Bóc giả mạc là gì

Viêm kết mạc có giả mạc là một trong những bệnh lý về mắt phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Bệnh tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến thị lực và việc điều trị thường không dễ dàng. Nhiều trường hợp phải thực hiện bóc tách giả mạc, khiến không ít người bệnh hoang mang, lo lắng. Vậy viêm kết mạc giả mạc là gì? Dấu hiệu bệnh ra sao? Điều trị bệnh như thế nào? Cùng tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây để rõ hơn.



Viêm kết mạc có giả mạc là gì?

Bệnh viêm kết mạc có giả mạc, bản chất là viêm kết mạc nặng. Nói cách khác, mắt xuất hiện giả mạc là một dạng kết thúc của viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ.

Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt, chỉ khi nào lật mi lên mới có thể nhìn thấy. Khi xuất hiện giả mạc tại mắt, cũng là lúc sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh viêm kết mạc đang có chiều hướng nặng thêm.

Giả mạc có thể gây chảy máu, làm mắt sưng nhiều, khiến bệnh diễn biến phức tạp nếu không được bóc tách. Do đó, một khi bị viêm kết mạc có giả mạc người bệnh không nên chủ quan, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc có giả mạc

Viêm kết mạc có giả mạc khởi phát từ viêm kết mạc [đau mắt đỏ], mà nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp nhất hiện nay là:

  • Virus: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp viêm kết mạc, chủ yếu do Adeno virus gây ra. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch mắt, nước mắt của người bệnh.
  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, Staphylococus, Hemophilus Influenza,... là những vi khuẩn gây viêm kết mạc đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở mắt nếu không được điều trị.
  • Tác nhân dị ứng: Lông vật nuôi, phấn hoa, bụi, hóa chất, thuốc… khi tiếp xúc với mắt có thể gây viêm kết mạc mắt.

Viêm kết mạc có giả mạc bản chất là viêm kết mạc nặng, bệnh thường do virus và vi khuẩn gây ra

Dấu hiệu viêm kết mạc có giả mạc

Khi bị viêm kết mạc có giả mạc, người bệnh sẽ thấy mắt đỏ và có ghèn, ban đầu chỉ một mắt bị đỏ, sau đó mới lan sang mắt còn lại. Ghèn mắt thường là nước trong hoặc màu vàng. Cùng với đó là hiện tượng khó chịu, cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do dử dính chặt. Khi lật mi mắt lên sẽ thấy lớp màng viêm màu trắng bám vào mặt sau của mi mắt, đây chính là giả mạc.

Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có giả mạc ngoài những triệu chứng trên còn có thể kèm ho sốt, viêm đường hô hấp trên. Kết mạc đỏ ngầu, mắt ra ghèn nhiều, đôi khi ứa nước hồng như máu.

Viêm kết mạc có giả mạc nguy hiểm không?

Viêm kết mạc có giả mạc khiến mắt của người bệnh sưng rất nặng và kéo dài, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Trong khoảng thời gian mắc bệnh, đời sống, công việc bị ảnh hưởng rất nhiều do sức khỏe của mắt bị suy giảm.

Không dừng lại ở đó, viêm kết mạc có giả mạc nếu không được điều trị đúng cách, để bệnh kéo dài có thể gây biến chứng loét giác mạc dễ để lại sẹo gây giảm thị thực. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, khi có dấu hiệu mắc bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám sớm, điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị viêm kết mạc có giả mạc

Khi bị viêm kết mạc có giả mạc, những biểu hiện ở mắt cùng cảm giác khó chịu do bệnh gây ra khiến không ít người bệnh mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, không biết viêm kết mạc có giả mạc bao lâu thì khỏi? Theo các chuyên gia, viêm kết mạc có giả mạc có thể khỏi sau khoảng 10 ngày can thiệp điều trị bóc giả mạc, nhiều trường hợp có thể can thiệp bóc giả mạc 2 - 3 lần. Sau khi bóc giả mạc cần tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và tái khám đúng hẹn nên người bệnh không nên quá nôn nóng.

Bóc lớp màng giả mạc là cách hỗ trợ điều trị viêm kết mạc có giả mạc tối ưu nhất hiện nay. Vì lớp giả mạc thường bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được, có thể khiến bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài và lâu khỏi nếu không được bóc đi.

Viêm kết mạc có giả mạc cần phải loại bỏ lớp giả mạc mới có thể đem lại hiệu quả điều trị bệnh

Các biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc có giả mạc

Viêm kết mạc là bệnh lý rất dễ lây, thậm chí bùng phát thành dịch do việc lây nhiễm chỉ thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt, ghèn, hơi thở, nước bọt, khăn mặt, chậu rửa mặt, kính,… của người bệnh. Do đó, chủ động phòng ngừa mắc bệnh sớm là hết sức cần thiết.

Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc viêm kết mạc giả mạc bạn cần lưu ý:

  • Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, kính mắt với bất kỳ ai, nhất là với người bệnh viêm kết mạc [đau mắt đỏ]. Khăn sau khi sử dụng cần giặt sạch bằng xà phòng, phơi dưới nắng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt, dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt. Không tự đắp lá dâu, lá trầu, nhỏ thuốc vào mắt khi bị bệnh vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
  • Không nên đeo kính áp tròng, trang điểm mắt, sử dụng các loại kem dưỡng mắt, mỹ phẩm khi bị viêm kết mạc, đặc biệt là khi viêm kết mạc có giả mạc.
  • Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài đường, làm việc ngoài trời nơi có nhiều khói bụi.
  • Khi có triệu chứng bất thường ở mắt như: mắt đỏ, cộm, xốn, ra nhiều ghèn... cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị sớm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh lây nhiễm cho người khác.
  • Khử trùng các bề mặt như: bồn tắm, bồn rửa mặt, bàn ăn và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
  • Không dụi mắt, chạm tay vào mắt chưa nhiễm bệnh đã chạm vào mắt bị bệnh.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C [dâu tây, cam, kiwi, xoài, ớt chuông], vitamin A và D [bông cải xanh, rau bina, đu đủ, bí đỏ, khoai lang], vitamin B [thịt gà, trứng, gan động vật, nấm]... để tăng cường sức đề kháng chống lại viêm kết mạc và các bệnh lý về mắt khác.

Sau khi đã khỏi bệnh, người bệnh có thể chủ động bổ sung thêm các tinh chất thiên nhiên có khả năng thúc đẩy tăng cường Thiodredoxin như tinh chất Broccophane để bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, nâng cao sức khỏe cho đôi mắt từ bên trong. Broccophane nay đã được các nhà khoa học Mỹ tinh chế cô đọng trong sản phẩm bổ mắt Wit.

Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp sóc mắt vượt trội từ bên trong

Hy vọng qua toàn bộ những thông tin chia sẻ ở trên có thể giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm kết mạc có giả mạc. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa, chăm sóc, điều trị bệnh đúng và hiệu quả.


Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên.

  • Chủ động phòng biến chứng khi bị đau mắt đỏ

Viêm kết mạc nặng rất dễ dẫn đến có giả mạc.

Theo BS. Hoàng Cương, bệnh viện mắt Trung ương: Mắt xuất hiện giả mạc là một dạng kết thúc của bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, hiện tượng này thường khiến mọi người lo sợ bởi khi có giả mạc việc điều trị sẽ khó khăn hơn.


Nhiều người bị viêm kết mạc ở mức độ nặng có thể dẫn tới xuất hiện giả mạc ở mắt. Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Giả mạc thường mọc ở mi, kết mạc mi trên/mi dưới, khi xuất hiện giả mạc tức là bệnh đang có chiều hướng nặng thêm.


Những dấu hiệu nhận biết mắt có giả mạc: Bệnh nhân bị viêm kết mạc trong đợt cấp thường có các triệu chứng: Sưng, cộm, ngứa mắt, chảy nước mắt, mắt có nhiều nghèn, viêm giác mạc, gây mờ thể lực… Nếu sau 3 – 5 ngày điều trị các tình trạng này không thuyên giảm, thậm chí có hiện tượng sưng nề mi, chảy dịch hồng hồng như máu thì rất có khả năng đã có giả mạc.


Cách xử trí: Khi bị giả mạc, mắt bị sưng rất nặng và thường kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được. Vì thế bệnh nhân cần phải đến bệnh viện khám và bóc giả mạc, những trường hợp phải bóc giả mạc, thường sau 10 ngày bệnh mới có xu hướng lui giảm và khỏi.


Lớp giả mạc cần phải được lấy ra để rút ngắn thời gian điều trị, giúp mắt mau lành hơn. Trong khi tiến hành bóc giả mạc có thể chảy máu nhẹ, cảm giác khó chịu, cộm trong vài ngày. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho nhỏ thuốc kháng sinh và kháng viêm cho đến khi bề mặt mắt lành hoàn toàn. Đa số sau khi điều trị, bệnh sẽ lành hoàn toàn nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.


Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng bệnh viêm kết mạc, quan trọng nhất là vệ sinh tay, mắt thường xuyên. Có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo các loại khi có người xung quanh bị đau mắt đỏ, khi có dịch cần tránh chỗ đông người để không bị lây bệnh.


TN/Báo Tin Tức

Người dân không tự điều trị đau mắt đỏ để tránh biến chứng nặng

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương [Bộ Y tế], thời gian gần đây trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho khoảng 150-200 ca đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đau mắt đỏ,
  • viêm kết mạc,
  • giả mạc,
  • giảm thị lưc,
  • viêm giác mạc,
  • bệnh viện Mắt trung ương,

Video liên quan

Chủ Đề