Các phương pháp hủy hóa đơn theo thông tư 39 năm 2024

Trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp buộc phải giải thể. Trong bài viết này, iHOADON sẽ hướng dẫn quy trình hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể.

1. Quy định về hủy hóa đơn khi doanh nghiệp giải thể

Các phương pháp hủy hóa đơn theo thông tư 39 năm 2024

Quy định về hủy hóa đơn điện tử khi đơn vị giải thể

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC

- Doanh nghiệp khi quyết định giải thể hoặc ngừng sử dụng MST thì doanh nghiệp sẽ phải dừng sử dụng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành tiêu hủy hóa đơn.

- Sau khi thông báo giải thể với cơ quan thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải hủy hóa đơn điện tử chậm nhất là sau 30 ngày.

- Trong trường hợp hóa đơn hết hạn sử dụng, doanh nghiệp bắt buộc phải hủy hóa đơn điện tử trong vòng tối đa 10 ngày kể từ khi có thông báo giải thể.

2. Quy trình hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể

Các phương pháp hủy hóa đơn theo thông tư 39 năm 2024

Quy trình tiến hành hủy hóa đơn khi doanh nghiệp giải thể

Để hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể, đơn vị cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Thành lập hội đồng hủy hóa đơn

Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện các bộ phận kế toán. Các thành viên trong hội đồng hủy hóa đơn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc sau:

- Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy, chi tiết các nội dung như tên hóa đơn, số ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy…

- Tiến hành hủy hóa đơn và lập biên bản hủy hóa đơn

- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải đầy đủ các nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hủy, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA.

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh thì không cần phải thành lập hội đồng tiêu hủy hóa đơn.

Bước 2: Lập bảng kiểm kê hủy hóa đơn

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 29 trong Thông tư 39/2014/TT-BTC về nội dung trong biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy. Hội đồng cần lập bảng kiểm kê theo đúng nội dung yêu cầu, ký xác nhận và tiến hành kiểm kê theo đúng số lượng hóa đơn cần hủy.

Bước 3: Lập biên bản hủy hóa đơn

Hội đồng hủy hóa đơn tiến hành lập biên bản hủy hóa đơn ghi rõ các thông tin cần thiết sau:

- Loại hóa đơn, mẫu hóa đơn, từ quyển số … đến..

- Hình thức hủy hóa đơn: Xé nhỏ, cắt góc hay đốt.

- Biên bản được lập có chữ ký đầy đủ của các thành viên trong hội đồng hủy hóa đơn.

Bước 4: Thông báo kết quả hủy hóa đơn

Sau khi hủy hóa đơn, doanh nghiệp tiến hành lập thông báo hủy kết quả hóa đơn theo quy định tại Điều 27 Khoản 2, Điểm d của nghị định 123/2020/NĐ-CP

Thông báo sẽ được lập làm 2 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày tiêu hủy hóa đơn.

3. Hồ sơ hủy hóa đơn khi giải thể doanh nghiệp gồm những gì?

Các phương pháp hủy hóa đơn theo thông tư 39 năm 2024

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hủy hóa đơn khi giải thể

Hồ sơ hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Biên bản hủy hóa đơn

- Văn bản quyết định thành lập hội đồng hủy hóa đơn của doanh nghiệp

- Biên bản kiểm kê hóa đơn cần hủy khi doanh nghiệp giải thể

- Biên bản thông báo kết quả hủy hóa đơn sau khi doanh nghiệp giải thể

Hồ sơ hủy hóa đơn sau khi lập sẽ được lưu lại tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn

Trên đây là quy trình chi tiết về hủy hóa đơn điện tử khi doanh nghiệp giải thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.