Tự ý thức, tiềm thức vô thức là gì

Trang chủ > Tin tức > Tâm lý - Kỹ năng

Bộ não con người có 2 phần là tiềm thức & ý thức:
- Tiềm thức giống như phần chìm của tảng băng chìm điều khiển & chiếm 90% tư duy của bạn.
- Ý thức chỉ chiếm 10% tư duy cũng như năng lực của bạn.

Ý thức là gì?
 
Ý thức là phần biết suy nghĩ và lập luận của bạn, là một phần trong tâm trí bạn được dùng để đưa ra quyết định hàng ngày. Ý chí tự do của bạn nằm ở đây và với ý thức, bạn có thể quyết định điều bạn muốn tạo ra trong cuộc sống của bản thân mình. Với ý thức, bạn có thể chấp nhận hoặc phản kháng lại bất kỳ ý tưởng nào. Không một người hay một tình huống nào có thể bắt bạn suy nghĩ một cách nghiêm túc về những suy nghĩ và ý tưởng mà bạn không lựa chọn. Và tất nhiên, những suy nghĩ bạn lựa chọn cuối cùng sẽ quyết định cả cuộc đời bạn. Nhờ quá trình luyện tập cùng với sự nỗ lực, bạn có thể học cách điều chỉnh những suy nghĩ của bạn hướng tới những suy nghĩ có lợi cho sự hiện hữu của giấc mơ và mục tiêu bạn đã chọn. Ý thức của bạn có sức mạnh rất lớn, nhưng lại là phần hạn chế hơn trong tâm thức bạn.
 
Ý thức có:
Khả năng xử lý hạn chế
Trí nhớ ngắn hạn [khoảng 20s]
Khả năng xử lý 1 đến 3 sự việc cùng một lúc 
Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 200 đến 240 km/h
Khả năng xử lý trung bình 2000 mẩu thông tin mỗi ngày.

​Tiềm thức là gì?


Thực ra tiềm thức của bạn đặc biệt hơn nhiều. Nó thường được nhắc đến như phần tâm trí tinh thần hay phổ quát, và nó không biết đến giới hạn nào, ngoại trừ những giới hạn mà bạn chủ ý chọn. Hình ảnh về bản thân bạn và những thói quen của bạn đều “sinh sống” trong tiềm thức. Nó hoạt động trong từng tế bào của cơ thể bạn. Phần tâm trí này có liên hệ với con người siêu phàm ở mức độ cao hơn so với phần ỳ thức. Đó là sợi dây gắn kết bạn với thế giới, với khởi nguồn và sự thông thái vô hạn của vũ trụ. 
Tiềm thức là thường xuyên, là vô tận và nó chỉ hoạt động trong thời điểm hiện tại mà thôi. Nó lưu trữ những kinh nghiệm và ký ức của bạn, nó giám sát tất cả những hoạt động, những chức năng vận động, nhịp tim, tiêu hóa… của cơ thể bạn. Tiềm thức nghĩ đúng theo nghĩa đen, và nó sẽ tiếp nhận tất cả những suy nghĩ mà ý thức của bạn đã chọn nghĩ. Nó không có khả năng bác bỏ khái niệm hay ý tưởng. Như vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải chọn cách sử dụng ý thức để cài đặt lại những niềm tin thuộc về tiềm thức, và tiềm thức phải chấp nhận những ý tưởng và niềm tin mới; không được “cự tuyệt” chúng.
 
Chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định có ý thức để thay đổi nội dung tiềm thức của mình.
 
Tiềm thức có:
 
Khả năng xử lý mở rộng
Trí nhớ dài hạn [những kinh nghiệm, thái độ, giá trị và niềm tin trong quá khứ]
khả năng xử lý hàng nghìn sự việc cùng một lúc
Sự thôi thúc có khả năng di chuyển với vận tốc 160.000km/h
Khả năng xử lý trung bình 4 tỷ mẩu thông tin mỗi ngày
 
Như bạn đã thấy, tiềm thức quyền năng hơn ý thức rất nhiều. Hãy thử tưởng tượng tâm trí bạn như một núi băng trôi. Phần núi băng mà bạn nhìn thấy phần nổi trên mặt nước, chính là ý thức của bạn. Nó chỉ thể hiện được khoảng 1/6 khả năng trí tuệ của bạn mà thôi, còn phần ở dưới nước [chiếm khoảng 5/6] chính là tiềm thức của bạn. Khi chúng ta hoạt động chủ yếu là nhờ ý thức [mà thường chúng ta vẫn vậy] chúng ta mới chỉ sử dụng một phần nhỏ tiềm năng thực sự của chúng ta mà thôi. Ý thức là loại phương tiện chậm chạp và cồng kềnh hơn nhiều so với tiềm thức.
 
Vì vậy, mục tiêu của chúng ta là phải làm sao học được phần lớn nguồn sức mạnh trong tiềm thức, sử dụng nó để phục vụ lợi ích của bản thân. Mỗi ngày, chúng ta phải tạo ra được một khoảng trống để “đăng ký” với tiềm thức tinh thần của mình. Một khoảng thời gian yên tĩnh thường nhật không để những yếu tố bên ngoài làm sao lãng sẽ củng cố sự gắn kết của chúng ta với con người thực sự của mình.

>> Khai thác tiềm năng của tiềm thức bằng các ứng dụng tâm lý hiện đại


​Chúng ta có thể kết nối với tiềm thức bằng cách sử dụng một vài thủ thuật như: khẳng định, hình dung, cầu nguyện, suy nghĩ và thiền định, biết ơn, biết đánh giá và tập trung vào những suy nghĩ tích cực.
 
Tiềm thức có thể đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn đến, giúp chúng ta đạt được mục tiêu trong cuộc sống của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với ý thức. Vì vậy, bằng cách kết nối và sử dụng vận tốc, sức mạnh, sự lanh lợi đáng kinh ngạc của tiềm thức, chúng ta có thể bắt đầu sử dụng luật hấp dẫn một cách có chủ ý để hấp dẫn và tạo ra những kết quả mà chúng ta hằng mong đợi một cách hiệu quả hơn.

Theo NLPVietNam

Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |

Phân tâm học --- Ý thức - Tiềm thức - Vô thức ---Sigmund Freud

Sigmund Freud, cha đẻ của thuyết phân tâm học, chia nhân cách con người ra làm 3 phần [topographic model]: Ý thức, tiềm thức, và vô thức.Ý thức, là những suy nghĩ hiện hữu diễn ra từng giây từng phút. Sự xoay chuyển của luồng suy nghĩ, cảm giác về sự vật xung quanh hiện hữu, nhận biết thực trạng bản thân. Tất cả là ý thức.Tiềm thức là những gì nằm trong bộ nhớ của chúng ta. Bình thường chúng ta không cảm nhận nó, những chúng ta vẫn dùng nó liên tục và trao đổi thông tin liên tục với ý thức. Bài học, kĩ năng, gường mặt, đường xá... đều thuộc về ý thức. Tiềm thức là mảng lớn hơn ý thức.

Vô thức - mảng lớn nhất- nằm bên trong tâm thức con người. Bình thường con người không có cách nào mang những gì chứa trong vô thức ra để trau dồi với ý thức, giống như ta làm với tiềm thức. Vô thức chỉ bộc lộ trong một số trường hợp nhất định, và nằm ngoài sự chi phối của con người. Ví dụ như giấc mơ, bi kịch, hoặc một số kích thích nhất định nào đó khiến cho một số suy nghĩ, mảng trí nhớ chứa trong vô thức đột ngột trào lên. Ví dụ như ví an năm 1990 ở California, George Franklin bị kết án và bỏ tù vì hành vi giết một cô bé 20 năm trước. Trong khi đang ngồi chơi, đột nhiên cô con gái của hắn nhớ lại tình cảnh lúc hắn giết cô bạn của cô bé 20 năm về trước, những hình ảnh quá đáng sợ mà khiến cho "self mechanism" [cơ chế tự bảo vệ]của cô con gái "repress" [nhấn chìm] vào trong vô thức, và 20 năm sau

đột ngộ xuất hiện trở lại.[Tất nhiên để kết luận cho một vụ án liên quan đến những hình ảnh lưu trữ trong vô thức, cần phải thông qua sự kiểm tra đánh giá của những chuyên gia phân tâm học]

"Tảng băng trôi" là mô hình mà Freud dùng để minh hoạ cho Tophographic model.

Vô thức vs tiềm thức

Vô thức và tiềm thức thường được sử dụng thay thế cho nhau mặc dù có sự khác biệt giữa vô thức và tiềm thức. Trong tâm lý học, tâm trí của chúng ta được chia thành 3 phần chính. Liệt kê chúng từ bề mặt của tâm trí vào sâu; họ có ý thức, tiềm thức và vô thức. Nhiều nhà tâm lý học đã định nghĩa chúng theo những cách khác nhau và theo thuật ngữ y học.

Vô thức

Về mặt y học, vô thức có nghĩa là một trạng thái tinh thần mà một người không đáp ứng với các kích thích bên ngoài. Trạng thái này không nên bị nhầm lẫn với một ý thức thay đổi như giấc ngủ hoặc trạng thái thôi miên. Có thể có nhiều lý do khiến một người bất tỉnh như chấn thương não, ngừng tim, rượu và thuốc an thần và mệt mỏi. Về mặt tâm lý học, vô thức là giai đoạn sâu sắc nhất trong tâm trí của một người. Giai đoạn này không dễ dàng được truy cập và hoạt động như một lớp suy nghĩ giúp hấp thụ những ký ức bị kìm nén; không hẳn là xấu Để có thể biết ký ức vô thức trị liệu đặc biệt là bắt buộc. Theo Carl Jung vô thức tâm trí được chia thành 2 phần. Một là vô thức cá nhân, trong đó chứa tất cả các ký ức cá nhân, và một là vô thức tập thể, chứa những ý tưởng được chia sẻ trong bất kỳ ai nói chung không phân biệt nền tảng hoặc văn hóa của một người. Ông cũng giải thích tâm trí vô thức là sự lưu trữ cho những suy nghĩ không thể chấp nhận được về mặt xã hội, những ký ức đau đớn, những ham muốn tiềm ẩn và những mong muốn, v.v..

Tiềm thức

Tâm trí tiềm thức là giai đoạn của tâm trí giữa tâm trí có ý thức và tâm trí vô thức. Nó không có một định nghĩa chính xác. Tâm trí tiềm thức có thể dễ dàng tiếp cận so với tâm trí vô thức bởi vì những ký ức mà nó lưu giữ không sâu sắc lắm. Người ta thấy rằng tiềm thức có thể được điều khiển bằng các kỹ thuật đặc biệt để nâng cao thành công cá nhân.

Tiềm thức không phải là một thuật ngữ trong văn bản phân tâm học vì nó gây hiểu lầm và có thể được hiểu không chính xác là tâm trí vô thức. Có thể nói rằng tiềm thức nắm giữ thông tin được hấp thụ bởi tâm trí có ý thức và khi tâm trí quá tải, chúng sẽ đọng lại trong tiềm thức để sử dụng sau này. Thông tin chứa trong đó có thể không được tổ chức tốt và do đó, cần xử lý nhận thức trước khi nó được sử dụng cho một cái gì đó bởi tâm trí có ý thức. Ví dụ, cố gắng nhớ lại một số điện thoại có thể mất một lúc và ghi nhớ một số sự cố hoặc kết nối với số cụ thể đó, nhưng với một số nỗ lực, một người có thể nhớ các số liên tiếp vì nó bị chôn vùi trong tiềm thức. Khi một người đang sử dụng bộ nhớ hoặc thông tin liên quan đến tiềm thức, chúng ta sẽ thấy đó là hành động theo bản năng..

Vô thức vs tiềm thức

• Tâm trí vô thức là giai đoạn sâu nhất của tâm trí và tiềm thức là giai đoạn giữa tâm trí có ý thức và tâm trí vô thức.

• Tâm trí vô thức chứa đựng những suy nghĩ và ký ức bị kìm nén như những trải nghiệm đau thương, những suy nghĩ không thể chấp nhận được về mặt xã hội, những giấc mơ và ham muốn sâu sắc nhất v.v., nhưng tiềm thức chứa thông tin được lưu trữ khi tâm trí bị quá tải và muốn lưu giữ để sử dụng sau này.

• Tâm trí vô thức rất khó tiếp cận vì nhận thức của một người về những gì nó nắm giữ rất thấp, nhưng tiềm thức tương đối dễ tiếp cận.

• Để nhận biết hoặc đưa ra thứ gì đó từ tâm trí vô thức, cần phải có liệu pháp và kỹ thuật đặc biệt trong khi, để đưa ra thứ gì đó từ tiềm thức, có thể mất một lúc và một chút động não mặc dù tương đối ít nỗ lực hơn.

Video liên quan

Chủ Đề