Bị dính thắng lưỡi là gì

Dính thắng lưỡi [hay còn gọi là dính lưỡi] là một tình trạng bẩm sinh gây hạn chế chuyển động của lưỡi. Thắng lưỡi là dải mô nối từ đầu lưỡi xuống sàn miệng. Trong dính thắng lưỡi, dải mô này ngắn, dày và căng một cách bất thường. Do đó, tình trạng này ở trẻ em có thể gây cản trở việc cho trẻ bú. Một người dị dính thắng lưỡi có thể gặp khó khăn khi lè lưỡi. Trẻ em cũng bị ảnh hưởng khi ăn, nói chuyện và khi nuốt.

Một số trường hợp dính thắng lưỡi không gây quá nhiều phiền phức nhưng một số khác cần phẫu thuật để điều chỉnh.

1. Dính thắng lưỡi gây ra những triệu chứng gì?

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Khó khăn khi nâng lưỡi chạm vào hàm trên hoặc khó di chuyển lưỡi từ bên này sang bên khác
  • Khó đưa lưỡi qua khỏi răng cửa dưới
  • Đầu lưỡi hình chữ V hoặc hình trái tim khi lè lưỡi

Xem thêm: Bệnh cứng lưỡi ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

2. Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám

Bạn nên gặp bác sĩ nếu xuất hiện các tình huống sau đây:

  • Con bạn xuất hiện các triệu chứng của dính thắng lưỡi làm cản trở các hoạt động như bú mẹ.
  • Khi nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến lời nói của con bạn.
  • Khi con bạn phàn nàn hay gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện hay khó chạm lưỡi vào răng.
  • Bạn cảm thấy khó chịu do các vấn đề dính thắng lưỡi gây ra.
Dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh

3. Nguyên nhân dính thắng lưỡi là gì?

Thông thường, thắng lưỡi tách ra trước khi sinh. Nhờ đó, lưỡi có thể tự do chuyển động trong khoang miệng. Ở những người bị dính thắng lưỡi, thắng lưỡi không tách ra mà vẫn dính vào đáy lưỡi. Nguyên nhân tại sao diễn ra hiện tượng này vẫn chưa được biết rõ nhưng một số trường hợp dính thắng lưỡi có thể liên quan đến các yếu tố di truyền.

4. Những ai dễ mắc dính thắng lưỡi?

Bất kỳ ai đều có thể mắc dính thắng lưỡi nhưng tật này thường thấy ở trẻ nam hơn nữ. Dính thắng lưỡi thỉnh thoảng di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Dính thắng lưỡi thường thấy ở trẻ nam hơn

5. Dính thắng lưỡi có thể gây ra biến chứng gì?

Tật này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khoang miệng trẻ. Đồng thời nó còn ảnh hưởng nhiều đến cách trẻ ăn uống, nói chuyện và nuốt. Bao gồm:

  • Khó khăn khi bú. Động tác cho bé bú đòi hòi bé phải giữ lưỡi của mình bên trên nướu dưới trong khi bú. Nếu không thể di chuyển lưỡi hoặc giữ lưỡi đúng vị trí, bé có thể nhai thay vì nút núm vú. Động tác này có thể gây đau nhiều cho núm vú và cản trở khả năng tiết sữa mẹ. Hậu quả là sau một thời gian bú kém, bé sẽ bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến phát triển sau này.
  • Khó nói. Dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến khả năng tạo ra một số âm thanh như “t”, “d”, “z”, “s”, “th”, “r” và “l”.
  • Vệ sinh răng miệng kém. Khi đứa trẻ lớn lên hoặc ở người lớn, dính thắng lưỡi gây khó khăn khi quét mảnh vụn thức ăn khỏi răng. Do đó, nó góp phần gây nên tình trạng sâu răng và viêm nướu. Ngoài ra, dính thắng lưỡi cũng có thể gây ra sự hình thành khoảng trống giữa hai răng cửa dưới.
  • Gây khó khăn trong những hoạt động khác. Dính thắng lưỡi còn có thể khiến những hành động như liếm một que kem, liếm môi, hôn hoặc thổi nhạc cụ trở nên khó khăn và phiền toái hơn nhiều.

6. Làm cách nào để chẩn đoán dính thắng lưỡi?

Dính thắng lưỡi điển hình có thể chỉ cần dựa vào khám lâm sàng để chẩn đoán. Ở trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sẽ sử dụng dụng cụ hình ảnh học để ghi lại các diện khác nhau về hình dáng và khả năng di chuyển của lưỡi.

Có thể chẩn đoán dính thắng lưỡi dựa vào việc khám lâm sàn

7. Những phương pháp nào dùng để điều trị dính thắng lưỡi?

Điều trị trong dính thắng lưỡi hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số bác sĩ và chuyên gia tư vấn cho con bú khuyên nên sửa tật này sớm. Thậm chí có thể sửa chữa ở thời điểm ngay trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện. Trong khi đó, một số bác sĩ khác ưu tiên theo dõi và chờ đợi.

Thắng lưỡi có thể nới lỏng dần theo thời gian. Nhờ đó tật dính thắng lưỡi có thể tự biến mất khi bé lớn lên. Trong một số trường hợp khác, dính thắng lưỡi vẫn tồn tại mà không gây ra phiền hà gì. Tuỳ trường hợp, có thể bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn để hỗ trợ cho con bú. Bạn cũng nên đồng hành với một nhà nghiên cứu ngôn ngữ để cho bé tập trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện lời nói.

Nên điều trị bằng phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ em hay người lớn khi xuất hiện những cản trở hay khó chịu. Các phương pháp điều trị bao gồm cắt thắng lưỡi và tạo hình thắng lưỡi.

Điều trị gồm cắt thắng lưỡi hay tạo hình thắng lưỡi

7.1. Cắt thắng lưỡi

Cắt thắng lưỡi là một phẫu thuật đơn giản có thể gây tê hoặc không. Bác sĩ sẽ kiểm tra thắng lưỡi trước, sau đó dùng kéo vô trùng cắt thắng lưỡi để đầu lưỡi được tự do. Phương pháp này nhanh chóng và ít gây khó chịu vì phần thắng lưỡi có ít dây thần kinh và mạch máu.

Nếu có xuất hiện chảy máu thì thường là rất ít, chỉ một đến hai giọt. Sau khi cắt, bé có thể bú mẹ ngay lập tức. Các biến chứng của phương pháp này rất hiếm gặp. Sau khi cắt có thể chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương lưỡi hoặc tuyến nước bọt. Ngoài ra việc cắt có thể để lại sẹo hoặc khiến thắng lưỡi dính lại vào đáy lưỡi.

7.2. Tạo hình thắng lưỡi

Phương pháp này có thể được khuyến cáo trong trường hợp cần sửa chữa thêm hay thắng lưỡi quá dày. Phẫu thuật tạo hình được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Sau khi giải phóng thắng lưỡi, vết thương được khâu lại bằng chỉ tan và sẽ tự biến mất khi lưỡi lành lại.

Các biến chứng có thể gặp do tạo hình thắng lưỡi tương tự với cắt thắng lưỡi. Cũng như cắt thắng lưỡi, phẫu thuật tạo hình có thể gặp chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương lưỡi hay tuyến nước bọt, tuy nhiên rất hiếm xảy ra. Sẹo trong tạo hình thường gặp hơn do khu vực tác động lớn hơn và do gây mê ảnh hưởng.

Sau tạo hình thắng lưỡi, bạn hoặc bé nên tập các bài tập dành cho lưỡi để giảm tạo sẹo và tăng khả năng chuyển động của lưỡi.

Dính thắng lưỡi là bẩm sinh và có thể gây khó chịu cũng như khó khăn trong một số hoạt động cho bạn hay con bạn. Khi đó để biết chính xác có phải bị dính thắng lưỡi không, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhé. Hy vọng bài viết trên của YouMed giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tật dính thắng lưỡi.

Bác sĩ Đào Thị Thu Hương

Bệnh dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải. Song, không phải bất cứ bố mẹ nào cũng có kiến thức về dị tật này và phát hiện ra kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ.

1. Bệnh dính thắng lưỡi là gì?

Bệnh dính thắng lưỡi thực chất là một dị tật xuất hiện ngay khi trẻ mới được chào đời. Bệnh xảy ra là do dây thắng lưỡi [một lớp màng mỏng niêm mạc dưới ở lưỡi] bị ngắn khiến hoạt động của lưỡi bị hạn chế.

Theo kết quả khảo sát, có tới khoảng 5% trẻ nhỏ bị dính thắng lưỡi và được phát hiện trong tháng đầu tiên sau chào đời nhờ tiêm chủng hoặc thăm khám sức khỏe. Tỷ lệ gặp bệnh dính thắng lưỡi ở bé nam là nhiều hơn so với bé gái. Thông thường, trẻ có thể bị dính thắng lưỡi nhiều hoặc dính thắng lưỡi ít.

Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ khi chào đời

Mức độ của tật dính thắng lưỡi được căn cứ vào chiều dài của thắng lưỡi. Với chiều dài thắng lưỡi được tính từ nơi bám ở sàn miệng tới vị trí bám vào của lưỡi. Mức độ phân loại như sau:

  • Mức độ 1: Với chiều dài thắng lưỡi là từ 12 - 16mm. Đầu lưỡi vẫn có thể chạm được vào vòm khẩu cái cứng, đưa được sang hai bên.

  • Mức độ 2: Có chiều dài thắng lưỡi là từ 8 - 11mm. Chuyển động của đầu lưỡi là hạn chế, không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng.

  • Mức độ 3: Chiều dài thắng lưỡi chỉ từ 3 - 7mm. Đầu lưỡi chuyển động rất khén và gần như dính chặt vào sàn miệng.

  • Mức độ 4: Thắng lưỡi có chiều dài nhỏ hơn 3mm. Tình trạng này còn được gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn.

2. Dấu hiệu nhận biết tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Bệnh dính thắng lưỡi tốt nhất cần được phát hiện kịp thời với trẻ nhỏ, tránh các ảnh hưởng đến việc ăn uống và phát âm của trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của tật dính thắng lưỡi. Gồm có:

  • Thắng lưỡi của trẻ ngắn, lưỡi khó cử động bình thường.

  • Đầu lưỡi của trẻ không thè ra phía bên ngoài môi được hay không dụng được vào nóc vòm họng.

  • Đầu lưỡi có hình trái tim khi trẻ nhỏ khóc.

  • Lưỡi có hình vuông hoặc hình nhọn khi trẻ thè lưỡi.

  • Răng cửa của hàm dưới có tình trạng bị nghiêng hoặc hở bất thường.

  • Trẻ có tình trạng khó khăn khi bú. Phát âm khó hơn bình thường.

3. Dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì đến trẻ?

Tuy không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp, tuy nhiên, việc không phát hiện và điều trị dính thắng lưỡi kịp thời có thể hiển khiến trẻ gặp những ảnh hưởng nhất định như:

  • Hạn chế các vận động của lưỡi, khiến lưỡi khó chuyển động hơn bình thường.

  • Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ. Điều này khiến trẻ bị ảnh hưởng thực tiếp tới thể chất như chậm phát triển, tăng cân kém, quấy khóc,…

  • Gây khó khăn cho quá trình nhai nuốt hay việc phát âm của trẻ.

  • Dính thắng lưỡi có thể khiến việc mọc răng của trẻ bị nghiêng hoặc lệch ngoài ý muốn, gây mất thẩm mỹ.

Dính thắng lưỡi có thể khiến chán ăn, bỏ bú thường xuyên

4. Điều trị bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh dính thắng lưỡi ở cấp độ 1 và 2 sẽ được các bác sĩ chỉ định theo dõi tình trạng. Nếu dính thắng lưỡi thuộc cấp độ 3 và 4 thì cần được can thiệp kịp thời. Trong đó, phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương án điều trị đơn giản và được sử dụng nhiều nhất với tật dính thắng lưỡi ở trẻ.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Nếu cần phải cắt thắng lưỡi, bố mẹ nên cho trẻ thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Bởi bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì thủ thuật cắt thắng lưỡi là rất đơn giản và không gây nguy hiểm tới trẻ. Sau phẫu thuật khoảng 30 phút, bé có thể bú sữa mẹ hoặc uống sữa lạnh, và được xuất viện ngay trong ngày. Trong trường hợp bé được gây mê để phẫu thuật, trẻ cần được nhập viện, được theo dõi và chăm sóc riêng.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra, tốt nhất bố mẹ vẫn cần thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC, phẫu thuật cắt thắng lưỡi được thực hiện là vô cùng nhanh chóng và an toàn.

Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • Các khâu thăm khám, phẫu thuật đều được thực hiện bởi những y bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn nhất.

  • Các trang thiết bị y tế hỗ trợ phẫu thuật là tiên tiến nhất, được khử khuẩn 100%.

  • Sau điều trị, bố mẹ được tư vấn quy cách chăm sóc bé sau phẫu thuật.

  • Dịch vụ nhanh chóng, tiện ích. Bố mẹ hoàn toàn không phải lo lắng về cách thủ tục rườm rà, phúc tạp. Bố mẹ có thể thực hiện điều trị cho bé mọi ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.

5. Chăm sóc cho trẻ sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi, tại vị trí vết cắt có thể xuất hiện những vệt màu trắng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất sau vài tuần.

Thay vào đó, bố mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Không cho trẻ sờ tay vào vùng phẫu thuật nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc chảy máu có thể xảy ra.

  • Không cho trẻ ngậm hoặc cắn những vật cứng, lạ.

  • Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

  • Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thực ăn dạng lỏng và không cho trẻ ăn đồ nóng.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miễn.

  • Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn.

  • Cho trẻ tập các bài tập vận động lưỡi để lưỡi có thể chuyển động tốt hơn và tránh tình trạng sẹo có thể xảy ra.

Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Trên đây là những thông tin về bệnh dính thắng lưỡi mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới các bố mẹ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt nhất nhất.

Khi cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thăm khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề