Các đề kiểm tra toán lớp 5 tuần 24 năm 2024

Kết nối với chúng tôi qua

Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5: Tuần 24 bao gồm toàn bộ hệ thống kiến thức môn Toán lớp 5 tuần 24 cho các em học sinh củng cố, ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải toán: Luyện tập chung. Giới thiệu hình trụ, hình cầu. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Bài tập cuối tuần môn Toán lớp 5 - Tuần 23 được VnDoc sưu tầm cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng giải Toán lớp 5 Chương 3 về phần hình học Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Luyện tập chung.Thể tích của một hình chuẩn bị cho các bài thi học kì 1 lớp 5 và bài thi học kì 2 lớp 5 đạt kết quả cao.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 2: Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng:

  1. Hình trụ b) Hình cầu.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 3. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 3,2m. Hỏi khối gỗ đó nặng bao nhiêu tấn, biết rằng 1dm3 gỗ nặng 800g.

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 4. Một cái bể hình hộp chữ nhật có chiều dài 16dm, chiều rộng 12dm, chiều cao 10dm. Người ta mở 1 vòi nước chảy vào bể mỗi phút được 30 lít nước thì sau bao nhiêu phút sẽ đầy bể ?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Bài 5. Một cái bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là: chiều dài 5m, chiều rộng 2m và chiều sâu 1,2m. Hiện tại \(\dfrac{2}{5}\) bể đang có nước. Hỏi phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước nữa mới đầy bể (biết rằng 1dm3 = 1 lít nước) ?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Lời giải chi tiết

Bài 1.

Phương pháp:

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Cách giải:

  1. Thể tích hình hộp chữ nhật là:

14 × 8 × 5 = 560 (cm3)

Đáp số: 560cm3.

  1. Đổi: 2,6m = 26dm.

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

26 × 18 × 7 = 3276 (dm3)

Đáp số: 3276dm3.

Bài 2.

Phương pháp:

Xem lại hình dạng của hình trụ và hình cầu, từ đó kể tên một số đồ vật có dạng hình trụ hoặc hình cầu.

Cách giải:

  1. Một vài đồ vật có dạng hình trụ là: lon nước, ống cống, hộp sữa ông Thọ, …
  1. Một vài đồ vật có dạng hình cầu là: quả bóng đá, quả bóng bàn, viên bi, …

Bài 3.

Phương pháp:

- Tính thể tích khối gỗ hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị dm3, lưu ý ta có 1m3 = 1000dm3.

- Tính khối lượng tấm gỗ ta lấy cân nặng của 1dm3 gỗ nhân với số đo thể tích vừa đổi ở trên (số đo thể tích có đơn vị là dm3).

- Đổi số đo khối lượng vừa tìm được sang đơn vị tấn, lưu ý ta có: 1 tấn = 1000kg = 1000000g.

Cách giải:

Thể tích khối gỗ hình lập phương đó là:

3,2 × 3,2 × 3,2 = 32,768 (m3)

Đổi: 32,768m3 = 32768 dm3

Khối gỗ đó nặng số tấn là:

800 × 32768 = 26214400 (g)

26214400g = 26214,4kg = 26,2144 tấn.

Đáp số: 26,2144 tấn.

Bài 4.

Phương pháp:

- Tìm thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là lít, lưu ý ta có 1dm3 = 1\(l\).

- Tìm thời gian để bể đầy nước ta lấy số đo vừa tìm được ở trên chia cho số lít nước vòi chảy được vào bể trong 1 phút.

Cách giải:

Thể tích bể nước đó là:

16 × 12 × 10 = 1920 (dm3)

1920dm3 = 1920\(l\)

Bể sẽ đầy nước sau số phút là:

1920 : 30 = 64 (phút)

Đáp số: 64 phút.

Bài 5.

Phương pháp:

- Tìm thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang đơn vị là lít, lưu ý ta có 1m3 = 1000dm3; 1dm3 = 1\(l\).

- Tìm thể tích nước đang có trong bể ta lấy thể tích của bể (với đơn vị là lít) nhân với \(\dfrac{2}{5}\).

- Tìm số lít nước cần đổ vào bể để bể đầy nước ta lấy thể tích của bể trừ đi thể tích nước đang có trong bể.