Bộ đề thi toán lớp 5 kỳ 2 năm 2024

Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 5 là một bài kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh sau khi đã hoàn thành chương trình học Toán lớp 5 học kì 2. Mục đích của đề thi như sau:

- Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của học sinh đối với chương trình học Toán lớp 5 học kì 2.

- Phân loại học sinh theo trình độ học lực.

- Cung cấp căn cứ để nhà trường đánh giá chất lượng dạy và học môn Toán lớp 5.

Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán có đáp án mới nhất 2024 như sau:

Bộ đề thi toán lớp 5 kỳ 2 năm 2024

Tải trọn bộ Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán có đáp án mới nhất 2024 tại đây. Tải về.

*Lưu ý: Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán có đáp án mới nhất 2024 chỉ mang tính chất tham khảo, giúp học sinh ôn thi đạt kết quả tốt.

Bộ đề thi toán lớp 5 kỳ 2 năm 2024

Đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán có đáp án mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Tổ chức lớp học đối với cấp tiểu học như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, việc tổ chức lớp học đối với cấp tiểu học được quy định như sau:

[1] Số lượng học sinh mỗi lớp:

- Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh do một giáo viên chủ nhiệm phụ trách.

- Mỗi lớp học hoà nhập có không quá 02 học sinh khuyết tật, trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế để sắp xếp, bố trí thêm học sinh khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những học sinh khuyết tật có nhu cầu và có khả năng học tập đều được đi học.

- Ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép. Số lượng học sinh và số nhóm trình độ trong một lớp ghép phải phù hợp với năng lực dạy học của giáo viên và điều kiện thực tế của nhà trường.

Một lớp ghép có không quá 02 nhóm trình độ, trường hợp đặc biệt sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không quá 03 nhóm trình độ. Một lớp ghép có không quá 15 học sinh.

[2] Lớp học có lớp trưởng và các lớp phó.

- Học sinh trong lớp được chia thành các tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó.

- Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó do học sinh ứng cử hoặc giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, được học sinh trong lớp, trong tổ bầu chọn và luân phiên trong năm học.

- Hình thức tổ chức lớp học được thực hiện linh hoạt phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.

- Hoạt động của lớp học đảm bảo tính dân chủ, tự quản, hợp tác. Mỗi học sinh được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, nhóm, lớp với sự hỗ trợ của giáo viên.

[3] Đối với những lớp cùng trình độ được lập thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung. Tỉ lệ học sinh nam, nữ và sĩ số lớp học cân đối giữa các lớp trong khối lớp.

[4] Tùy theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho học sinh đến trường. Hiệu trưởng phân công phó Hiệu trưởng phụ trách điểm trường.

Chương trình giáo dục tiểu học do ai ban hành?

Theo Điều 17 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục như sau:

Điều 17. Chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục
1. Trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kế hoạch thời gian năm học và thời lượng giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Căn cứ chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và kế hoạch dài hạn của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.
a) Hằng năm xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
b) Xây dựng các nội dung giáo dục bổ trợ đáp ứng nhu cầu người học, nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu phát triển của địa phương, nhà trường và định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường.
d) Xây dựng thời khoá biểu phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.

Như vậy, Chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài ra, căn cứ theo chương trình giáo dục và kế hoạch dài hạn của đơn vị do cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường hằng năm.