật chế độ chỉnh sửa ở học phần mình muốn soạn thảo chọn chức năng “Thêm

một hoạt động hoặc tài nguyên” trong menu đổ xuống chọn "Cuộc khảo sát". Khi thiết lập khảo sát,

quý thầy cô thiết lập tên của cuộc khảo sát và kiểu khảo sát.

Trong các phiên bản hiện hành mà Trường Đại học Kinh tế sử dụng, Moodle chỉ cho phép khảo

sát với các kiểu có sẵn mà không tạo được các kiểu khảo sát của người dùng [có thể có trong các phiên

bản sau]. Các kiểu khảo sát [chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau].

- ATTLS [phiên bảo 20 mục]

- Những đoạn then chốt

- COLLES [thực tế]

41 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

- COLLES [ưa chuộng]

- COLLES [ưa chuộng và thực tế]

Hình 2-35: Thêm một khảo sát

Quý thầy cũng thể chọn kiểu phân nhóm với 2 tùy chọn “nhóm tách biệt” chỉ các

thành viên trong cùng nhóm mới thấy nhau “nhóm thấy nhau được” cho phép các học viên nhìn

thây nhau.

o Kiểu khảo sát ATTLS [Attitudes Towards Thinking and Learning Survey]

ATTLS được phát triển bởi Galloti et Al [1999] đánh giá một người "connected

Knower" [Kiến thức mạch lạc-CK] hay "separate knower" [Kiến thức gián đoạn-SK]. Kiểu khảo sát

này dùng để đánh giá các quan điểm của học viên về học tập. Bản khảo sát bao gồm 20 câu hỏi, với

mỗi câu hỏi học viên chọn một trong các câu trả lời.

Hình 2-36: Kiểu khảo sát ATTLS

Trong khảo sát ATTLS, các câu hỏi được xây dựng sẵn yêu cầu học viên đánh giá mức độ

đồng ý với các cấp độ:

- Không đồng ý

42 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

- Không đồng ý đến mức độ nào đó

- Hoặc đồng ý hoặc không đồng ý

- Đồng ý đến mức độ nào đó

- Đồng ý

Sau khi hoàn thành bản khảo sát, học viên có thể quan sát bản tồng kết, so sánh kết quả đối với

trung bình của thành viên tham gia khảo sát [Trong các bản tổng kết đều không hiển thị đúng theo

tiếng việt]. Dựa vào các câu hỏi, bản tổng kết đưa ra trên sở 2 chỉ số: Kiến thức mạch lạc kiến

thức gián đoạn. Hơn nữa, sinh viên sau khi hoàn thành bản khảo sát thể xem thông tin chung cung

cấp kết quả khảo sát của bạn và so sánh với giá trị trung bình của lớp học hiện tại.

Hình 2-37: Kết quả khảo sát ATTLS

Đối với giáo viên người quản trị, Moodle cung cấp bản báo cáo chi tiết hơn bao gồm các

thông tin: Tổng kết, các tỷ lệ, câu hỏi, các học viên đã tham gia. Các thông tin trong phần tổng kết, các

tỷ lệ, câu hỏi mang tính thống kê cho toàn bộ các học viên tham gia khảo sát hay chỉ nhìn từ phương

diện cuộc khảo sát. Tổng kết đưa ra các thông tin chung về cuộc khảo sát và có khả năng thống kê tất

cả các câu trả lời của sinh viên. Hơn nữa, quý thầy cô cũng có thể xem các thông tin khảo sát của từng

học viên trong cửa sổ "Quan sát các câu trả lời cuộc khảo sát" góc trên bên phải màn hình. Cửa sổ

này liệt các sinh viên đã tham gia khảo sát, muốn biết thông tin khảo sát của sinh viên nào

chỉ cần chọn sinh viên đó. Các thông tin đưa ra là: Tổng kết, các tỷ lệ, câu hỏi, danh sách thành viên,

tải xuống. Các thông tin này đều được so sánh với các giá trị trung bình của lớp học. Ngoài ra còn

thể có các ghi chú và bản phân tích của người quản trị về bản khảo sát của từng học viên. Bên cạnh đó,

quý thầy có có thể tải xuống các thông tin này theo định dạng Excel hoặc Văn bản đơn giản để sử dụng

cho mục đích quản lý.

43 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Hình 2-38: Thống kê chi tiết khảo sát ATTLS

o Kiểu khảo sát Những đoạn then chốt

Loại khảo sát này cung cấp cho người tham gia 5 câu hỏi và yêu cầu đưa ra các phương án trả lời

của riêng mình. Học viên sẽ đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi hoàn tất khảo sát cuối trang.

Tương tự như khảo sát ATTLS, giáo viên có thể xem kết quả khảo sát cho từng câu hỏi đối với từng

sinh viên. Giáo viên còn có thể tải kết quả khảo sát xuống.

Hình 2-39: Kiểu khảo sát Những đoạn then chốt

o Kiểu khảo sát COLLES[Constructivist On-Line Learning Environment

Survey]

Bản khảo sát này gồm 26 câu hỏi đưa vào 6 chủ đề về chất lượng của môi trường học tập trực

tuyến. Các câu trả lời là các trạng từ chỉ mức độ, không có câu trả lời đúng/sai. Các mức độ cho từng

44 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

câu trả lời Ngoài ra có thêm câu hỏi về thời gian hoàn thành bản khảo sát các đóng góp của bạn.

Các chủ đề như sau:

- Có liên quan: Nghiên cứu mức độ liên quan giữa học tập trực tuyến với công việc chuyên môn

của học viên.

- Phản ánh sự suy nghĩ: Mức độ học viên quan tâm đến bài học.

- Tương tác: Giao tiếp giữa các sinh viên về các chủ đề, ý kiến.

- Có sự hỗ trợ của giáo viên: Đánh giá về vai trò của giáo viên, tương tác giữa giáo viên và học

viên.

- Bạn bè hỗ trợ: Giúp đỡ, cảm thông của bạn bè trong học tập, đánh giá sự đóng góp của bản

thân cho bạn bè.

- Sự giải thích: về cách sinh viên và giáo viên giao tiếp trực tuyến.

Hình 2-40: Kiểu khảo sát COLLES

Kiểu khảo sát này được thiết kế cho bạn có thể đánh giá môi trường học tập trực tuyến đối với

các học viên. Với loại khảo sát này Moodle đưa ra 3 loại khảo sát nhỏ với các mục đích khác nhau.

Tuy các loại có cùng cấu trúc, nội dung các câu hỏi nhưng các câu hỏi yêu cầu học viên đứng trên các

phương diện khác nhau để trả lời.

- Thực tế: Mục đích của bản khảo sát y là giúp giáo viên hiểu phân phối bài học trực tuyến

này làm cho bạn khả năng học tập hay không. Học viên đưa ra các đánh giá dựa trên thực tế

bài học.

- Ưa chuộng: Giúp hiểu những học viên đánh giá theo kinh nghiệm học tập trực tuyến.

Trong loại này, học viên đưa ra các đánh giá dựa vào sự ưa thích của mình trong bài học.

- Ưa chuộng và thực tế: Mục đích của bản câu hỏi khảo sát này là nhằm giúp giáo viên khảo sát

xem sự phân phối học tập trực tuyến tốt như thế nào cho học viên học tập. Đây sự tổng hợp

của 2 loại khảo sát trên, học viên trả lời các đánh giá dựa trên sự so sánh các ý kiến ưa thích

thực tế trong bài học. Mỗi câu hỏi đều được chia thành 2 câu hỏi nhỏ để thể hiện hơn mục

đích của loại khảo sát.

Sau khi hoàn thành bản khảo sát, học viên có thể quan sát bản tổng kết, so sánh kết quả đối với

trung bình của thành viên tham gia khảo sát.

45 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

III. SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER HỖ TRỢ CHO E-LEARNING

1. Cài đặt Adobe Presenter

Tải phần mềm tại địa chỉ: elearning.due.edu.vn. Thầy cô cài đặt phần mềm này theo tuần tự các bước.

Sau khi cài đặt thành công, thầy cô sẽ thấy thanh menu Adobe presenter trên thanh công cụ của MS

PowerPoint như sau:

Đối với MS Powerpoint 2010 thì sẽ có giao diện như sau:

Giao diện của menu Adobe

Presenter trong MS

PowerPoint 2003

46 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

2. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter

Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint

Thầy cô có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên

cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả,

chỉnh lại màu sắc cho thích hợp. [Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối

với những giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế]

Bước 2: Biên tập

Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh

bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác [quizze], câu hỏi khảo sát thể ghép tệp âm

thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. [Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe

Presenter].

Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng

Thầy xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng “Publish” thanh công cụ

Powerpoint. Thầy thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ

thống quản lý học tập Learning Management Systems [LMS] vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo

chuẩn SCORM và AICC.

Một số kinh nghiệm khi tạo Slide:

- Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.

- Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh.

Thường nằm ở trang gần kết thúc.

- Đưa logo của trường, hay của riêng thầy cô vào.

- Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.

- Tạo các câu hỏi tương tác [quizze] giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng.

- Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh...

3. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter

a. Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử

Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:

47 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Đặt title [Tiêu đề] và Themes [giao diện] phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback

Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất

lượng cho âm thanh và phim ảnh [nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất]

48 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh

. Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn

tài nguyên nào [trên máy, trên website khác].

b. Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên

Vào menu Adobe Presenter chọn

Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, quý thầy cô tiến hành điền các

thông tin như hướng dẫn bên dưới.

Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện bài giảng này thì vẫn thể thực hiện thêm

người trình bày bằng cách tương tự.

Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager

Click vào đây để lựa chọn

đối tượng cần chèn thêm.

File: Tệp tin trên máy

Link: Tệp tin từ website

khác

49 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.

Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.

c. Chèn hình ảnh vào bài giảng

Thầy cô có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.

Ghi hình trực tiếp

Chèn tệp video đã

có sẵn

Biên tập

50 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

d. Chèn âm thanh

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:

Ghi âm trực tiếp

Chèn tệp âm thanh đã có sẵn

Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide

Biên tập file âm thanh

* Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:

- Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.

- thể ghi âm, ghi hình trực tiếp [Record], nhưng cũng thể chèn vào từ một file đã

[Import].

Phần âm thanh hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi vào chi

tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt

động của slide và biên tập âm thanh.

e. Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp [Quiz]

Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Thầy cô cần khai thác để thể hiện trình độ sư

phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Với mục đích xây dựng hệ thống tương tác thông minh,

Adobe presenter cho phép thầy cô soạn thảo đề thi hoặc câu hỏi ôn tập một cách phù hợp. Trong khi

các câu hỏi trắc nghiệm khi kiểm tra một tiết hay thi tốt nghiệp nhiệm vụ đánh giá năng lực sinh

viên một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu.

Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học

học được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu

câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe, rồi điền

câu trả lời. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo

tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.

Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.

51 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Quản

đề thi

Nhập câu

hỏi

Thêm

câu hỏi

Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau

Thuyết minh:

Câu hỏi nhiều lựa chọn

u hỏi đúng/sai

Điền vào chỗ khuyết

Trả lời ngắn với ý kiến của mình.

Ghép đôi. Lựa chọn câu trả lời

dựa vào các câu đã liệt kê

Câu hỏi thăm . Yêu cầu người

trả lời cho ý kiến về câu hỏi.

Không có câu trả lời đúng hay

sai.

52 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên

Quiz Setting xác lập tên loại câu

hỏi, học viên có thể nhảy qua câu

hỏi này, phản ứng sau khi học

viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết

quả…

-----------------------------

Cho phép làm lại

Cho phép xem lại câu hỏi

Bao gồm slide hướng dẫn

Hiện thị kết quả khi làm xong

Hiện thị câu hỏi trong outline

[danh mục, mục lục]

Trộn câu hỏi

Trộn câu trả lời

Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. Do tính

chất đặc biệt hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần này để phân tích cho mọi

người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu cầu của bài giảng.

Câu hỏi nhiều lựa chọn [Multiple choice]: Đây loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời,

trong đó thể chỉ một lựa chọn được chọn câu trả lời chính xác hoặc cũng thể

nhiều lựa chọn chính xác.

53 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Từ nội dung này, thầy cô đã có thể thực hiện việc tạo ra cho mình những câu hỏi nhiều lựa chọn

hoàn toàn dễ dàng. Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường

thì cách thức thiết lập đề thi hoặc câu hỏi này sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi thế không

phát huy được tính gợi mở cho người học cũng như không tác dụng phản hồi lại thông tin giúp

người học tiến bộ được.

Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua

thẻ Option. Một chức năng cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo

viên cần khai thác triệt để chức năng này.

Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản

hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút

lệnh cho từng câu trả lời.

Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu

hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.

Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần trình

bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới

54 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Sau khi hoàn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện nữađó là:

Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, [phản hồi lại thông tin cho người trình bày, phần này

sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau] Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên cho câu hỏi để thích hợp

trong phần báo cáo mà thôi.

Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tôi chỉ còn giới

thiệu khái quát cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều được thực hiện như trên

đã trình bày nhằm tránh lặp lại gây nhàm chán cho bạn đọc.

Câu hỏi dạng đúng sai [True False]. Đây là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh

chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp

án.

55 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Câu hỏi dạng điền khuyết: Đây là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. Người học

sẽ hoàn thành bài tập này thông qua vấn đề điền được các nội dung thích hợp vào ô lựa chọn do

người soạn câu hỏi đặt ra.

Sau khi lựa chọn xong một từ [cụm từ], một hộp thoại sau hiện ra, hãy điều chỉnh để đạt kết quả

tốt nhất.

56 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Câu hỏi có trả lời ngắn với ý kiến của mình: Đây là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời

với ý kiến của mình. Trong đó người soạn câu hỏi thể tạo ra những câu trả lời có thể chấp

nhận.

Câu hỏi dạng ghép đôi [Matching]. Đây là loại câu hỏi sự ghép giữa hai nhóm đối tượng

để cho ra kết quả đúng nhất. Người học sẽ ghép những yếu tố cột 1 với cột 2 để cho ra kết

quả.

57 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu: Đây loại câu hỏi thăm ý

kiến của người học. Không có câu trả lời nào là sai trong này. Người học đưa ra các quan điểm

của mình trong từng nội dung mà người soạn thảo câu hỏi đưa ra.

Mức độ ý kiến mà người học có thể đưa ra trong trường hợp này là:

1] Không đồng ý

2] Không đồng ý ở một vài chỗ

3] Không có đánh giá [Không ý kiến gì]

4] Chỉ đồng ý ở một vài chỗ

5] Đồng ý.

Trên đây phần trình bày lược các cách thức tạo câu hỏi trong Adobe Presenter. Mặc

trình bày khá chi tiết song không tránh khỏi một số chỗ mà người đọc không hiểu hết. Tuy nhiên bằng

thời gian, kinh nghiệm làm việc với Adobe Presenter hy vọng các bạn có thể tìm hiểu tốt hơn những gì

tài liệu trình bày. Đó cũng chính là điều mà người biên soạn tài liệu này mong muốn.

58 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Cài đặt kết quả hiển thị

Thầy vào chức năng “Output Options” để cài đặt kết quả hiển thị. Với nội dung như hình

dưới, thầy cô có thể tùy chọn kết quả hiển thị của bài thi như sau:

Cài đặt các kiểu thống kê

Thầy cô vào chức năng “Reporting” để cài đặt kết quả hiển thị. Với nội dung như hình dưới, thầy

cô có thể tùy chọn báo cáo thống kê cho bài thi như sau:

59 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trình chiếu

Cài đặt hiển thị mặc định

Thầy cô vào chức năng “Appearance” để cài đặt hiển thị. Với nội dung như hình dưới, thầy cô có

thể tùy chọn báo cáo hiển thị về các nội dung liên quan như sau:

Xuất bản bài giảng điện tử:

Vậy là thông qua các phần này, chúng ta đã tạm hoàn thành một bài giảng điện tử sử dụng công

cụ Adobe Presenter. Công việc còn lại là kiểm tra công bố bài giảng qua công cụ lựa chọn. Trong

menu Adobe Presenter, quý thầy cô chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa: thầy

cô có thể lựa chọn xuất bản ra máy tính, xuất bản trực tiếp lên mạng hoặc chiết xuất ra Adobe PDF. Ví

dụ sau mô tả cách lưu trên máy tính và dùng file đó để tích hợp vào hệ thống giảng dạy trực tuyến E-

learning khi đóng gói file. Thầy cô thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén [mặc định

60 | Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning của Trường Đại học Kinh tế //elearning.due.edu.vn

*.zip] hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD. Hơn nữa, thầy cô có thể sử dụng chức năng xuất thành file

PDF, làm giáo trình đọc cho người học.

Hơn nữa, thầy cô thể sử dụng chức năng xuất thành file PDF, làm giáo trình đọc cho người

học. Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo như sau:

Như vậy là thầy cô đã hoàn thành xong việc soạn thảo bài giảng điện tử. Hy vọng hướng dẫn này

sẽ giúp ích cho thầy cô trong quá trình thực hiện giảng dạy trực tuyến qua E-learning các công cụ

hỗ trợ để soạn thảo bài giảng điện tử.

Ghi chú: Những thắc mắc liên quan đến soạn thảo và giảng dạy trực tuyến, quý thầy cô vui lòng

liên hệ TS. Nguyễn Phúc Nguyên qua số điện thoại 0934186279 hoặc địa chỉ email:

Video liên quan

Chủ Đề