Bị chó cắn thì tiêm phòng như thế nào năm 2024

Cập nhật: 15:44 - 07/03/2024 | Lần xem: 6022

Bệnh dại: Không thể chủ quan

Bệnh dại rất nguy hiểm. Người nuôi chó mèo cần có trách nhiệm tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chúng. Người bị cắn, cào không nên chủ quan dù vết thương chỉ trầy xước nhẹ.

Bị chó cắn thì tiêm phòng như thế nào năm 2024

Làm gì để phòng chống bệnh dại?

Theo quy định, người nuôi chó phải có trách nhiệm tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo hàng năm để bảo vệ chó, người nuôi, gia đình, bạn bè và cộng đồng khỏi bệnh dại. Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm.

Người nuôi không thả rông chó ngoài đường hay dắt chó ra ngoài mà không đeo rọ mõm và có dây xích kể cả khi chúng đã được tiêm phòng.

Cần lưu ý, vết thương được rửa và điều trị kịp thời sau khi bị cắn là một quyết định sống còn. Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.

Sau khi sơ cứu vết thương cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và tiêm ngừa. Việc chỉ định điều trị dự phòng bằng vắc xin hoặc vắc xin cùng với huyết thanh kháng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt.

.

Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong là 100%. Không nên chủ quan khi bị động vật cắn dù chỉ trầy xước nhẹ. Vết thương cần được sơ cứu đúng cách và bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý đúng cách.

Thường mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó, mèo?

Thời gian ủ bệnh ở chó, mèo có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Khi chúng phát bệnh thì thời gian từ khi phát bệnh cho đến khi chết dao động từ 1 đến 7 ngày.

Chó dại có biểu hiện như thế nào?

Chó khi mắc bệnh dại có các biểu hiện đặc thù. Chúng sẽ có những sự thay đổi trong hành vi như:

· Cắn khi không bị trêu chọc

· Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …

· Chạy mà không có lý do rõ rang

· Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng

· Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép nhưng không sợ nước (chứng sợ nước).

· Thay đổi thói quen thường ngày hoặc chết.

Nếu bị chó, mèo đã tiêm vacxin phòng dại cắn thì có cần tiêm không?

Có. Ngay cả khi chó, mèo đó đã được tiêm phòng, người bị cắn vẫn phải tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ khám vết thương và tư vấn xem bạn có cần phải tiêm ngừa hay không. Chó, mèo đã được tiêm phòng là một yếu tố để hạn chế nguy cơ bị bệnh chứ không thể khẳng định hoàn toàn là chúng không bị bệnh dại. Do đó, bạn không được chủ quan.

Lịch tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo như thế nào?

Chó, mèo con thường có nguồn gốc các nhà nhân giống chó đáng tin cậy với chó cái đã được tiêm vắc xin phòng dại. Những con chó con này nhận kháng thể chống bệnh dại từ mẹ trong vòng 3 tháng đầu. Do đó, khuyến cáo nên tiêm phòng cho chó vào các thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng tuổi sau đó nhắc lại hàng năm. Phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con và chó trưởng thành trước khi tiêm phòng.

Nếu mang chó con bị bỏ rơi về nhà nuôi, quy trình tiêm phòng cũng giống như ở trên (tại thời điểm 3 tháng tuổi, 9 tháng và nhắc lại hàng năm). Cách khác, lần tiêm phòng đầu tiên có thể tiến hành sớm hơn, vào thời điểm 2 tháng tuổi. Cần áp dụng các biện pháp dự phòng trong 3 tháng tuổi đầu.

Nếu mang chó trưởng thành bị bỏ rơi về nhà nuôi, lần tiêm chủng đầu tiên phải được tiến hành càng sớm càng tốt với sự tư vấn của bác sĩ thú y địa phương.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM có tổ chức tư vấn, tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại tại các cơ sở: 699, Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5; 180, Lê Văn Sỹ, phường 10,quận Phú Nhuận; 957, 3 tháng 2, phường 7, quận 11.

Vết cắn của động vật, đặc biệt là chó có thể mang theo nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong đó phổ biến nhất là nhiễm bệnh dại. Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được xử lý đúng cách. Khi bạn bị chó cắn, việc tiêm ngừa dại và các biện pháp liên quan cần nên được thực hiện sớm để ngăn ngừa bệnh dại phát triển. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus cấp tính tác động lên hệ thần kinh trung ương của con người và các động vật có vú. Bệnh này do virus dại (virus Rhabdoviridae thuộc chi Lyssavirus) gây ra. Virus dại thường lây lan qua mắt, niêm mạc hoặc da bị tổn thương khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh.

Bị chó cắn thì tiêm phòng như thế nào năm 2024
Bệnh dại lây lan khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh

Những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh dại gồm sốt, đau đầu, suy nhược, tê liệt cơ bắp, khó nuốt và sau đó tiến triển thành các cơn co giật mạnh mẽ. Bệnh có khả năng gây tử vong cao, thường chỉ trong vòng một vài ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Có hai dạng của bệnh dại, và mỗi dạng sẽ có những triệu chứng riêng biệt:

  • Dạng cuồng: Ở dạng này, người bệnh thường trở nên hung dữ, tăng động, kích động và có những nỗi sợ đặc biệt như sợ gió, sợ nước, sợ tiếng ồn và sợ ánh sáng. Một số trường hợp có thể gặp rối loạn hệ thần kinh thực vật, thể hiện qua tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp và vã mồ hôi. Sau vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tim ngừng hoạt động.
  • Dạng liệt: Dạng này có thời gian diễn tiến lâu hơn so với dạng cuồng. Các cơ bị nhiễm virus sẽ dần tê liệt và bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn hôn mê trước khi tử vong.

Phòng ngừa bệnh dại bao gồm tiêm vắc-xin phòng dại sau khi tiếp xúc với động vật có khả năng nhiễm bệnh. Vậy bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không hay phải tiêm ngay lập tức?

Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?

Nhiều người thường đặt câu hỏi bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không? Như chúng ta đã biết, thời gian ủ bệnh dại có thể biến đổi từ vài ngày đến vài tháng, trong một số trường hợp có thể kéo dài tới một năm. Tuy nhiên, từ khi phát bệnh đến lúc tử vong thường chỉ kéo dài từ 1 đến 7 ngày.

Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 8 tuần sau khi bị động vật cắn. Sau khi bị chó cắn, cần tiêm phòng dại bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, việc tiêm phòng dại nên được thực hiện sớm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh dại. Vì vậy, trong tình huống bạn bị chó cắn và đã trôi qua một tháng, tốt nhất là bạn nên đến một cơ sở tiêm chủng có vắc-xin phòng dại. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn về phác đồ tiêm phù hợp để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ nhiễm virus dại.

Bị chó cắn thì tiêm phòng như thế nào năm 2024
Bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không?

Cần phải làm gì sau khi bị chó cắn?

Trước khi tìm hiểu về thời gian tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, việc thực hiện sơ cứu tại chỗ ngay sau vụ việc là rất quan trọng. Dưới đây là cách thực hiện sơ cứu cho vết thương do chó cắn:

  • Rửa sạch và sát trùng khu vực bị cắn: Vết thương do chó cắn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm trong khoảng 10 - 15 phút. Thao tác này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và loại bỏ một phần lượng virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể. Khi rửa vết thương, cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và không nên chà xát mạnh. Tiếp theo, sử dụng cồn 70 độ hoặc dung dịch povidone iodine 10% để sát trùng vết thương.
  • Cầm máu khi bị chó cắn: Đặt một miếng gạc y tế lên vết thương, sau đó sử dụng băng vô trùng để băng bó. Nếu vết thương chảy nhiều máu và phun ra dưới dạng tia máu, có thể sử dụng dây thun để quấn quanh vùng da gần đó để cầm máu.
    Bị chó cắn thì tiêm phòng như thế nào năm 2024
    Nên xử lý kĩ vết thương bị chó cắn để hạn chế nhiễm trùng

Trường hợp vết thương nhẹ bạn có thể tự xử lý tại nhà thông qua việc rửa vết thương và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Nhưng nếu nạn nhân có các biểu hiện như máu chảy không ngừng, vết thương gây đau nhức, có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đưa họ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tóm lại, chúng ta đã có câu trả lời và giải thích cho câu hỏi bị chó cắn 1 tháng có tiêm phòng được không. Việc bị chó cắn không nên chủ quan dù đã trải qua được một thời gian. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, việc sơ cứu và tiêm phòng dại cần được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dù sau một tháng hay bất kỳ khoảng thời gian nào sau khi bị cắn, tiêm ngừa phòng dại vẫn là biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của chúng ta. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn.

Chó cắn nên tiêm sau bao lâu?

Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn.nullTrường hợp nào cần tiêm vắc xin chống bệnh dại sau khi bị cắn?www.vinmec.com › Vắc xin › Kiến thức tiêm chủngnull

Bị chó cắn đi tiêm phòng ở đâu?

Em có thể đến các bệnh viện như Trung tâm y tế quận, viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới, các bệnh viện thuộc Hệ thống Y TếVinmec... để tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt. Đồng thời, em cần theo dõi con chó khoảng 15 ngày.nullCó thể tiêm ngừa dại ở đâu trong tp.HCM? - Vinmecwww.vinmec.com › hoi-dap-bac-si › co-tiem-ngua-dai-o-dau-trong-tphcmnull

Tiêm phòng chó chó hết bao nhiêu tiền?

Giá tiêm phòng cho chó con với vacxin 5 bệnh: khoảng 180.000 - 200.000 đồng/mũi. Giá tiêm phòng cho chó con với vacxin 7 bệnh: khoảng 230.000 - 300.000 đồng/mũi.nullTìm hiểu vacxin 7 bệnh cho chó và cách phòng bệnh trong mùa mưachiaki.vn › tin-tuc › vacxin-7-benh-cho-cho-va-cach-phong-benh-mua-muanull

Tiêm phòng chó dại có phải kiêng gì không?

Khi tiêm vắc-xin phòng dại, người bệnh cần tuyệt đối kiêng không sử dụng chất kích thích bao gồm: Rượu, bia,... Không vận động, làm việc nặng nhọc, không tập thể dục cường độ cao. Để đảm bảo hiệu quả khi tiêm vắc-xin phòng dại được tốt, người bệnh không dùng các dạng thuốc corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch,...nullNhững lưu ý khi tiêm phòng dại - Vinmecwww.vinmec.com › vac-xin › nhung-luu-y-khi-tiem-phong-dainull