Bầu bị ngứa toàn thân phải làm sao

Trong thai kỳ, có đến 14% bà bầu bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng bị ngứa khi mang thai chỉ xuất hiện bất chợt ở vùng bụng, tay, chân do rất nhiều nguyên nhân.

Đó có thể là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân khi mang thai, hormone thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mổ hôi nhiều do nóng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, những cơn ngứa dai dẳng và mức độ ngứa dữ dội còn có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, việc hiểu nguyên nhân của chứng ngứa ngáy trong thai kỳ chính là cách hiệu quả nhất để xử lý tình trạng đáng ghét này.

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: 7 nguyên nhân thường gặp

Dưới đây là những lý do mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ, chị em cần lưu ý:

1. Thay đổi hormone

Giải thích cho hiện tượng bà bầu bị ngứa, các chuyên gia cho rằng đó là do thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Lúc này, cơ thể nổi nhiều nốt ban đỏ như mề đay, khô sần khiến các mẹ bầu phải gãi luôn tay.

2. Tăng lưu lượng máu gây ngứa trên da

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm thấy bị ngứa ở vùng bụng. Bà bầu bị ngứa bụng là hiện tượng khá phổ biến và thường không đáng ngại.

Đó là do lưu lượng máu bên trong cơ thể đang tăng lên và máu chảy về bề mặt da cũng nhiều hơn. Điều này có thể gây một chút cảm giác khó chịu cho mẹ.

3. Mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy

Một lần nữa, hormone lại là kẻ giấu mặt gây ra vấn đề ngứa da khi mang thai. Sự thay đổi hormone làm mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng thức ăn, thời tiết, hương liệu, chất giặt tẩy hoặc dị ứng với một yếu tố nào đó trong môi trường, ví dụ bụi bẩn, lông thú, sợi vải.

Đặc biệt, những mẹ đã có vấn đề về da như eczema thì tình trạng này càng trầm trọng hơn khi mang thai.

4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân do da bị kéo giãn

Từ tam cá nguyệt thứ hai, bụng bầu, ngực, mông, đùi bắt đầu trở nên to hơn do sự phát triển của thai nhi và sự tăng cân của mẹ bầu.

Đây là nguyên nhân khiến làn da của mẹ bầu bị kéo giãn gây ra nhiều vết rạn ở vùng bụng dưới, đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai. Khi da bị kéo giãn, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Cũng có mẹ bầu còn gặp cả tình trạng khô da và nổi mẩn.

5. Stress

Đây cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân. Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất đấy mẹ ạ. Stress không chỉ khiến mẹ cảm thấy luôn ù lì, mệt mỏi mà còn khiến tình trạng ngứa ngáy da trở nên trầm trọng hơn.

6. Có tiền sử bệnh về da

Chàm khô, vảy nến hoặc các bệnh về da khác sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Điều này khiến bà bầu luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chứng viêm chân lông, sẩn mủ ở nang lông thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu.

Ngoài ra, chứng bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện trong giai đoạn 20-21 tuần thai sẽ khiến mẹ bầu bị nổi nhiều mảng đỏ như mề đay.

Triệu chứng của bệnh là lúc đầu các vết nổi mẩn xuất hiện quanh rốn, sau đó thì lan sang lưng, bàn chân, bàn tay khiến mẹ bầu ngứa ngáy, bứt rứt.

7. Các bệnh khác

Nếu mắc các bệnh sau cũng có thể làm mẹ bầu bị ngứa toàn thân trong thai kỳ.

Bệnh mề đay sẩn ngứa trong thai kỳ [PUPP]: Đây là bệnh về da chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và thường xuất hiện ở mẹ mang thai lần đầu hoặc mang thai đôi, đa thai. Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Các vết mẩn ngứa xuất hiện như ban đỏ, nổi thành từng mảng trên tay, chân, bụng, đùi, cánh tay, bàn tay, bàn chân
  • Các vết ngứa này không bao giờ xuất hiện trên mặt.

Ứ mật thai kỳ: Hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật, dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Túi mật chứa mật được sản xuất trong gan, là điều cần thiết trong sự phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi lưu lượng mật dừng lại, gây ra sự tích tụ các axit mật ở gan có thể tràn vào máu gây ra tình trạng ứ mật thai kỳ. Phụ nữ hoặc gia đình của bạn có tiền sử bệnh gan đều có nguy mắc bệnh này trong thai kỳ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Ngứa với mức độ tăng dần [từ bình thường đến nặng]
  • Vùng ngứa nhiều nhất là bàn tay và bàn chân
  • Ngứa trên cổ tay, mắt cá, cánh tay, chân, da đầu song cũng có bà bầu bị ngứa khắp người
  • Một số trường hợp bị ngứa ở mọi nơi ngoại trừ bàn tay và bàn chân
  • Tình trạng ngứa có thể còn xuất hiện kèm với các triệu chứng như đau xương sườn bên phải, nước tiểu vàng đậm, buồn nôn, chán ăn hoặc thèm, mệt mỏi, căng thẳng, vàng da.

Bệnh thủy đậu: Thủy đậu là một bệnh cần đề phòng khi mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai là rất cao. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, thai nhi có thể bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu phát ra trong vòng 5 ngày trước khi sinh có thể là tai họa cho bé. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Nổi mẩn
  • Xuất hiện bọng nước hoặc kết mủ trên da
  • Sốt kéo dài
  • Trong thời gian các mụn nước vỡ ra và liền sẹo, bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu

Bị ngứa khi mang thai thường không nghiêm trọng, nhất là khi mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân thì sẽ bớt lo lắng về hiện tượng này hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị mề đay, sẩn ngứa hoặc nghi ngờ bị ứ mật thai kỳ, mẹ nên đi khám để được xét nghiệm chắc chắn.

Ngứa da là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi mang thai. Thường hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tuần cuối của thai kỳ và có thể tự biến mất. Tuy nhiên ngứa có thể do bệnh lý như ứ mật trong gan của thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Ngứa da là một trong nhiều triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia có khoảng 14% số phụ nữ mang thai thường xuyên bị ngứa, đặc biệt từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27 trở đi của thai kỳ. Ngứa da khi mang thai là phản ứng tự nhiên của cơ thể sản phụ trước sự thay đổi nội tiết và môi trường. Thông thường hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tuần cuối của thai kỳ và có thể tự biến mất. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và sinh hoạt của mẹ bầu. Cùng tìm hiểu lý do gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu này và cách khắc phục với nó nhé!

Ngứa da khi mang thai gây ảnh hưởng đến cuộc sống mẹ bầu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra những cơn ngứa khi mang thai có rất nhiều. Đa phần do rối loạn tuần hoàn trong cơ thể, có thể là sự gia tăng hormon estrogen hoặc do khi thai nhi lớn dần lên, cơ thể tăng cân khiến vùng da ở bụng, đùi, ngực... bị rạn ra gây ngứa. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh. Với những mẹ bầu có tiền sử da khô, nhất là mắc chứng chàm bội nhiễm hay dị ứng thức ăn thì tình trạng ngứa lại càng trầm trọng hơn.

 Ngứa khi mang thai có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan [mật kém lưu thông] của thai kỳ, nhất là ngứa trầm trọng xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như ăn uống khó tiêu, vàng da, nôn mửa, buồn nôn, nước tiểu đậm như nước chè đặc và phân màu nhạt. Khi mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, muối mật tích tụ lại trong da làm ngứa ngáy khắp nơi. Tình trạng này không gây phát ban, nhưng da có thể bị đỏ lên, đau nhức với những vết xước nhỏ ở vùng da gãi rất nhiều vì ngứa. Các triệu chứng này sẽ hết sau sinh.

Mẹ bầu ngứa chân, tay do ứ mật trong gan của thai kỳ.

Theo các chuyên gia sản khoa, tình trạng ứ mật trong gan của thai kỳ với người mẹ trong vòng vài ngày sau sinh tình trạng này sẽ tự hết mà hiếm khi để lại các biến chứng nghiêm trọng tại gan. Tuy nhiên bệnh có thể gây sinh non. Vì vậy khi nghi ngờ mình đang bị ứ mật thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện xét nghiệm máu ngay để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. 

Ngứa cũng có thể do viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý thứ ba của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.

Viêm da bọng nước cũng có thể gây nên cơn ngứa cho sản phụ: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…

Ngoài ra, ngứa khi mang thai có thể là do: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức [thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ], xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

“Ngứa” thế nào thì nguy hiểm?

Thông thường, ngứa khi mang thai là một biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và chỉ gây khó chịu cho mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trừ trường hợp bà bầu bị ngứa bất thường do những nguyên nhân về bệnh lý như chứng ứ mật trong gan [mật kém lưu thông] đã được nêu lên ở trên.

Ứ mật thai kỳ, còn được gọi với tên gọi khác là ứ mật sản khoa hay ứ mật trong gan thai kỳ thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong những trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng còn xuất hiện ở 3 tháng giữa thai kỳ. Triệu chứng: bị ngứa và đỏ ở lòng bàn tay, lòng chân, đôi khi xuất hiện cả ở bụng và đùi. Hiện tượng ngứa này thường không rõ nguyên nhân và cũng diễn ra không thường xuyên. Có khi mẹ bầu thấy đỡ nhưng vài hôm sau lại ngứa nghiêm trọng hơn và đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra có thể có một số triệu chứng khác như là vàng da, nước tiểu sẫm màu và phân bạc màu. Hậu quả: Ứ mật thai kỳ hầu như không gây hại cho mẹ ngoài việc bị ngứa ngáy khó chịu hoặc nặng lắm là chảy máu, xước xát da do gãi ngứa nhiều.

Ứ mật thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu.

Tuy nhiên, bệnh lý này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như sinh non tháng, chảy máu não, thai chậm phát triển hoặc nhiễm trùng nước ối. Nghiêm trọng hơn, bệnh lý này có thể dẫn đến thai chết lưu. Thậm chí sau khi sinh, tỉ lệ tử vong của bé cũng rất cao. Vì vậy khi nghi ngờ mình đang bị ứ mật thai kỳ, mẹ bầu nên đến bệnh viện xét nghiệm máu ngay để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. 

Ngoài ra, mẹ bầu bị ngứa cũng có thể do mắc chứng thủy đậu, herpes… Lúc này sẽ có kèm theo triệu chứng phát ban và sốt. Cũng có khả năng các mẹ bị ngứa kèm với tổn thương ngoài da do mắc chứng chàm bội nhiễm, vảy nến,… hay thậm chí ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo thì có thể mẹ bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Phải làm sao khi mẹ bầu “lên cơn” ngứa?

 Mẹ bầu cần phải theo dõi kỹ những cơn ngứa vì có thể có những nguyên nhân nguy hiểm gây nên ngứa. Ngay cả khi ngứa bình thường nhưng nếu kéo dài cũng nên điều trị sớm, vì nó dễ tạo nên cảm giác khó chịu, bứt rứt cho thai phụ. Khi đã loại trừ trường hợp nguy hiểm thì vấn đề còn lại của các mẹ là khá đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần điều trị cho giảm bớt ngứa bằng những loại thuốc kem bôi theo toa của các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa.  Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng kem chống ngứa khi chưa có chỉ định của bác sỹ.

Sau đây là một số lời khuyên bổ ích giúp bạn giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi mang thai:

  • Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ, mẹ nên ăn mặc thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi; tránh những nơi nóng bức
  • Mẹ không nên tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm, vì càng dễ làm da nhanh khô và ngứa thêm. Cũng nên hạn chế sử dụng sữa tắm, bởi vì sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn; hoặc nếu dùng thì nên chọn loại có độ pH vừa phải, không kích ứng [phù hợp với cả làn da mẫn cảm].
  • Thi thoảng tắm ấm bằng bột yến mạch là một gợi ý cho bà bầu để cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

Tắm ấm bằng bột yến mạch cải thiện tình trạng ngứa da khi mang thai.

  • Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp với bà bầu, nhưng cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
  • Không nên lạm dụng dầu nóng để tạo cảm giác đỡ ngứa, cũng không nên sử dụng các biện pháp dân gian như hơ, tắm lá… sẽ dễ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
  •  Khi ngứa tránh cào, gãi vì càng gãi lớp da chỗ đó sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Mẹ nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể, hạn chế ăn thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ; uống nhiều nước nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cho máu được lưu thông tốt.

Ngứa khi mang thai là một dấu hiệu sinh lý bình thường của cơ thể người mẹ, tuy nhiên cần phải theo dõi kỹ những cơn ngứa để phát hiện sớm những nguyên nhân nguy hiểm gây nguy hiểm cho em bé nhé! Hy vọng bài viết này có thể giúp các mẹ bầu nhận biết nguyên nhân cơn ngứa và cách hạn chế những cơn ngứa, tránh cảm giác bứt rứt, khó chịu khi mang thai.

Video liên quan

Chủ Đề