Bộ trưởng Bộ Công Thương hiện nay là ai

17 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, MOIT.GOV.VN

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Diên đã chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 12/4, sau khi được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Công thương.

Việc Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản chọn dẫn dắt Bộ Công thương đã gây nhiều chú ý, và cả thắc mắc.

Sinh năm 1965 ở tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Hồng Diên chủ yếu công tác tại tỉnh này.

Từ tháng 3/2015 tới tháng 4/2018, ông giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Từ tháng 5/2018, ông lên chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này.

Nhưng chỉ hai năm sau, tháng 5/2020, ông được điều ra Hà Nội giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Việc ông trở thành Bộ trưởng Công thương sau Đại hội Đảng 13 được xem là một bất ngờ.

Người tiền nhiệm, ông Trần Tuấn Anh, đã lên chức cao hơn, vào Bộ Chính trị tại Đại hội 13 và được phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Theo giới quan sát, Bộ Công thương, dưới sự dẫn dắt của tân Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đang đối diện các thách thức.

Công tác nhân sự

Bộ Công thương là nơi khá phức tạp trong vấn đề nhân sự, với tiêu biểu là cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng [2011-2016] gần đây bị khởi tố về các sai phạm liên quan hơn 6.000 m2 đất ở trung tâm TP HCM.

Cựu thứ trưởng Hồ Thi Kim Thoa [2010-2017] hiện đang bị truy nã, khai trừ khỏi Đảng.

Năm ngoái, Thanh tra Bộ Công thương ban hành kết luận thanh tra về sai phạm ở Đại học Điện lực.

Nhưng bài báo ngày 8/3/2011 trên tờ Gia đình & Xã hội hỏi: "Vì sao chưa xử lý sai phạm trong công tác lãnh đạo, điều hành tại trường Đại học Điện lực?"

Vào tháng Ba, cũng có ý kiến trái chiều về việc ông Nguyễn Thành Nam, nguyên Tổng giám đốc Sabeco được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

Ngày 22/3, nhà báo Nguyễn Quang Vinh, Truyền hình CAND, viết trên Facebook cá nhân:

"Vậy thì căn cứ vào đâu mà Bộ Công thương lại bổ nhiệm được ông Nam vào vị trí Tổng Cục phó Quản lý thị trường? hay là cán bộ của Bộ Công thương không phải đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ Nội vụ?"

Ngày 5/4, cũng nhà báo Quang Vinh đặt câu hỏi về một vụ việc khác ở Bộ này.

"Tôi cứ băn khoăn mỗi khi đề cập đến trường hợp của cán bộ trẻ Vũ Hùng Sơn. Một doanh nhân bỗng nhiên "rẽ ngang" sang làm viên chức nhà nước, rồi làm quản lý nhà nước trên lĩnh vực phòng chống gian lận thương mại và hàng giả đầy nhạy cảm …lúc này đây, hẳn là Sơn đang suy nghĩ đến sự "rẽ ngang" của mình là đúng hay không đúng? Tôi thì lại đặt câu hỏi: Sơn đáng thương hay đáng trách?"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Tuấn Anh

Quy hoạch Điện VIII

Một công việc lớn được hoàn tất trước khi Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chuyển công tác, đó là Quy hoạch Điện VIII.

Ngày 18/3, Hội đồng thẩm định Quy hoạch Điện VIII đã thống nhất kết luận Quy hoạch đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Như vậy quyết định chung cuộc sẽ chờ cấp cao hơn xét, đó là Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Nhưng với vai trò tham mưu và điều hành, Bộ Công thương của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên sẽ giữ vị trí chủ lực khi thi hành Quy hoạch này.

Thông tin chính thức nói đối với năng lượng tái tạo, năng lượng mới, Quy hoạch điện VIII chỉ đưa ra tổng công suất dự kiến phát triển thêm và phân bố không gian theo vùng, địa phương, không đưa tên các dự án cụ thể.

Quá trình lựa chọn danh mục các dự án cụ thể sau này sẽ được Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương rà soát, nghiên cứu đưa vào Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cũng theo nội dung dự thảo, trong vòng 10 năm tới [2021-2030] nhiệt điện than vẫn được ưu tiên tăng mạnh.

Cụ thể, về chương trình phát triển nguồn điện, tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2GW [trong đó nhiệt điện than 27%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%].

Đây sẽ còn là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diện có bằng cử nhân kinh tế và tiến sĩ quản lý hành chính công.

Con đường sự nghiệp của ông tới nay chỉ gắn với tỉnh Thái Bình.

Ông sẽ để lại "di sản" thế nào tại Bộ Công thương, đang là trông chờ, kỳ vọng của nhiều nhà quan sát.

Bộ Công Thương đang từng bước tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường năng lực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, sau khi ông được Quốc hội tái phê chuẩn.


 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2016 của Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra rằng, bộ máy của Bộ còn cồng kềnh, cần sắp xếp lại cho tinh gọn để hoạt động có hiệu quả hơn. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về vấn đề này!

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi tập trung quyết liệt xây dựng bộ máy tổ chức, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và hội nhập, hiện thực hóa chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng gần đây về thể chế, về con người. Trước mắt, chúng tôi tập trung giải quyết những tồn tại công tác cán bộ.

Trước đây Bộ Công Thương cũng đã có những bước triển khai thực hiện sắp xếp lại bộ máy theo hướng thu gọn đầu mối. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ sẽ triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục tiến hành rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức Tổng cục, cục, vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Rà soát, bỏ cấp phòng trong vụ theo đúng quy định của Chính phủ; tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ theo hướng giảm đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị; triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ Công Thương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thí điểm CPH một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện.

Việc tái cấu trúc bộ máy của Bộ Công Thương dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, theo tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm xử lý kịp thời, hướng tới công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính công.

Cũng tại hội nghị này Thủ tướng đã yêu cầu đẩy nhanh CPH các doanh nghiệp do Bộ quản lý. Công việc này sẽ được Bộ Công Thương triển khai như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Việc xắp xếp lại các doanh nghiệp do Bộ quản lý đã và đang được triển khai nhưng chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Vì vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh quá trình CPH DNNN theo hướng giảm thiểu vai trò của DNNN trong tất cả lĩnh vực, trừ an ninh, quốc phòng.

Tùy theo từng loại hình DNNN sẽ thoái vốn, hoặc chỉ nắm cổ phần nhất định, tiếp tục rà soát để bán tiếp vốn chủ sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nào Nhà nước không cần thiết nắm giữ thì sẽ bán hết. Đồng thời với cổ phần hoá DNNN là niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động. Tiến tới Nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được, hoặc không muốn làm.

Để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam triển khai thực hiện các hiệp định quan trọng như TPP thì vai trò của Bộ Công Thương là hết sức quan trọng. Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ đã triển khai vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Hội nhập sâu rộng tạo điều kiện cho cả nền kinh tế và từng doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới, nhưng cũng gây áp lực cạnh tranh trực tiếp liên tục. Nó cũng đặt ra những vấn đề rất lớn với bộ máy Nhà nước. Với những tồn tại, yếu kém hiện nay, nếu chúng ta, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước không chuyển biến nhanh, thì chắc chắn sẽ không khai thác được cơ hội hội nhập, và gặp khó khăn. Vì thế, yêu cầu cấp thiết là phải tiếp tục đổi mới, cải cách mạnh mẽ, nhanh chóng và triệt để. Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện thể chế. Điều đáng mừng là Chính phủ đang hướng tới một chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển.

Có thể nói cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là một trong những đối tượng được hưởng lợi và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hội nhập quốc tế nói chung và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do [FTA], đặc biệt là các FTA thế hệ mới như TPP, EVFTA nói riêng. Vì vậy, Bộ Công Thương, Đoàn đàm phán Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan đều hết sức quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này không chỉ trong quá trình đàm phán mà còn trong quá trình triển khai thực thi các hiệp định FTA. Điều này thể hiện ở trong các khía cạnh sau:

Sau khi TPP và EVFTA kết thúc đàm phán, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác về thực thi TPP và EVFTA nhằm tập trung nguồn lực cần thiết để xác định và triển khai các công việc cụ thể cho việc thực thi hai FTA quan trọng này. Tổ công tác này cũng là một trong những nỗ lực của Bộ Công Thương nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ phân công trong việc xây dựng Đề án về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có TPP.

Tiếp theo đó, Chính phủ sẽ sớm có Chương trình hành động cụ thể để hiện thực hóa các định hướng lớn được Ban Chấp hành Trung ương đề ra. Với góc độ là cơ quan đầu mối về công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương đã có các bước chuẩn bị để có thể tham gia vào tiến trình trên cũng như cùng các bộ, ngành chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Chúng tôi tin tưởng rằng với những giải pháp nêu trên, cùng với sự chủ động của doanh nghiệp và mỗi người dân trong việc tìm hiểu thông tin, chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy tín và chất lượng, để làm ăn quy mô và dài hạn trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng tốt những cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Theo chinhphu.vn

Chủ Đề