Công nhân viên chức lao động là ai

Ông Sỹ đã ký 3 hợp đồng lao động với bệnh viện, cụ thể:

- Hợp đồng lần thứ nhất có thời hạn 4 tháng [từ ngày 1/8/2008 đến ngày 1/12/2008]

- Hợp đồng lần thứ hai có thời hạn 3 năm [từ ngày 1/12/2008 đến ngày 1/12/2011]

- Hợp đồng lần thứ ba có thời hạn 2 năm 7 tháng [từ ngày 1/1/2013 đến 1/8/2015]

Khoảng thời gian từ ngày 1/12/2011 đến 1/1/2013, ông Sỹ không ký hợp đồng nào nhưng vẫn làm công việc cũ.

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc mắc của ông Sỹ như sau:

Người làm việc ở trong các đơn vị sự nghiệp công lập [trong đó có bệnh viện công lập] bao gồm: công chức đứng đầu đơn vị, viên chức và người lao động.

Viên chức

Viên chức là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc [HĐLV], hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết HĐLV với người trúng tuyển vào viên chức. Có 2 loại HĐLV là:

- HĐLV xác định thời hạn, là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. HĐLV xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức [trừ trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức].

- HĐLV không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HĐLV không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong HĐLV xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

Người lao động

Người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là người thực hiện một số loại công việc theo hợp đồng lao động [HĐLĐ] quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Lái xe; Bảo vệ; Vệ sinh; Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...

HĐLĐ gồm các loại sau đây:

- HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

Trở lại vấn đề ông Đặng Quốc Sỹ hỏi, việc xác định ông là viên chức hay người lao động cần căn cứ vào vị trí làm việc, công việc thực hiện; hình thức tuyển dụng [thi tuyển, xét tuyển] hay thỏa thuận. Nhưng qua thông tin ông cung cấp, có thể nhận định ông là người lao động làm việc tại bệnh viện công lập theo HĐLĐ.

Trường hợp ông Sỹ đã ký HĐLĐ lần thứ hai có thời hạn 3 năm từ ngày 1/12/2008 đến ngày 1/12/2011. Sau 30 ngày kể từ khi hết hạn HĐLĐ lần thứ hai, không thấy Bệnh viện ký tiếp hợp đồng với ông Sỹ nhưng vẫn sử dụng ông làm công việc cũ, thì HĐLĐ đã ký ngày 1/12/2008 đã trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Hiện nay ông Sỹ là người lao động đang thực hiện HĐLĐ không xác định thời hạn tại bệnh viện.

Việc ngày 1/1/2013, bệnh viện ký thêm với ông Sỹ HĐLĐ thứ ba có thời hạn 2 năm 7 tháng từ ngày 1/1/2013 đến ngày 1/8/2015 là không đúng quy định.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Bên cạnh những công việc làm ở các công ty tư nhân thì những việc làm trong các cơ quan nhà nước cũng là sự lựa chọn mà nhiều ứng viên hướng đến. Trước khi muốn ứng tuyển vào cơ quan nhà nước, bạn cần phải hiểu Công nhân viên chức là gì? Và tiêu chuẩn thi Viên chức như thế nào? Để có câu trả lời hãy tham khảo bài viết sau.

Công nhân viên chức là gì?

Công nhân viên chức là gì?  

Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, bên cạnh các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước cũng có nhiều vị trí việc làm mà các ứng viên quan tâm.

Phân biệt cán bộ công nhân viên, viên chức, công chức

Một số thuật ngữ trong Nhà nước

Cán bộ công nhân viên: hay còn gọi Công nhân viên chức. Đây là gọi chung về những người đang làm các chức vụ trong cơ quan nhà nước, đơn vị công lập bao gồm cán bộ, công chức, viên chức.

  • Công nhân viên: Công nhân viên là cụm từ bao gồm toàn thể đội ngũ công nhân làm việc công các nhà máy thuốc quản lý Nhà nước và những viên chức làm việc ở các cơ quan hành chính quốc gia.
  • Viên chức: Viên chức là những người công dân Việt Nam làm việc trong các đơn vị công lập theo cơ chế tuyển dụng phù hợp với chuyên môn, có hợp đồng làm việc và được nhận lương từ đơn vị làm việc thuộc Nhà nước.
  • Công chức: Công chức là những người công dân Việt Nam vào làm việc cho cơ quan Nhà nước theo cơ chế bầu cử, bổ nhiệm. Người làm công chức Nhà nước sẽ được giao một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

 ? Xem thêm: Cập nhật thông tin mới nhất về vị trí việc làm của viên chức

Một số câu hỏi thường gặp

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa công chức và viên chức. Chúng tôi đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời để bạn có thể hiểu hơn về hai khái niệm này: 

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Giáo viên của các trường Công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo sẽ là công chức.

Công an là công chức hay viên chức? 

Công an là công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành được vào làm trong Nhà nước thông qua hình thức thi tuyển. Do đó, công an là viên chức, không phải công chức nhà nước.

Chuyên viên là công chức hay viên chức?

Chuyên viên là người có trình độ Đại học có nhiệm vụ giúp lãnh đạo Nhà nước quản lý một lĩnh vực, nghiệp vụ nào đó. Do đó, chuyên viên thuộc công chức nhà nước.

Thi viên chức là gì?

Mỗi công dân Việt Nam muốn được vào cơ quan Nhà nước ở một chức vụ nhất định phải trải qua quá trình thi tuyển gắt gao để đánh giá năng lực. Người đăng ký thi viên chức phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, nghiệp vụ chuyên môn và  năng lực phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp đó.

Có nên làm công nhân viên chức hay không?

Có nên làm công nhân viên chức hay không?

Hiện nay, đa phần mọi người đều không mong muốn làm việc trong môi trường Nhà nước. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nhé: 

  • Thứ nhất, mức lương làm việc tại môi trường nhà nước sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Việc tính theo các ngạch, bậc, số năm công tác hay bằng cấp sẽ khó giúp bạn có được mức lương phù hợp với năng lực làm việc của mình.
  • Thứ hai, khi vào cơ quan nhà nước bạn sẽ bị mang tiếng là vào bằng mối quan hệ. Dù bạn có vào làm cơ quan Nhà nước bằng chính năng lực của bạn nhưng người khác sẽ không quan tâm. Bởi họ luôn cho rằng nhà nước phải vào bằng quan hệ. 
  • Thứ ba, nếu không có quan hệ, không có tiềm lực tài chính thì khó có cơ hội phát triển trong môi trường này. Mặc dù, hiện nay, tình trạng này đã được hạn chết rất nhiều so với trước kia nhưng nó vẫn tồn tại ở rất nhiều các cơ quan khác nhau. 
  • Thứ tư, cơ hội thăng tiến không cao. Việc thăng chức trong cơ quan nhà nước phải tính theo năm. Để có cơ hội phát triển ở cơ quan nhà nước phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh khả năng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực làm việc thì bạn cần có sự hỗ trợ của Đảng để có thể đi xa hơn trong môi trường làm việc Nhà nước
  • Thứ năm, nước ta là nước một Đảng. Vì thế nếu không phải là người của Đảng, được giác ngộ lý tưởng Đảng sẽ không thể làm việc tại cơ quan Nhà nước.

 ? Xem thêm: Việc đợi vào biên chế làm bạn mất đi nhiều cơ hội?

Bài viết đã giải đáp thắc mắc công nhân viên chức là gì?. Từ đó có thể thấy, môi trường nhà nước không phải là nơi có nhiều cơ hội cho bạn phát triển. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn môi trường làm việc cho phù hợp với bản thân. Chúc bạn sớm có lựa chọn việc làm đúng nhất.

[Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc]

Video liên quan

Chủ Đề