Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì ý nghĩa năm 2024

Hợp đồng bảo đảm tiền vay là sự thỏa thuận giữa người cho vay và người vay, trong đó người vay cam kết cung cấp tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó (thường là tài sản có giá trị như nhà, đất, xe cộ...) để bảo đảm việc trả nợ. Trên thực tế, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể được xác lập, phát sinh khi người vay có các nhu cầu về vốn khác nhau như vay mua nhà, vay mua ô tô hoặc vay mua thiết bị công nghệ,... Và để hiểu rõ hơn như thế nào là hợp đồng bảo đảm tiền vay? Nội dung về quy định hợp đồng bảo đảm tiền vay như thế nào? Và các câu hỏi mắc liên quan. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này bên dưới nhé.

I. Thực trạng về hợp đồng bảo đảm tiền vay

Hợp đồng bảo đảm tiền vay là một giao dịch pháp lý giữa người vay và người cho vay, trong đó người vay đặt tài sản của mình như một sự bảo đảm cho các khoản vay. Nếu người vay không thể trả nợ, người cho vay có quyền thụ hưởng tài sản bảo đảm để đòi lại số tiền đã vay.

.jpg)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hợp đồng bảo đảm tiền vay không phải lúc nào cũng được thực hiện đúng theo quy định và thỏa thuận giữa các bên. Dưới đây là một số thực trạng phổ biến về hợp đồng bảo đảm tiền vay:

  • Thiếu sự minh bạch: Một số hợp đồng bảo đảm tiền vay không được lập ra một cách minh bạch và chi tiết, dẫn đến sự hiểu biết hoặc tranh chấp về quyền hạn và trách nhiệm của cả hai bên.
  • Tài sản bảo đảm không đúng giá trị: Trong một số trường hợp, giá trị tài sản bảo đảm không đủ để bảo đảm việc trả nợ. Điều này có thể xảy ra do sự định giá về giá trị của tài sản hoặc sự sơ hở trong quá trình định giá.
  • Quyền hạn của người vay: Trong một số trường hợp, hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể giới hạn quyền của người vay trong việc sử dụng tài sản bảo đảm. Điều này có thể gây khó khăn cho người vay trong công việc quản lý và phát triển tài sản của mình.
  • Khó khăn trong công việc thực hiện quyền thụ hưởng: Trong một số trường hợp, người cho vay có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thụ hưởng tài sản bảo đảm do các rào cản pháp lý hoặc thủ tục phức tạp.
  • Thiếu sự giám sát: Một số người vay không thể giám sát hợp đồng bảo đảm tiền vay do không đặt trả đúng tài sản hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Điều này gây khó khăn cho người cho vay trong việc đòi lại số tiền vay.

Để giải quyết những thực trạng này, các bên liên quan nên thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay một cách cẩn thận và minh bạch, đồng thời chấp hành các quy định pháp luật liên quan.

II. Quy định pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay

1. Hợp đồng bảo đảm tiền vay là gì?

Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đây chính là cơ sở pháp lý trong đó quy định cụ thể các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận để thực hiện việc cho vay; quản lý và sử dụng khoản vay, tài sản bảo đảm, phương thức thu hồi nợ; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có).

2. Điều kiện của tài sản bảo đảm là gì?

Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

3. Nội dung cần có trong hợp đồng bảo đảm tiền vay

Hợp đồng bảo đảm tiền vay do các bên soạn thảo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Phạm vi bảo đảm (số tiền nợ gốc, lãi vay, các khoản phí…)
  • Đối tượng tài sản dùng làm bảo đảm (đặc điểm, giá trị …)
  • Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay).
  • Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản.
  • Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm.
  • Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
  • Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
  • Giải quyết tranh chấp phát sinh.
  • Những thỏa thuận khác.
  • Hiệu lực của hợp đồng.

4. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

Để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
  • Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
  • Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Thứ tự ưu tiên thanh toán trên có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng bảo đảm tiền vay

1. Ai là người hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản bảo đảm?

*Trường hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay có hình thức bảo đảm là cầm cố thì người hưởng hoa lợi, lợi tức được quy định như sau:

Theo khoản 3 Điều 313, khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định thì “Bên nhận cầm cố có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu các bên có thỏa thuận”. Như vậy, bên nhận cầm cố là người được hưởng hoa lợi, lợi tức trong trường hợp này.

Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì ý nghĩa năm 2024

*Trường hợp hợp đồng bảo đảm tiền vay có hình thức bảo đảm là thế chấp thì người hưởng hoa lợi, lợi tức được quy định như sau:

Theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

2. Đầu tư vào tài sản thế chấp có được hay không?

Theo khoản 2 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp là được quyền "Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp". Như vậy, người thế chấp có quyền đầu tư vào tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì việc đầu tư vào tài sản thế chấp còn cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp khi thuộc trong 02 trường hợp sau:

  • Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
  • Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.

Như vậy, bên thế chấp được quyền đầu tư vào tài sản thế chấp nhưng nếu rơi vào hai trường hợp trên thì cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo đảm tiền vay

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ quý khách hàng về vấn đề hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.

Biện pháp bảo đảm tiền vay là gì?

Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Biện pháp bảo đảm thế chấp là gì?

Thế chấp là gì? Theo điều 317 đến 327 bộ luật dân sự 2015, thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, là việc một bên (bên có nghĩa vụ) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mà không giao tài sản cho bên nhận thế chấp (bên có quyền).

Tại sao khi cho vay cần có bảo đảm tín dụng?

Vai trò của bảo đảm tín dụng: - Bảo đảm tín dụng vừa là nguồn thu nợ vừa tác động đến nghĩa vụ trả nợ, ngăn chặn tình trạng lạm dụng và sử dụng vốn thiếu tính toán của khách hàng. Thông thường tổ chức tín dụng sẽ cho vay với giá trị món vay luôn nhỏ hơn giá trị tài sản mà bên đi vay hay bên thứ ba đem cầm cố, thế chấp.

Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản mà khách hàng không chuyển giao tài sản cho NHTM được gọi là gì?

Thế chấp tài sản: Là việc một bên (người vay, bên thứ ba) dùng tài sản thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà không chuyển giao tài sản cho NHCSXH quản lý.