Các tiêu chuẩn đánh giá nước sạch

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:20Q9/BYT được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/20Q9/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Số lượng chỉ tiêu nhóm A + B + C = 99 thông số

Nước ăn uống/ nước sinh hoạt phải đạt tiêu chuẩn theo QCVN 01:2009/BYT (hết hạn 01/07/2021) sẽ thay thế bằng QCVN 01-1:2018/BYT

Nước uống trực tiếp (qua máy lọc) / nước đóng chai/ nước khoáng thiên nhiên tuân thủ Lời nói đầu QCVN số 6-1:2010/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế

  1. Các chỉ tiêu cần xét nghiệm trong nước ăn uống

– Cần xác định nguồn nước sử dụng là nước giếng/ nước thủy cục hay nước mặt để từ đó có quy trình lọc nước phù hợp với mục đcú sử dụng

Bên cạnh đó, nước dùng trong sinh hoạt ăn uống cần phải đạt các chỉ tiêu trong quy chuẩn để đảm bảo sức khỏe. Khi xét nghiệm các chỉ tiêu mà vượt quá tiêu chuẩn quy định bạn cần tìm rõ nguyên nhân và hướng giải pháp để xử lý. Các thành phần như Asen (As), Nitrit (NO2-), Mangan (Mn), Sắt (Fe)… không được vượt quá nếu không sẽ dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Các chỉ tiêu quan trọng nhất trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống

Các tiêu chuẩn đánh giá nước sạch

+ Nhóm chỉ tiêu cảm quan

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử Mức độ giám sát 1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6185 – 1996(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120 A 2 Mùi vị Không có mùi, vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A 3 Độ đục NTU TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990)hoặc SMEWW 2130 B A

Các chỉ tiêu này chúng ta có thể quan sát, đánh giá bằng thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác và vị giác.

Nhóm chỉ tiêu khác

Bao gồm độ pH, độ cứng, vi sinh, kim loại nặng… Đây là các chỉ tiêu rất quan trọng trong nước sinh hoạt ăn uống hằng ngày.

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép Phương pháp thử

Mức độ giám sát

1 pH mg/ l 6,5 – 8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A 2 Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg/ l 300 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C A 3 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/ l 1000 SMEWW 2540 C B 4 Hàm lượng Amoni mg/ l 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH 3 D B 5 Hàm lượng Asen tổng số mg/ l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B 6 Hàm lượng Clorua mg/ l 250 TCVN6194 – 1996 (ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl– D A 7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) mg/ l 0,3 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe A 8 Hàm lượng Chì mg/ l 0,01 TCVN 6193 – 1996 (ISO 8286 – 1986) SMEWW 3500 – Pb A B 9 Hàm lượng Mangan tổng số mg/ l 0,3 TCVN 6002 – 1995 (ISO 6333 – 1986) A 10 Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số mg/ l 1 TCVN 5991 – 1995 (ISO 5666/1-1983 – ISO 5666/3 -1983) B 11 Hàm lượng Nitrat mg/ l 50 TCVN 6180 – 1996 (ISO 7890 -1988) A 12 Hàm lượng Nitrit mg/ l 3 TCVN 6178 – 1996 (ISO 6777-1984) A 13 Chỉ số Pecmanganat mg/ l 2 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E A 14 Coliform tổng số Vi khuẩn/100ml 0 TCVN 6187 – 1,2 :1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 15 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/100ml 0 TCVN6187 – 1,2 : 1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

Các chỉ tiêu về kim loại nặng như: Sắt, mangan, asen,…Nitrit, amoni và vi sinh vật là những chỉ tiêu gây nguy hiểm lớn nhất tới sức khỏe của con người. Để chắc chắn rằng mình đang sử dụng nguồn nước sạch các bạn hãy tới các đơn vị đo lường, viện nghiên cứu, phòng chuyên gia nước,… để có thể được tư vấn, xét nghiệm về nguồn nước và các biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt.