Người lớn có nên uống sữa trẻ em không

Với các nhà khoa học, việc theo dõi quá trình tiến hóa của người khá rắc rối và khó khăn.

Lý do chính cho việc này là vì các phương pháp hiện tại không xác định được thời gian mà các đột biến ở người xuất hiện. Thời gian mà các biến dị ấy phân tán ra các cá thể mới hiện nay vẫn là một bí ẩn.

Con người đã nhận được một đột biến cực kỳ hữu dụng trong lịch sử cận đại của nhân loại: khả năng uống sữa bất chấp tuổi tác

Một ví dụ cụ thể về khó khăn này là sự đột biến tạo ra khả năng hấp thụ đường trong sữa.

Dĩ nhiên trẻ con từ xưa đến nay không gặp phải nỗi lo tiêu chảy mỗi khi uống sữa. Nhưng trước khi đột biến này xuất hiện ở người, bất cứ người lớn nào có ý định "uống tranh trẻ con" đều sẽ gặp phải hậu quả về đường tiêu hóa ngay sau đó.

Những cư dân châu Âu trước đây là một trong những chủng tộc đầu tiên phát triển khả năng này vì văn hóa chăn nuôi của họ đã nở rộ từ sớm. Việc tận dụng sữa gia súc thật sự là mội lợi thế lớn cho họ.

Đa số người Việt trưởng thành đều đạt một mức độ hạn chế tiêu hóa lactose ở một mức độ nào đó.

Trước đó, bộ gen phụ trách việc tiết ra enzyme lactase, loại enzyme có khả năng tiêu hóa đường sữa, hay lactose, thường tự tắt mình đi khi nhận thấy cơ thể đang chuyển tiếp sang giai đoạn trưởng thành. Nhưng một biến thể đột biến đã giữ cho bộ phận sản sinh ra lactase tiếp tục hoạt động và như vậy sinh ra thế hệ những con người đầu tiên có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ sữa và những sản phẩm từ sữa như phô mai.

Đây là một trong những lịch sử quan trọng của nhân loại và giới khoa học cũng phần nào "đoán" được quá trình phát tán gen này.

Vấn đề thực sự nằm ở chố, với các phương pháp trước đây, con người hầu như không thể xác định được thời gian cụ thể mà đột biến này đã xuất hiện. Sai số của họ có thể lên đến cả chục nghìn năm.

Nếu là một đột biến xảy ra cả triệu năm trước, sai số 5000 hay 10.000 năm có thể chấp nhận được. Nhưng khi nói về lịch sử chỉ vài chục năm gần đấy, con số này lại trở nên quá lớn, không đủ cung cấp cho các nhà nghiên cứu các mốc thời gian giúp ích cho quá trình nghiên cứu.

Như một chiếc kính lúp, công cụ phân tích gen mới mang đến cho giới khoa học cái nhìn cụ thể hơn về tiến trình tiến hóa của con người

Vào đầu tháng 5 năm 2016, nhóm nghiên cứu sinh học tại trường Đại Học Stanford hàng đầu Hoa Kỳ, đã thông báo phát minh ra một kỹ thuật phân tích tiến hóa mới. Kỹ thuật này hứa hẹn sẽ cho ra những kết quả chi tiết hơn trước rất nhiều, thay vì dự đoán với sai số đến hàng thiên nhiên kỷ, các nhà nghiên cứu sẽ có thể có những câu trả lời cụ thể đến một vài trăm năm. Trong báo cáo nghiên cứu, nhóm cho biết họ đã áp dụng thử phương pháp mới để miêu tả quá trình phát triển di truyền của người dân nước Anh trong 2000 năm qua.

Cụ thể cách thức xác định gen và alen ở phương pháp mới sẽ không chỉ tập trung vào bản thân alen mà thu thập cả thông tin của những cụm gen xung quanh nó. Nếu một đột biến thành công tạo ra một lợi thế nào đó cho sự sinh tồn, alen sẽ phân bổ rộng hơn trong những thế hệ con cháu sau đó.

Alen là biến thể của gen có khả năng gây ra đột biến ở một loài.

Nhưng những bộ gen xung quanh nó cũng sẽ di cư theo gen alen ấy. Những bộ gen này có khả năng đột biến một cách tự do mà không làm ảnh hưởng tới chức năng của alen chính. Và đây chính là cơ sở xác định độ tuổi các đột biến xảy ra trong lịch sử: lượng đột biến trong các cụm gen “đeo bám” sẽ dễ phân biệt khi so với số lượng đột biến trong các bộ gen bình thường.

Bằng phương pháp này chỉ cần số lượng bộ gen quyên góp tình nguyện, các nhà khoa học có thể chính thức có cơ sở để khám phá ra những giai đoạn lịch sử tiến hóa cụ thể của con người.

Kết quả của một số thực nghiệm ban đầu

Với phương pháp xác định tuổi đời các đột biến, nhóm nghiên cứu đã áp dụng kỹ thuật mới vào 3.195 bộ gen tình nguyện được thu thập qua chương trình UK10K. Tín hiệu hiệu lớn nhất họ nhận được đến từ chính alen phụ trách việc đảm bảo khả năng hấp thụ dinh dưỡng của sữa. Điều này cho thấy tạo hóa đã tiếp tục ra sức phổ biến bộ gen cực kỳ có lợi này cho đến thời hiện đại.

Họ cũng phát hiện rằng sự tiến hóa đã có xu hướng lựa chọn cho những đặc điểm như tóc vàng và mắt xanh. Chiều hướng phát triển này có lẽ là kết quả chủ quan của chính xã hội con người với những đánh giá sắc đẹp của mình qua các thời kỳ thay vì là một xu hướng thích ứng với tác động của môi trường xung quanh.

Tuy vậy khả năng tiêu hóa sữa, màu tóc và màu mắt đều là những đặc điểm cơ thể xác định bởi một số lượng nhỏ các tế bào gen. Phương thức xác định mới này thậm chí có khả năng phân tích cả những bộ gen “polygenic” lớn gồm đến hàng nghìn những đơn vị gen nhỏ để tạo ra một sự thay đổi hay chuyển biến một đặc điểm cơ thể nào đó.

Xu hướng chung của sự tiến hóa ở loài người trong thời gian gần đây là sự gia tăng về chiều cao.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã chọn chiều cao làm đề tài nghiên cứu. Giáo sư Pritchard và đồng nghiệp kết luận rằng sự tiến hóa đã ưu ái cho chiều cao một cách rất rõ ràng. Và điều đúng với hầu hết các bộ gen tìm thấy trên các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Ngoài chiều cao ra, đầu của những đứa bé sơ sinh cũng lớn hơn trước để chứa những bộ não dần trở nên "quá cỡ" cũng chính vì sự chọn lọc tự nhiên. Thay vào đó, vòng hông của phụ nữ cũng to lớn hơn cách đây vài trăm năm để tăng khả năng đẻ ra những đứa trẻ "đầu to" một cách an toàn hơn. Các dạng biến hóa gen về cỡ đầu ở những đứa trẻ và cỡ hông ở phũ nữ đã trở nên đa dạng hơn so với hai nghìn năm trước.

Phương pháp này đã mở ra một chương mục mới trong nền khoa học khảo cổ nhân chủng học

Sự tiến hóa vẫn âm thần diễn ra ngay trong thời cận đại và hiện đại ở loài người.

Kỹ thuật phân tích mới của giáo sư Pritchard đã kết luận về sự khác biệt về đặc điểm cơ thể giữa những người Anh ngày xưa trong cuộc chiến chống quân Rô-ma hàng nghìn năm trước và người Anh hiện đại ngày nay. Cuộc tiến hóa kéo dài hai nghìn năm, nghĩa là khoảng 100 thế hệ đời người.

Quá trình này đã tạo ra một sự khác biệt lớn đến mức, nếu người Anh của ngày xưa được hưởng điều kiện sống no đủ với thuốc men hiện đại, họ cũng sẽ có chiều cao thấp hơn người Anh hiện nay, đầu của những đứa bé sẽ nhỏ hơn bây giờ và hấu hết các phụ nữ đến từ thế giới 2000 năm trước cũng sẽ có vòng 2 kém ấn tượng hơn.

Tham khảo Economist

[PLO]- Từ trước đến nay chúng ta chỉ quan tâm đến việc dùng sữa cho trẻ nhỏ mà quên đi việc bổ sung chúng cho người trưởng thành và trung niên. Vậy người trưởng thành và trung niên liệu có cần uống sữa?

Sữa là thực phẩm thiết yếu và bổ dưỡng trong cuộc sống bởi những lợi ích mà chúng mang lại. Sữa cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể bao gồm chất đạm, canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin B12, B2, PP, phospho, kali và magne… Đặc biệt, theo ThS-BS Trần Thị Hồng Loan, Viện Dinh dưỡng NutiFood, đạm whey trong sữa và canxi sữa là loại đạm và canxi có giá trị sinh học cao nhất vì rất dễ tiêu hóa hấp thu.

Tuy nhiên, từ trước đến nay chúng ta chỉ quan tâm đến việc dùng sữa cho trẻ nhỏ mà quên đi việc bổ sung chúng cho người trưởng thành và trung niên.

Vậy người trưởng thành và trung niên liệu có cần uống sữa? 

Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Trần Thị Hồng Loan cho biết: "Các nghiên cứu đã chứng minh việc dùng sữa thường xuyên hằng ngày đối với người lớn sẽ giúp không chỉ tăng cường sức khỏe của xương, phòng chống loãng xương mà còn giúp giảm nguy cơ cao huyết áp, giảm cả nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.


Sữa không chỉ tốt cho trẻ em mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người lớn. Ảnh: Internet

Sữa cũng là loại thực phẩm dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian chế biến nên sẽ rất tiện lợi khi sử dụng".

Sử dụng sữa cho người trưởng thành và trung niên như thế nào cho hợp lý?

Cũng theo ThS-BS Hồng Loan: "Trong sữa tươi nguyên chất thì thành phần chất béo chiếm khá cao do đó cung cấp nhiều năng lượng và dễ làm tăng cân, nếu uống sữa có đường thì càng nhiều năng lượng hơn và cân nặng càng dễ tăng hơn. Chất béo trong sữa nguyên chất chủ yếu lại là béo bão hòa nên nếu dùng nhiều sẽ không tốt cho mỡ máu, huyết áp và tim mạch. Do vậy, đối với người không muốn tăng cân, thừa cân béo phì, người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp hay bệnh tim mạch, kể cả người bệnh gan mật [vì gan và mật cần thiết để chuyển hóa chất béo] và người tiểu đường tuýp 2 thì không nên uống sữa nguyên béo mà nên thay thế bằng các loại sữa tách béo/ ít béo và không đường hoặc các loại sữa đặc trị bệnh [là sữa đã được điều chỉnh lại thành phần cho phù hợp với bệnh].

Người bệnh viêm đại tràng mãn hay bị hội chứng ruột kích thích cũng không uống được sữa béo và có thể thay thế bằng sữa đậu nành canxi cho tới khi bệnh ổn định".


Nên kết hợp sữa và đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Ảnh: Internet

Thêm vào đó, BS Loan khuyên do sữa nguyên chất chứa ít chất sắt, là chất cần để tạo máu nên người lớn cần kết hợp uống sữa vừa phải [lượng phù hợp khoảng 1-2 ly/ngày] với chế độ ăn lành mạnh, đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

Ngoài ra, vì thành phần sữa nguyên chất có chứa đường lactose [còn gọi là đường sữa], để tiêu hóa đường sữa này, cơ thể chúng ta cần có men lactase ở ruột non. Những người bị thiếu men lactase tạm thời do không thường xuyên uống sữa lâu ngày sẽ dẫn tới dễ bị rối loạn tiêu hóa [đau bụng, đầy hơi, tiêu lỏng…] khi uống sữa. Trong trường hợp này, cần tập làm quen với sữa từ từ trở lại [như uống sữa từng ít một, pha loãng sữa, uống sữa sau khi ăn nhẹ…] để kích thích đường tiêu hóa tạo lại men lactase. Người lớn bị thiếu men lactase bẩm sinh cũng sẽ không dung nạp được sữa và cần chọn các loại sữa đậu nành canxi [không có đường lactose] hay sữa đã tách thành phần đường sữa còn gọi là sữa lactose-free để dùng thay thế.

Như vậy, dù là người lớn hay trẻ nhỏ chúng ta đều nên uống sữa và kết hợp thực phẩm lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt.

NGUYÊN HÀ

Video liên quan

Chủ Đề