Tại sao phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho ví dụ minh họa

Bên cạnh các biện pháp phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, kiểm soát việc khai thác tài nguyên, phân bố dân cư hợp lý, giải quyết ô nhiễm môi trường thì kế hoạch hóa gia đình là một biện pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. Kế hoạch hóa gia đình ngoài mục đích hạn chế sự gia tăng dân số còn nhằm bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và trẻ em đồng thời đem lại hạnh phúc cho gia đình.


Cách đây 59 năm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính Phủ] nước ta ban hành Quyết định 216/CP ngày 26/12/1961 về hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam nhằm tập trung toàn xã hội cho công tác này, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trước mắt và lâu dài. Hiện nay, Việt Nam đang được xếp vào một trong những nước có dân số đông và mức tăng dân số cao trên thế giới. Nhằm hướng tới kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12/2020, góp phần tuyên truyền sâu rộng về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những định hướng chuyển đổi trọng tâm từ dân số - kế hóa gia đình sang dân số và phát triển, chúng ta cùng tìm hiểu một số chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, cụ thể:

Về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:

+ Nên sinh từ 1-2 con: sinh ít con sẽ làm giảm khả năng tai biến sản khoa, tránh sa sinh dục, bảo vệ được sức khỏe người phụ nữ tránh các tình trạng kém dinh dưỡng đồng thời còn bảo vệ vẻ đẹp của người phụ nữ. +  Khoảng cách sinh con nên từ 3-5 năm: không làm tăng thêm gánh nặng cho người phụ nữ về dinh dưỡng cũng như về sức khỏe giúp giảm suy dinh dưỡng, giãm tai biến sản khoa, giúp sinh dễ. Đồng thời, người mẹ có thời gian chăm sóc trẻ, tránh bệnh tật. Không sinh khoảng cách quá xa vì có thể đã quên kinh nghiệm nuôi con. + Tuổi có con nên từ khoảng 22-35. Sinh lúc còn quá trẻ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ làm tăng tai biến sản khoa, tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Theo khoản 9 - Điều 3 - Pháp lệnh dân số [Số:06/2003/PL-UBTVQH11] quy định: “Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình”.

Về bình đẳng giới trong gia đình

Theo Điều 18 của Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới trong gia đình gồm:

“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình;


2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình;
 3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật;
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển;
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ một cách công bằng; như quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, số lần sinh, sinh con nào, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận; Sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

Như vậy, có thể nhận thấy thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của gia đình và xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường quan trọng giúp mỗi con người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi con người; sự quan tâm của họ đối với con cái còn giúp cho con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh đối với mỗi con người. Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người; sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi con người có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.


Tác giả bài viết: Trần Thị Thu

Nguồn tin: VKS.H.Vĩnh Thạnh

Một nhân viên y tế ở Nairobi cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình cho khách hàng. Photo by Trevor Snapp for IntraHealth International

Nhưng sức khỏe không phải là lợi ích duy nhất, kế hoạch hóa gia đình còn có quan hệ mật thiết với sự thịnh vượng của từng gia đình, từng quốc gia và của cả thế giới.

Lợi ích kinh tế đối với những nước có các chương trình kế hoạch hóa gia đình mạnh mẽ là hết sức to lớn. Người dân đang chuyển dịch từ mô hình gia đình lớn -tuổi thọ ngắn sang gia đình nhỏ - tuổi thọ dài, chúng ta cần nhớ rằng 3 yếu tố này – sức khỏe, qui mô gia đình và sự giàu có - là không thể tách rời.

Điều này được lý giải phần nào bởi hiện tượng được gọi là “giá trị thặng dư nhân khẩu”, và đây là cách nó diễn ra: Sau một thời gian tỷ lệ sinh đẻ giảm thấp trong dân số [như khi áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và phụ nữ cùng các gia đình bắt đầu chọn sinh ít con hơn], có một “thời gian vàng” trong đó số người lớn trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn so với số người không trong độ tuổi lao động phải sống phụ thuộc vào họ. Nếu một nước có sự chuẩn bị sẵn sàng [ví dụ như bằng cách đảm bảo đủ việc làm cho những người trong độ tuổi lao động], thì họ có thể nằm bắt “thời gian vàng” này để phát triển kinh tế, giải phóng các nguồn lực và sử dụng chúng để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết khác.

Kết quả có thể là sự tiếp cận lớn hơn về giáo dục và thu nhập cho phụ nữ, và chất lượng sống cao hơn cho tất cả mọi người.

Kế hoạch hóa gia đình là chìa khóa có thể mở ra cánh cửa cơ hội này. Và sự bình đẳng này giữa các quốc gia chính là điều mà chúng ta đều mong muốn trong phát triển toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng giai đoạn này chính là cơ hội hiếm có để nói về “giá trị thặng dư nhân khẩu”, sao cho ngày càng nhiều quốc gia có thể tận dụng được những lợi ích của kế hoạch hóa gia đình cả về sức khỏe và kinh tế, vì:

1. Người dân muốn kế hoạch hóa gia đình. Ở các khu vực, khoảng 90% số phụ nữ trẻ [15-24 tuổi] có hoạt động tình dục và chưa kết hôn muốn tránh thai. Tuy nhiên ở phần lớn các nước châu Phi gần một nửa số phụ nữ này không dùng biện pháp tránh thai. Ở Mỹ La tinh và Caribê, hơn 1/4 số phụ nữ này không sử dụng biện pháp tránh thai.

2. Nhiều nước thu nhập thấp đang có sự ổn định về kinh tế để trở thành nước thu nhập trung bình. Ví dụ châu Phi đang trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhiều nước bị tụt hậu hiện đã sẵn sàng lắng nghe những lập luận kinh tế về kế hoạch hóa gia đình.

3. Thế giới đang ngày càng trẻ hơn và sẵn sàng hơn về mặt văn hóa đối với kế hoạch hóa gia đình. Thế giới ngày nay có nhiều người trẻ hơn bao giờ hết. Và cho dù họ chưa sẵn sàng lập kế hoạch cho gia đình của mình, thì họ đã sẵn sàng lập kế hoạch cho tương lai. Nhiều người cũng sẵn sàng tìm kiếm về giáo dục và việc làm tốt, mà ngành y tế có thế mang đến theo nhiều lĩnh vực. Hãy nghĩ đến công nghệ thông tin, quản trị sức khỏe và tất cả những chuyên ngành lâm sàng khác nhau của nhân lực y tế.

4. Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế đang trông đợi những quốc gia được việc trợ đẩy mạnh và bắt đầu đầu tư cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình “nội địa” của riêng mình. Sự đầu tư này cuối cùng sẽ mang lại những khoản tiết kiệm mà các nước có thể dành cho giáo dục, an toàn thực phẩm và những nhu cầu cấp thiết khác.

5. Mục tiêu phát triển ổn định - một kế hoạch hành động toàn cầu cho “con người, hành tinh và thịnh vượng" - có đặt ra một mục tiêu cụ thể nhằm đến với 225 triệu phụ nữ trên khắp thế giới muốn tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình song chưa nhận được. Chúng ta có thể biến điều này thành hiện thực đến năm 2030 nếu cùng hành động.

Trên thực tế, từng mục tiêu trong số đó đều sẽ bị tác động – trực tiếp hay gián tiếp – bởi kế hoạch hóa gia đình.

6. Có tiền lệ. Hãy nhìn những gì mà các “con hổ” châu Á đạt được từ “giá trị thặng dư nhân khẩu” tạo ra thông qua các chương trình kế hoạch hóa gia đình mạnh mẽ. Ví dụ, Indonesia, Thái Lan và Singapore đã tạo được môi trường chính sách thuận lợi, nới lỏng những qui định pháp lý kìm hãm các chương trình của mình, và đầu tư mạnh cho nhân lực y tế cộng đồng. Thái Lan đặc biệt chú trọng xóa bỏ định kiến đối với kế hoạch hóa gia đình và biến nó trở thành phong cách sống chủ đạo.

Nhiều nước trong số này những dành ra những khoản tiền trong ngân sách để mua phương tiện tránh thai – một cách đầu tư nội địa.

Kế hoạch hóa gia đình là một trong những khoản đầu tư thông minh nhất mà chúng ta có thể tạo ra được. Và như Melinda Gates đã nói, không có gì phải tranh cãi về khoản đầu tư này trong tương lai. Nó sẽ giúp các nước đang nhận viện trợ trở nên độc lập và tự chủ nhanh hơn, đồng nghĩa với việc ít cần đến sự hỗ trợ phát triển của quốc tế hơn.

“Cuộc sống của bạn, tương lai của bạn, hãy biết lựa chọn”

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng, Trưởng Đại diện Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam khuyến cáo việc không chú trọng giáo dục cho giới trẻ về các biện pháp phòng tránh thai có thể dẫn đến hậu quả khó lường cho những thế hệ sau.

Mang thai ngoài ý muốn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và đang ngày càng gia tăng. Trong số 208 triệu ca mang thai trên toàn thế giới mỗi năm, có hơn 41% trong số đó là mang thai ngoài ý muốn[1].  Trong đó, gần một nửa dẫn đến kết cục phá thai. Do vậy, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về tình dục cho giới trẻ là một  yêu cầu thiết yếu, đặc biệt là  trong xã hội còn mang nặng tính truyền thống, nơi các bạn trẻ chưa kết hôn ít được tiếp nhận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Giáo dục giới tính giúp cho giới trẻ nhận thức đúng đắn về tình yêu và tình dục an toàn.  Mỗi bạn trẻ đều xứng đáng được trang bị kiến thức và sự tự tin để tận hưởng mối quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn khi và chỉ khi họ đã sẵn sàng.

Tử vong liên quan đến mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ trẻ, khi cơ thể của họ chưa sẵn sàng cho việc sinh con. Mỗi năm, khoảng 16 triệu bạn gái tuổi từ 15 đến 19 mang thai ở các nước thu nhập thấp và trung bình  . Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng ảnh hưởng đến giới trẻ, các bạn trẻ từ 15 đến 24 tuổi trên toàn thế giới chiếm một phần tư tổng số người quan hệ tình dục nhưng chiếm đến hai phần ba của số người nhiễm các bệnh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Tại Việt Nam, vị thành niên và thanh niên tuổi từ 14-24 là nhóm dân cư đông nhất, chiếm gần một phần tư dân số cả nước, khoảng trên 20 triệu người và ngày càng có xu hướng cởi mở hơn về quan hệ tình dục. Trong khi đó, có tới 34% vị thành niên chưa được đáp ứng nhu cầu về các phương tiện tránh thai.

Bà Nguyễn Thị Bích Hằng chia sẻ: "Tôi đã thấy cuộc sống và những hy vọng về tương lai của rất nhiều bạn gái trẻ tan vỡ bởi vì họ thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai hoặc không thể tiếp cận các biện pháp tránh thai an toàn và chất lượng. Chúng ta cần đảm bảo cho phụ nữ trẻ quyền được lựa chọn việc tránh thai và sinh con vào thời điểm mình mong muốn để họ có thể theo đuổi ước mơ  hay sự nghiệp của mình.”

Nhân Hà

Cẩm Tú

Theo APHRC và Huffingtonpost

Video liên quan

Chủ Đề