Ca sĩ sài gòn nổi tiếng những 1970 là ai?

Ritz với Jo Marcel

Dân mê nhạc trẻ thập kỷ 1970 chắc không ai xa lạ về những cái tên như Trường Kỳ, Nam Lộc và đặc biệt Jo Marcel. Nhạc sĩ này ca hay, biết sử dụng âm thanh, ánh sáng hiện đại hơn nhiều phòng trà khác nên được coi là phù thủy của âm thanh ánh sáng sân khấu. Jo còn là một nhà sản xuất băng nhạc có hạng, đóng đô ở lầu 3 của Crystal Palace [Thương xá Tam Đa].

Trước khi dọn về Ritz, Jo Marcel tổ chức phòng trà tại Queen Bee vào năm 1969. Sau khi hết hợp đồng thuê Queen Bee, Jo thuê phòng trà Ritz của ông Nguyễn Văn Xướng [chủ rạp Hưng Đạo]. Ngoài thành phần ca sĩ, Ritz còn nổi bật lên vì âm thanh và màu sắc mà Jo Marcel đã bỏ rất nhiều công sưu tầm để mang lại cho phòng trà của mình một sắc thái riêng biệt, khác lạ với những phòng trà khác. Jo Marcel còn sử dụng kỹ thuật điện ảnh để tăng phần hấp dẫn và có lẽ là mới lạ nhất thời gian đó. Trên sân khấu là một màn ảnh của rạp xi nê bỏ túi. Nào là phi thuyền Apolo với người phi công là ca sĩ Sỹ Phú đã du học tận Mỹ xa xôi. Những danh lam thắng cảnh của năm châu, của đại dương, của núi, của suối, hoa lá, chim chóc với diễn viên chính là các ca sĩ của Ba Con Mèo [cho phần trình diễn của ban tam ca này], ban hợp ca Bốn Phương [cho phần trình diễn của những đứa con Dương Thiệu Tước - Minh Trang]... Những cảnh này là do Jo Marcel vừa quay phim và đạo diễn. Sau này, Jo có tự tay làm một cuốn phim về nhạc trẻ dựa theo truyện dài Tuổi choai choai của Trường Kỳ.

Jo Marcel tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh năm 1936 tại Hà Nội và là trưởng nam của kỹ sư Vũ Ngọc Thuyến - cũng là một nhạc sĩ và ca sĩ có biệt tài. Năm 1958, Tòng bắt đầu đi hát tại ca vũ trường Đại Nam với tên Ngọc Minh. Năm 1960, Tòng qua hát cho nhà hàng Caravelle. Trong thời gian hát tại đây, ông có dịp học hỏi rất nhiều vì được hát chung với một số ca sĩ nước ngoài. Năm 1963, Tòng ký giao kèo với nhà hàng Baccara. Là một ca sĩ nhưng lại hiểu biết về kỹ thuật âm thanh, nên mỗi khi hát ở một nhà hàng mới, Tòng được “đặc quyền” thay đổi hệ thống âm thanh cho phù hợp với giọng ca của mình. Tại Baccara, Tòng hợp ca cùng nữ ca sĩ Bạch Bích trong những bản nhạc nước ngoài nên đổi tên mới là Jo Marcel.

Mùa thu tráng lệ

Giọng hát chủ lực của phòng trà Ritz là Lệ Thu. Khán giả đến với Ritz trước nhất là vì Lệ Thu, như đến với Đêm Màu Hồng vì Thái Thanh, Queen Bee vì Khánh Ly. Vì tiếng hát Lệ Thu, những người ái mộ phải đi ngược vào đại lộ Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm [Trần Đình Xu] trong khi Tự Do, Maxim’s, Đêm Màu Hồng ở ngay trung tâm. Đến hát ở Ritz, Lệ Thu không cần trang điểm nhiều vì hệ thống ánh sáng ở phòng trà này đã nâng cao khuôn mặt của nàng.

Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Sau đó, gia đình chuyển xuống Hải Phòng cho đến năm 1954 vào nam. Tại Sài Gòn, cô học ở Trường Les Lauriers [Tân Định] cho tới lớp đệ tứ. Nhờ đã học nhạc lý tại Trường Sainte Marie Hải Phòng, thêm có khiếu về ca nhạc, Lệ Thu tự trau dồi ca hát bằng phương pháp nghe các danh ca hát trên đài phát thanh. Ngoài ra cô cũng được nhạc sĩ Đức Quỳnh chỉ dẫn thêm về ca nhạc. Trên Báo Sinh Hoạt Nghệ Thuật năm 1971, Lệ Thu đã giải thích: “Lệ Thu là mùa thu tráng lệ, mùa thu tuyệt vời. Thú thật tên Oanh cũng đẹp lắm chứ. Nhưng khi mới đi hát bị một ông khách hỏi tên bất ngờ, quýnh quá Oanh nói đại tên Thu. Thu không thì trơ quá nên về sau thêm chữ Lệ vào cho đẹp”.

Nhưng từ tháng 4.1970 Lệ Thu đã về với phòng trà Tự Do. Ông Ngô Văn Cường chủ Tự Do đã dùng giá cao để giựt Lệ Thu ra khỏi Ritz của Jo. Jo ký với Lệ Thu là 700.000 đồng hát một năm, cộng tiền cát sê khá cao, còn ông Cường kêu Lệ Thu trả hợp đồng 1 triệu và tiền hát hằng đêm gấp đôi.

Ngoài Lệ Thu, Ritz còn có Ba Con Mèo, ban hợp ca Bốn Phương và ban The Dreamers với những đứa con của bố già Phạm Duy như Duy Quang, Thái Hiền, Duy Cường, Julie Quang, Duy Minh. Hằng đêm, Phạm Duy cùng những đứa con chất nhau trên chiếc xe hơi cũ hát ở Embassy - một club Mỹ trên đường Nguyễn Trung Trực, sau đó là Queen Bee rồi về đây. Có một chuyện tếu táo là trong một cuộc nói chuyện, phóng viên Báo Khởi Hành hỏi: “Anh hát có mệt không?” thì nhạc sĩ này trả lời: “Hát như đi đái ấy mà”.

Người thủy chung với Jo Marcel nhất là Anh Khoa, hết Queen Bee rồi đến Ritz. Tiếng hát của Anh Khoa là tiếng hát của những rặng thùy dương hiền hòa của miền biển Phan Thiết. Ritz còn có Mỹ Thể, giọng hát của thế hệ cùng thời với Lệ Thanh, Thanh Thúy. Mỹ Thể có tiếng ca cao vút nhưng không thanh như Lệ Thu mà ngộp thở, mà say...

Tin liên quan

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu một hiện tượng thú vị trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đó là giai đoạn những tên tuổi nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng như Duy Khánh, Chế Linh, Hùng Cường… từng hát nhạc đỏ, và giai đoạn những ca sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc đỏ như Lê Dung, Ái Vân lại thu âm các bài nhạc vàng. Cùng nghe lại những bản thu âm thú vị này sau đây.

Sau năm 1975, nhiều ca sĩ nhạc vàng của Sài Gòn vẫn còn ở lại trong nước và tham gia đoàn kịch nói của nghệ sĩ Kim Cương, có thể kể đến các ca sĩ nổi tiếng như Thái Châu, Duy Quang, Phương Đại, Thanh Phong, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Sơn Ca, Hà Thanh, Họa Mi…

Đoàn Kim Cương năm 1976, có sự xuất hiện có Thanh Phong. Phương Đại, Thanh Tuyền, Ngọc Đan Thanh, Phương Hồng Ngọc…

Năm 1976, nghệ sĩ Kim Cương cùng ban nhạc Ngọc Chánh thực hiện 1 băng nhạc đỏ với sự thể hiện của các ca sĩ nhạc vàng trong đoàn Kim Cương. Băng nhạc này tên là Đường Chúng Ta Đi, với các bài hát nhạc đỏ và ca sĩ nhạc vàng như sau:

  1. Tiếng chày trên sóc Bombo – Thanh Tuyền & Phương Đại
  2. Lá đỏ – Thái Châu
  3. Hà Nội niềm tin và hy vọng – Lệ Thu
  4. Cuộc đời vẫn đẹp sao – Họa Mi & Phương Đại
  5. Cùng anh tiến quân trên đường dài – Thanh Phong
  6. Bóng cây K’nia – Họa Mi
  7. Quảng Bình quê ta ơi – Hà Thanh
  8. Nổi lửa lên em – Thanh Tuyền
  9. Tự nguyện – Lệ Thu
  10. Lên ngàn – Họa Mi
  11. Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây – Thanh Tuyền
  12. Câu hò bên bờ Hiền Lương – Lệ Thu
  13. Trên đỉnh Trường Sơn ta hát – Lệ Thu

Mời bạn nghe băng nhạc này dưới đây:


Click để nghe băng nhạc

Việc các ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng đã từng hát và thu âm các bài nhạc đỏ đã gây ngạc nhiên thú vị cho nhiều người. Những biểu tượng của nhạc vàng là Duy Khánh, Hùng Cường, Chế Linh đã hát những bài nhạc đỏ mà không ai ngờ tới, đó là Chế Linh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Duy Khánh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Tiếng Đàn Ta Lư, Vòm Cỏ Đông; Hùng Cường hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người, Mỗi Bước Ta Đi, Tự Nguyện...; Giang Tử hát Hai Chị Em; Chế Linh hát Người Con Gái Việt Nam của Phan Nhân – Tố Hữu. Lệ Thu cũng hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người và Trên Đỉnh Trường Sơn Ta Hát… Ngọc Minh trước khi sang được hải ngoại cũng đã hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người.


Click để nghe Chế Linh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

Ca sĩ Thùy Dương có giọng hát hơi bị đớt, quê ở Đà Lạt, nổi tiếng với bài Một Mai Em Đi. Trước khi sang hải ngoại, cô cũng đã thu 1 bài nhạc đỏ nổi tiếng là Tình Ca của nhạc sĩ Hoàng Việt.

Mời các bạn nghe những bài nhạc đỏ do các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng hát ở bên dưới:


Click để nghe Hùng Cường hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người


Click để nghe Hùng Cường hát Mỗi Bước Ta Đi


Click để nghe Duy Khánh hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây


Click để nghe Duy Khánh hát Tiếng Đàn Ta Lư


Click để nghe Duy Khánh hát Vàm Cỏ Đông


Click để nghe Lệ Thu hát Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người


Click để nghe Chế Linh hát Người Con Gái Việt Nam


Click để nghe Thùy Dương hát Tình Ca [Hoàng Việt]


Click để nghe Giang Tử hát Hai Chị Em


Click để nghe Hùng Cường hát Tự Nguyện

Cùng với việc thu thanh nhạc, sau năm 1975, trụ sở Dĩa Hát Việt Nam cũ ở số 101 Võ Di Nguy trở thành Nhà xuất bản GP để in tờ nhạc các bài nhạc đỏ với hình thức giống hệt tờ nhạc trước năm 1975:

Nếu như thời điểm cuối thập niên 1970 là các ca sĩ nhạc vàng hát nhạc đỏ, sang đến thập niên 1990 thì đã có những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc đỏ đã chuyển sang hát “nhạc vàng”, nổi tiếng nhất là Lê Dung và Ái Vân.

Nếu như Lê Dung được phong danh hiệu NSND, là nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam, thì Ái Vân cũng là một trong những ca sĩ nhạc đỏ nổi tiếng nhất trong giai đoạn 1970-1980. Ái Vân sinh năm 1955, ở tuổi chưa đến 20, cô đã là ca sĩ trẻ đẹp và được yêu mến bậc nhất ở miền Bắc. Ái Vân được yêu mến đến nỗi có câu chuyện là vào giữa thập niên 1970, những bộ đội xa nhà thường chuyền tay nhau tấm hình thần tượng là Ái Vân như là một báu vật.

Ca sĩ Ái Vân xuất thân trong một gia đình nghệ thuật danh giá ở Hà Nội, có mẹ là Ái Liên, được biết đến như là một trong những nữ ca sĩ tân nhạc thời kỳ đầu tiên, sau này là một diễn viên nòng cốt của nghệ thuật cải lương cách mạng miền Bắc.

Ái Vân đã tham gia nghệ thuật từ năm 14 tuổi, sau đó tốt nghiệp Nhạc Viện Hà Nội, ngoài ca hát còn tham gia đóng kịch và đóng phim.

Thập niên 1970, những ca khúc mang tính đấu tranh, thôi thúc tinh thần qua giọng hát Ái Vân được phát liên tục trên đài phát thanh, trở thành giọng hát quen thuộc nhất ở miền Bắc thời đó. Ngoài hát nhạc đỏ, Ái Vân còn được xem là một trong những ca sĩ nhạc nhẹ đầu tiên của Hà Nội.

Năm 1990, Ái Vân được Đoàn cử sang Đông Đức học nhằm bồi dưỡng để trở thành cán bộ văn hóa nòng cốt, tuy nhiên cô đã quyết định ở lại sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Khi đó Ái Vân đã được phong danh hiệu là NSƯT, nên việc cô chọn ở lại Âu Châu là một sự kiện chấn động của làng văn nghệ trong nước.

Ái Vân năm 1991, trong lần đầu tiên xuất hiện trên Paris By Night

Năm 1991, lần đầu tiên Ái Vân xuất hiện trên Paris By Night số 12 với ca khúc Paris Và Anh của nhạc sĩ Tùng Giang. Thời gian sau đó, cô cộng tác thường xuyên với trung tâm Thúy Nga, được yêu mến với nhiều bài nhạc quê hương âm hưởng Bắc Bộ và những bài nhạc trữ tình. Tất cả những ca khúc mà Ái Vân chọn hát trên Thúy Nga hay Asia đều đơn thuần là những bài nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, cô thường hát song ca với Elvis Phương và Nguyễn Hưng…


Click để xem Ái Vân và Elvis Phương hát Tát Nước Đầu Đình trên Paris By Night

Tới năm 1994, Ái Vân chuyển từ Đức sang Hoa Kỳ sinh sống và biểu diễn.

Năm 1998, cô có màn xuất hiện đặc biệt với nam ca sĩ Kiều Hưng trên Paris By Night 44 với bài Thằng Bờm của nhạc sĩ Phạm Duy, Kiều Hưng cũng được xem là một giọng hát huyền thoại của dòng nhạc đỏ, cũng đã chọn ở lại Âu Châu trước đó.


Click để xem Kiều Hưng và Ái Vân hát Thằng Bờm trên Paris By Night

Đầu những năm 2000, Ái Vân phát hiện mình bị ung thư và phải hóa trị, sau đó dần ít xuất hiện trên sân khấu. Lần cuối cùng cô hát trên Paris By Night là số 53 vào năm 2000.

Sau đó Ái Vân chuyển sang trung tâm Asia năm 2001, nhưng chỉ tham gia được 2 số 33,34.

Thời gian tại Mỹ, không ít lần Ái Vân bị khán giả tại đây tẩy chay. Trả lời phỏng vấn trên báo, Ái Vân nói rằng năm 2004, có đến 90% sô diễn của cô bị huỷ vì lý do này.

Việc Ái Vân tham gia hát ở hải ngoại thường xuyên suốt 10 năm và đã phát hành được khá nhiều CD nhạc cũng có thể xem là một thành công vì cũng đã được khán giả đón nhận, tuy nhiên thành công đó thật ít ỏi nếu so với thời kỳ đỉnh cao mà cô đạt được ở trong nước thời gian trước đó.

Ngoài Ái Vân còn có nữ ca sĩ Lê Dung cũng có thời gian sang hải ngoại để thu âm nhiều ca khúc trữ tình xưa. Bà một người được xưng tụng là huyền thoại của dòng nhạc thính phòng, là nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam cả về trình diễn lẫn giảng dạy, đã được phong tặng là nghệ sĩ nhân dân.

CD nhạc của Lê Dung phát hành ở hải ngoại

Cố nghệ sĩ Lê Dung không tham gia sinh hoạt trong làng nhạc hải ngoại một cách chính thức giống như Ái Vân, nhưng vào thời gian đi lưu diễn ở Châu Âu thập niên 1990, bà đã thu âm một số ca khúc được sáng tác ở miền Nam trước 1975 vốn vẫn là “nhạc cấm” ở trong nước thời điểm đó, như là Nghìn Trùng Xa Cách [Phạm Duy], Trên Ngọn Tình Sầu [Từ Công Phụng], Từ Giọng Hát Em [Ngô Thụy Miên], Bài Không Tên Số 2 [Vũ Thành An]… cho các trung tâm nhạc ở hải ngoại như là Mưa Hồng Production.


Click để nghe Lê Dung hát Nghìn Trùng Xa Cách


Click để nghe Lê Dung hát Trên Ngọn Tình Sầu


Click để nghe Lê Dung hát Từ Giọng Hát Em

Đặc biệt là Lê Dung còn xuất hiện trong một cuốn video của Làng Văn bằng ca khúc Hướng Về Hà Nội, với giọng hát được nhận xét là cuồn cuộn tuôn trào cảm xúc. Cho đến nay, có thể nói khó có người hát ca khúc này hay hơn Lê Dung.


Click để nghe Lê Dung hát Hướng Về Hà Nội

Ngoài ra Lê Dung cũng hát lại ca khúc Mưa Trên Biển Vắng, lời Việt của nhạc sĩ Nhật Ngân vốn đã gắn liền với giọng hát Ngọc Lan:


Click để nghe Lê Dung hát Mưa Trên Biển Vắng

Trước Ái Vân và Lê Dung một thời gian khá lâu, cũng đã có một số nghệ sĩ được đào tạo ở miền Bắc vào Nam để gia nhập làng nhạc sôi động này từ thập niên 1960, đó là Bùi Thiện, Đoàn Chính, là những ca sĩ “hồi chánh”. Đoàn Chính là con trai của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, còn Bùi Thiện nổi tiếng khi song ca cùng Sơn Ca, Thanh Tuyền, đồng thời là giảng viên dạy thanh nhạc ở trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Published under copyright license

Video liên quan

Chủ Đề